Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 9/4/2022: Duy trì đà tăng mạnh Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 8/4/2022: Giá dầu bật tăng mạnh Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 7/4/2022: Lấy lại đà tăng mạnh |
Cập nhật giá xăng dầu thế giới
Giá dầu bắt đầu tuần giao dịch với đà giảm của tuần trước. Sự giảm này là do những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung ở Ả-rập Xê-út giảm dần bởi tin đình chiến ở Trung Đông với thỏa thuận ngừng bắn kéo dài tới 2 tháng tại Yemen. Thỏa thuận này sẽ cho phép nhập khẩu nhiên liệu vào các khu vực do nhóm Houthi của Yemen nắm giữ.
Theo Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, “một lệnh ngừng bắn sẽ làm giảm mối đe dọa đối với nguồn cung”.
Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 10/4/2022: Ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp |
Giá được hỗ trợ giảm cũng bởi công bố từ cuối tuần trước của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc giải phóng tới 180 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của nước này trong vòng 6 tháng, kể từ tháng 5. Theo đó, từ tháng 5, mỗi ngày Mỹ sẽ cung ứng thêm cho thị trường 1 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược để bù đắp cho phần “vắng mặt” có thể của dầu Nga.
Nguồn cầu giảm từ Trung Quốc khi nước này áp dụng thêm các biện pháp phong tỏa tại Thượng Hải với 26 triệu dân nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 cũng là một nhân tố "đẩy" giá dầu lao dốc.
Giá dầu sau đó đã tăng hơn 3% khi các nhà đầu tư lo lắng về nguồn cung sẽ eo hẹp khi các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh trừng phạt mới lên dầu và khí đốt của Nga và Ả-rập Xê-út nâng giá bán dầu thô chính thức cho châu Á lên mức cao kỷ lục.
Cuối phiên giao dịch ngày 6/4 đã chứng kiến lượng bán tăng mạnh khiến cả hai mặt hàng dầu Brent và WTI đạt mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 16/3. Cả dầu Brent và WTI đều giảm hơn 5% với Brent xuống 101,07 USD/thùng và WTI giảm còn 96,23 USD/thùng.
Các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ giải phóng 60 triệu thùng trong 6 tháng tới. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ xuất kho số lượng tương đương như một phần của kế hoạch giải phóng 180 triệu thùng dầu được công bố vào tháng trước.
Giá dầu đã bị buộc phải lao nhanh xuống dốc khi thị trường tiếp nhận thông tin các thành viên của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã đi đến thống nhất giải phóng tới 120 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của mình để “kìm chân” giá dầu.
Trong số 120 triệu thùng dầu này, Mỹ đóng góp 60 triệu thùng (đến từ gói cam kết 180 triệu thùng của tuần trước), Nhật Bản giải phóng 15 triệu thùng, Hàn Quốc 7,23 triệu thùng,...
JPMorgan kỳ vọng việc giải phóng kho dự trữ sẽ đi một chặng đường dài trong ngắn hạn để bù đắp cho sự thiếu hụt 1 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga.
Tuy nhiên, đây không phải nguồn cung cố định. Ngân hàng ANZ đánh giá dù đây là đợt giải phóng lớn nhất, nhưng nó sẽ không thể thay đổi các nguyên tắc cơ bản trên thị trường dầu và việc giải phóng dầu có thể sẽ làm trì hoãn việc tăng sản lượng hơn nữa từ các nhà sản xuất và có thể mang lại cho OPEC + thêm "khoảng thở trong bối cảnh kêu gọi tăng sản lượng hơn nữa".
Vào thứ 6, giá dầu thô tăng trở lại 2% và tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tuần. Giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,88% lên 97,84 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 tăng 1,76% lên 102,35 USD/thùng.
Tính chung tuần, giá Brent đã giảm 1,5%, còn giá dầu WTI giảm 1%. Trong nhiều tuần qua, giá dầu Brent đã ở mức biến động nhất kể từ tháng 6/2020.
Cập nhật giá xăng dầu trong nước
Giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.309 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 28.153 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 25.080 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.764 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.929 đồng/kg.