Giá cà phê hôm nay 21/9: Đi ngangGiá cà phê hôm nay 20/9: Chưa có biến độngGiá cà phê hôm nay 19/9: Giữ ổn định |
Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.800 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê hôm nay 22/9 giữ ổn định |
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.800 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.700 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.700 đồng/kg.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2021-2022 phục hồi và tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao sau khi khô hạn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê vào niên vụ trước.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ làn sóng dịch COVID-19 thứ 4, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cà phê.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã gây ra sự đứt gãy chuỗi xuất khẩu cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Nhiều doanh nghiệp đang lâm cảnh khó khăn trong phân phối, lưu thông, xuất khẩu hàng hóa. Còn nông dân chật vật khi chi phí duy trì sản xuất, thu hoạch liên tục tăng... dù giá cà phê trong nước lẫn thế giới đang có chiều hướng đi lên.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.160 USD/tấn, giao tháng 1/2022 giảm 1 USD/tấn ở mức 2.122 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 0,75 cent/lb ở mức 183,35 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 0,75 cent/lb ở mức 186,15 cent/lb.
Đồng Real giảm so với USD do lo ngại sự sụp đổ của Evergrande, công ty xây dựng khổng lồ của Trung Quốc sẽ gây nên khủng hoảng nghiêm trọng cho toàn cầu, tương tự như vụ ngân hàng Lehman Brothers ở New York năm 2008, khiến hầu hết các sàn chứng khoán thế giới bao phủ một màu đỏ.
Theo báo cáo của Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), xuất khẩu trong tháng 8 đạt 700.990 bao, tăng tới 34,89% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu cà phê robusta tăng 38,99% và xuất khẩu cà phê arabica tăng 4,44%, đưa xuất khẩu 11 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2020/2021 lên đạt tổng cộng 5,09 triệu bao cà phê các loại, tăng 21,73% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Trong khi đó, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê của 10 quốc gia lớn nhất, chiếm hơn 89% sản lượng thế giới, dự kiến sẽ tăng 1,1% từ 149,7 triệu bao của niên vụ trước lên 151,4 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021. Trong đó, sản lượng của hầu hết các nhà sản xuất đều tăng, nhưng riêng sản lượng của Việt Nam và Peru dự kiến sẽ giảm lần lượt là 5% và 0,8%.
Cũng theo báo cáo, tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020 - 2021 dự kiến đạt 167,01 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019 - 2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,3% so với niên vụ 2018 - 2019, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Với việc các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 đang được nới lỏng bên cạnh triển vọng kinh tế các nước đang tiếp đà phục hồi, tiêu dùng cà phê thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.