Giá xăng dầu hôm nay 13/9/2022: Dầu thô bật tăng mạnh Giá xăng dầu hôm nay 14/9/2022: Dầu thô tăng nhẹ Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2022: Dầu thô tăng nhẹ |
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 12/9 với xu hướng giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế ngày một lớn trước làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.
Tình trạng bất ổn địa chính trị và nguy cơ về một cuộc khủng năng lượng ở châu Âu cũng là những nhân tố đè nặng lên bức tranh kinh tế toàn cầu.
Các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc tiếp tục đè nặng lên giá dầu.
Giá xăng dầu hôm nay 18/9/2022: Dầu thô tiếp tục có tuần giảm mạnh |
Áp lực nguồn cung dầu thô hạ nhiệt khi hướng dẫn mới nhất của Mỹ cho thấy khách hàng vẫn có thể mua dầu thô của Nga nếu dưới giá trần.
Cụ thể, theo bản hướng dẫn được Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 10/9, các công ty Mỹ sẽ được phép mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga nếu họ tuân thủ mức trần giá do các nước đồng minh nhất trí.
Văn bản trên cũng nêu rõ, Mỹ sẽ cấm các dịch vụ liên quan đến vận chuyển dầu của Nga trên biển từ ngày 5/12 và các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm dầu mỏ từ ngày 5/2/2023. Tuy nhiên, lệnh cấm này sẽ không áp dụng đối với các bên mua nhiên liệu của Nga ở mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá trần sẽ được thiết lập bởi liên minh các nước G7 và EU trong thời gian tới.
Nếu các giao dịch này đáp ứng các yêu cầu về giá thì cũng có thể tiếp cận các dịch vụ như bảo hiểm và tiếp nhiên liệu…
Nhưng khi những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi mùa đông đang đến gần, đặc biệt khi mà nguồn cung khí đốt ở châu Âu cũng đang không ổn định, giá dầu đã quay đầu tăng mạnh.
Nguồn cung dầu dự kiến còn bị thắt chặt hơn khi các lệnh cấm vận của EU và quyết định áp trần giá dầu của G7 đối với dầu thô Nga có hiệu lực.
Đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố khi thông tin thoả thuận hạt nhân Iran có nguy cơ đổ vỡ khi các bên liên quan không tìm được tiếng nói chung về một số điều khoản.
Theo giới phân tích, nếu thoả thuận hạt nhân của Iran đạt được thống nhất, Mỹ gỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu của nước này thì Iran ngay lập tức có thể bổ sung 1 triệu thùng/ngày ra thị trường, và có thể khôi phục lên mức sản lượng 4 triệu thùng/ngày sau một thời gian.
Trong báo cáo mới nhất, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã phát đi dự báo về một đợt chuyển đổi với quy mô lớn từ khí đốt sang dầu, ước tính đạt trung bình 700.000 thùng/ngày vào từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023.
IEA cũng nhận thấy bức tranh kinh tế toàn cầu đang được cải thiện tốt hơn so với dự báo, bất chấp những thách thức về lạm phát, dịch bệnh vẫn ở mức cao…
Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, giá dầu cũng đang chịu áp lực giảm giá bởi lo ngại dịch bệnh ở Trung Quốc và thông tin Mỹ, EU đang xem xét áp lệnh trừng phạt với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Dữ liệu lạm phát tháng 8/2022 của Mỹ lại "nóng" hơn khiến triển vọng tăng lãi suất của Fed gia tăng. Thậm chí nhiều dự báo cho rằng, Fed sẽ tăng lãi suất ở mức 100 điểm phần trăm thay vì 75 điểm phần trăm như dự báo trước đó.
Tuy nhiên, khi những lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu được dấy lên và đồng USD mạnh hơn, giá dầu đã quay đầu lao dốc.
Việc Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid với một loạt các biện pháp nghiêm ngặt trong phòng chống dịch Covid-19 được áp dụng tại các thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn khiến nhu cầu dầu ở nước này chậm lại đáng kể.
Mới nhất, với việc Trung Quốc vẫn đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, IEA cảnh báo nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể xấu hơn nữa.
Nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo còn khó khăn hơn khi nhiều ngân hàng trung ương dự kiến thực hiện một đợt tăng lãi suất mới, chấp nhận hy sinh tăng trưởng để kiểm soát, hạ nhiệt lạm phát.
Thông tin dự trữ dầu thô và các sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng cũng tạo áp lực khiến giá dầu thô đi xuống.
Ngoài ra, loạt dữ liệu kinh tế vừa được công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại, lạm phát lại “nóng” lên càng làm dấy lên những lo ngại về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo được phát đi ngày 14/9, IEA đã hạ dự báo mức tăng nhu cầu dầu từ 2,1 triệu thùng/ngày xuống còn 2 triệu thùng/ngày trong năm 2022. Tổng nhu cầu ước tính năm 2022 đạt 99,7 triệu thùng/ngày và sẽ phục hồi nhẹ lên mức 101,8 triệu thùng/ngày trong năm 2023, mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.
IEA cũng cho biết các lệnh trừng phạt của EU với nhập khẩu dầu thô và sản phẩm từ Nga vào tháng 12/2022 và tháng 2/2023 có thể dẫn đến sự sụt giảm sâu hơn về nhu cầu dầu toàn cầu.
Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 18/9 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 85,03 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 91,58 USD/thùng.
Giá xăng dầu trong nước
Hôm nay ghi nhận giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.231 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.215 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 24.180 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.418 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.039 đồng/kg.