Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.600 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.600 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 tăng 9 USD/tấn ở mức 1.836 USD/tấn, giao tháng 3/2023 tăng 11 USD/tấn ở mức 1.825 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 0,9 cent/lb, ở mức 170,1 cent/lb, giao tháng 3/2023 tăng 0,4 cent/lb, ở mức 168,1 cent/lb.
Thông tin thị trường cà phê
Nổi bật trong tuần qua là các báo cáo xuất khẩu từ các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn.
Tổng Cục Hải Quan Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê, chủ yếu là robusta trong tháng 10 đạt 1,33 triệu bao, giảm 13,74% so với tháng trước, đưa xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2022 tăng 10,85% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu (Cecafé) Brazil báo cáo xuất khẩu cà phê hạt trong tháng 10 chỉ đạt 3,17 triệu bao, giảm 5,39% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cà phê arabica đạt 3,06 triệu bao, tăng 3,29% và cà phê Conilon robusta chỉ đạt 110.675 bao, giảm tới 71,63% so với cùng kỳ.
Giá cà phê có xu hướng hồi phục cuối tuần sau báo cáo Chỉ số số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ rất tích cực, hứa hẹn Fed sẽ giảm bớt sự thắt chặt chính sách tiền tệ tại kỳ họp sắp tới, đã thúc đẩy các Quỹ và đầu cơ hàng hóa quay lại các thị trường mua vào.
Trong khi đó, thông tin thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại cũng góp phần kích hoạt giá tăng do kỳ vọng vào nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên.
Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) đạt gần 129 triệu bao loại 60 kg/bao, giảm 0,4% so với niên vụ 2020-2021. Trong đó xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm 1,1%, xuống 116,1 triệu bao so với 117,2 triệu bao của niên vụ trước. Xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm là do sản lượng thế giới thấp hơn năm ngoái, với ước tính giảm 2,1% từ 170,8 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 xuống còn 167,2 triệu bao trong vụ 2021-2022.
Nhưng đây vẫn là khối lượng xuất khẩu lớn thứ ba từ trước đến nay. Trước đó khối lượng xuất khẩu lớn nhất ghi nhận được là 121,3 triệu bao trong niên vụ 2018-2019.
Trái ngược với sự sụt giảm của cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu đã tăng 6,1% trong niên vụ 2021-2022 lên 12,1 triệu bao. Qua đó nâng tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu lên 9,4%, mức cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay.
Brazil là nhà xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới với lượng xuất khẩu đạt khoảng 3,9 triệu bao, tiếp theo là Ấn Độ 2,2 triệu bao, Indonesia ở vị trí thứ ba với 1,7 triệu bao.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê rang xay cũng tăng 5,0% trong niên vụ 2021-2022 lên 0,8 triệu bao.
Số liệu này cho thấy thương mại cà phê toàn cầu đang có sự thay đổi lớn với sự chuyển dịch từ cà phê nhân sang cà phê hoà tan và cà phê rang xay nhiều hơn.