Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 23/4/2022: Lao dốc không phanh Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 22/4/2022: Quay đầu giảm Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 21/4/2022: Tăng nhẹ |
Cập nhật giá xăng dầu thế giới
Chốt tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 101,75 USD/thùng.
Trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 106,13 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 24/4/2022: Giá dầu “rớt” gần 5% trong tuần |
Giá dầu đã bắt đầu tuần giao dịch với mức tăng hơn 1% do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Sự đóng cửa mỏ dầu chính của Libya đã khiến sản lượng của nước này giảm tới 550.000 thùng dầu/ngày trong khi Libya cung ứng khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày cho thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, thông tin sản lượng của Nga giảm 7,5% trong nửa đầu tháng 4 so với tháng 3, và các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đang soạn thảo các đề xuất cấm nhập khẩu dầu thô của Nga buộc giá “vàng đen” phải leo dốc.
Theo dự báo của các chuyên gia đầu ngành, một khi các biện pháp cấm vận dầu Nga được EU thông qua, hơn 7 triệu thùng dầu Nga sẽ bị “đóng băng” mỗi ngày kể từ tháng 5 tới.
Một tin buồn về nguồn cung khác chính là triển vọng ngày càng lu mờ về một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran mà có thể giúp cung ứng hơn 1 triệu thùng dầu Iran/ngày cho thị trường.
Đặc biệt trong tuần, giá dầu đã có phiên giao dịch gần như không đổi trong ngày 20-4 do những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu đình trệ khi nguồn cung bị thắt chặt.
Cả Brent và WTI đã giảm khoảng 5% hôm 19/4 sau khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu gần như toàn bộ điểm phần trăm, xuống mức 3,6% trong năm 2022 với lý do tác động kinh tế của cuộc xung đột Nga-Ukraine. IMF cũng cảnh báo rằng lạm phát đã trở thành một "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại" đối với nhiều nước.
Nhà phân tích Stephen Greenock của P.M cho biết, tăng trưởng suy yếu và áp lực lạm phát gia tăng có nghĩa là bóng ma lạm phát đình trệ đang bao trùm nền kinh tế thế giới.
Mức tăng 1% của ngày 21/4 không thể giúp vực giá dầu khỏi đà lao dốc trong tuần khi giá tiếp tục bị bồi thêm khoản giảm gần 2% trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần hôm 22/4.
Theo oilprice, cùng với dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu suy yếu của IMF, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ám chỉ việc tăng lãi suất nửa điểm tại cuộc họp chính sách tiếp theo trong tháng 5 và trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc thông báo một đợt phong tỏa khác với nỗ lực ngăn chặn sự lây lan Covid-19 là những nhân tố đẩy giá dầu báo lỗ tuần này bất chấp rủi ro tăng giá tiềm ẩn với việc EU có thể cấm nhập khẩu dầu Nga và Libya trên bờ vực chiến tranh.
Jeffrey Halley, nhà phân tích tại công ty môi giới OANDA nhận định, lo ngại về sự tăng trưởng của Trung Quốc và sự thắt chặt của Fed, hạn chế tăng trưởng của Mỹ dường như đang cân bằng lo ngại rằng châu Âu sẽ sớm nới rộng lệnh trừng phạt đối với nhập khẩu năng lượng của Nga.
Với những diễn biến trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô tuần tới được dự báo sẽ tiếp tục giao dịch khó khăn, đặc biệt khi nhiều thông tin được phát đi cho thấy nhiều nước phương Tây vẫn âm thầm mua dầu thô của Nga.
Cụ thể, theo dữ liệu của TankerTrackers, xuất khẩu dầu từ các cảng của Nga đến các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), vốn là những nước mua dầu thô lớn nhất của Nga, đã tăng lên mức trung bình 1,6 triệu thùng/ngày hiện nay vào tháng 4, sau khi từng giảm xuống 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 3.
Trong khi đó dữ liệu từ Kpler, một nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa khác, cũng cho thấy dòng chảy đã tăng lên 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 4 so với con số 1 triệu thùng/ngày vào giữa tháng 3.
Cập nhật giá xăng dầu trong nước
Ngày 21/4, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/4.
Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công thương - Tài chính tiếp tục không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu với các mặt hàng, trừ dầu madut là 250 đồng một lít (giảm 231 đồng so với kỳ điều hành ngày 12/4).
Thay vào đó, nhà điều hành trích quỹ bình ổn cho các mặt hàng xăng, dầu (trừ dầu madut). Cụ thể, mức trích vào Quỹ bình ổn với xăng RON 95 là 500 đồng mỗi lít, E5 RON92 là 400 đồng. Dầu hoả và dầu diesel là 100 đồng mỗi lít.
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.134 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 27.992 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.359 đồng/lít (tăng 979 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); giá dầu hỏa không cao hơn 23.828 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 21.800 đồng/kg.