Hải Phòng: Giảm 30 – 50% phí hạ tầng cảng biển, phí tham quan

TH&SP Việc giảm phí là những việc làm thiết thực, nỗ lực của thành phố Hải Phòng nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu vực cảng biển và thu hút khách du lịch tới Hải Phòng trong thời gian tới.

Trước những tác động của dịch Covid-19, UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định điều chỉnh giảm 6 loại phí và 3 loại lệ phí. Đây là những việc làm thiết thực, nỗ lực của thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, người dân. Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu vực cảng biển và thu hút khách du lịch tới Hải Phòng trong thời gian tới.

Theo đó, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan là hàng lỏng, hàng rời đề xuất giảm từ 50.000 đồng/tấn xuống còn 35.000 đồng/tấn (mức giảm 30%). Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, container 20 feet giảm 8%, từ 250.000 đồng/tấn giảm còn 230.000 đồng/tấn; container 40 feet từ 500.000 đồng/tấn giảm 8% còn 460.000 đồng/tấn; hàng lỏng, hàng rời từ 16.000 đồng/tấn giảm 12,5% còn 14.000 đồng/tấn...


cs

Hải Phòng đang hạ phí cảng biển để đẩy mạnh xuất nhập khẩu


Nhiều loại phí tham quan danh lam thắng cảnh cũng được đề xuất giảm đáng kể. Cụ thể, phí tham quan tuyến các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà giảm 50%, người lớn chỉ còn 40.000 đồng/lượt; trẻ em còn 20.000 đồng. Phí tham quan tuyến vịnh Cát Bà- đảo Cát Ông- chùa Thiên Ứng giảm 50% đối với người lớn và 52% đối với trẻ em, còn 25.000 đồng và 12.000 đồng/lượt. Phí tham quan đảo Cát Dứa (đảo Khỉ) cũng chỉ còn 25.000- 12.000 đồng (giảm 50-52%); tham quan động Hoa Cương giảm 46,7-50%, còn 15.000 đồng đối với người lớn và 8000 đồng đối với trẻ em. Phí tham quan Vườn quốc gia Cát Bà từ 80.000 đồng đối với người lớn và 40.000 đồng đối với trẻ em giờ chỉ còn một nửa, tương ứng với mức 40.000 đồng và 20.000 đồng.

Bên cạnh đó, thành phố còn điều chỉnh giảm 20% phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Giảm 20% lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều chỉnh giảm 50% lệ phí cấp giấy phép xây dựng và giảm 100% lệ phí đăng ký kinh doanh... Thời gian áp dụng việc giảm các mức phí, lệ phí nêu trên được tính từ ngày 01/8/2020 đến hết 31/12/2020.

Theo tính toán, việc giảm trên sẽ khiến số thu ngân sách nội địa của Hải Phòng ước giảm khoảng gần 150 tỷ đồng - con số tương đối lớn trong bối cảnh số thu ngân sách nội địa năm 2020 còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, đối với phí hạ tầng cảng biển, sau khi áp dụng mức phí mới, sẽ giảm thu ngân sách nội địa khoảng 139 tỷ đồng. Phí tham quan danh lam thắng cảnh giảm khoảng 3,7 tỷ đồng. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm 462 triệu đồng. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm giảm 111 triệu đồng. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất giảm 578 triệu đồng. Lệ phí đăng ký kinh doanh giảm 675 triệu đồng...

Thực tế theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu của Hải Phòng ước đạt 8.624 triệu USD, giảm 2,63% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực kinh tế trong nước ước đạt 1.683,3, giảm 36,14% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 6.940,7 triệu USD, tăng 11,58% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thành phố Hải Phòng tháng 6 năm 2020 tăng 0,34% so với tháng trước, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm trước nhưng lại giảm 0,65% so với tháng 12/2019.

Việc hạ phí cảng biển và phí tham quan kỳ vọng sẽ giúp Hải Phòng thu hút hàng hóa ra vào giao dịch tại cảng. Cùng với đó kích cầu du lịch tại địa phương trong giai đoạn toàn xã hội đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Hà Anh

Hà Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Kể từ khi gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào năm 1979, trong hơn 45 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm, cùng nghị viện các nước chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, luật pháp, không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, luôn lấy người dân làm trung tâm của quá trình xây dựng chính sách.
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh... là những chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động