Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/4/2022: Toàn thị trường ngang Cập nhật giá cà phê hôm nay 17/4/2022: Thị trường đi ngang Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/4/2022: Không ghi nhận thay đổi mới |
Cập nhật giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 19/4/2022: Đứng yên trên toàn quốc |
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.800 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.
Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, đầu tháng 4/2022, giá cà phê Robusta trong nước giảm so với cuối tháng 3/2022. Trên phạm vi toàn cầu, giá cà phê Robusta giảm do nguồn cung tăng và áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022.
Tuy vậy, mặc dù giá cà phê có xu hướng giảm nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn lập kỷ lục trong quý I/2022. Theo đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt trên 211.000 tấn, trị giá 474,44 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 47,7% về trị giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 tăng 24,4% về lượng và tăng 52% về trị giá.
Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 581.700 tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021
Châu Âu là thị trường mua cà phê của Việt Nam nhiều nhất, như: Đức (quý I/2022, Đức mua của Việt Nam 73.382 tấn, trị giá 163 triệu USD); Bỉ (65.861 tấn, trị giá 135 triệu USD): Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha...
Theo đánh giá người tiêu dùng Đức ưa chuộng cà phê hữu cơ nhẹ, chất lượng cao do nhận thức về các sản phẩm bền vững và tác dụng đối với sức khỏe ngày càng tăng, do vậy cà phê Việt Nam đang có lợi thế lớn từ thị trường này.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 4 USD/tấn ở mức 2.087 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 6 USD/tấn ở mức 2.099 USD/tấn. Đầu tuần này sàn London vẫn đóng cửa nghỉ lễ Phục Sinh nên giá niêm yết vẫn giữ ổn định từ cuối tuần trước.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 0,1 cent/lb, ở mức 223,5 cent/lb, giao tháng 7/2022 giữ ở mức 223,75 cent/lb. Sàn New York mở cửa muộn. Đóng cửa phiên ở mức dao động không đáng kể.
Giá cà phê kỳ hạn sụt giảm liên tiếp do đầu cơ thanh lý vị thế, chuyển tháng kỳ hạn trước ngày đáo hạn thực hiện hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm trên các thị trường. Ngoài ra, lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi cuộc chiến ở Đông Âu có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới do các chính sách cấm vận của phương Tây, trong khi dịch bệnh covid-19 vẫn còn lây lan và các NHTW lớn đang xem xét để thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế và nâng cao lãi suất cơ bản tiền tệ tại các phiên họp chính sách sắp tới.
Áp lực bán cà phê của niên vụ 2021/2022 từ các nước sản xuất vẫn còn nguyên, trong khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới của năm nay với các dự báo ban đầu tỏ ra rất lạc quan cũng khiến xu hướng đầu cơ trên các thị trường bị chững lại. Điều này kết hợp với khả năng nâng lãi suất cơ bản sắp tới đã khiến các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trong việc cân đối, thanh lý vị thế ròng trên các thị trường kỳ hạn nói chung.
Tuy nhiên, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) dự báo, thị trường cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 có thể sẽ ghi nhận mức thâm hụt kỷ lục 3,1 triệu bao do sản lượng của Brazil thấp. Hiện quốc gia này là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, theo sau là Việt Nam. ICO dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 giảm 2,1% xuống 167,2 triệu bao, trong khi đó, tiêu thụ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao.
Tổng lượng cà phê xanh xuất khẩu trong tháng 2 trên toàn cầu hơn 9,8 triệu bao, giảm từ mức 10,24 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 5 tháng đầu niên vụ (tính từ tháng 10/2021) đạt khoảng 47,2 triệu bao, giảm 3% so với cùng thời điểm của niên vụ 2020 - 2021.
ICO cảnh báo cán cân cung - cầu có thể phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống, nhu cầu tiêu thụ giảm trong khi chi phí trồng, chế biến, vận chuyển cà phê đều tăng do căng thẳng Nga - Ukraine leo thang.
Bên cạnh đó, Brazil tiếp tục đối mặt với những vấn đề về thiếu container mặc dù tình hình này đã cải thiện trong những tuần gần đây.