Sau 4 phiên giảm, giá xăng quay đầu tăng 560 đồng/lít Cửa hàng xăng treo biển nghỉ bán, thiếu xăng hay găm hàng? Cần có giải pháp điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu |
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên |
Liên quan đến vấn đề giá xăng dầu, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định cả thế giới đang rất khó khăn trong vấn đề năng lượng, giá tăng cao mà không có hàng để mua.
Theo đó, giá xăng dầu bán lẻ của Nga khoảng 58-60 Rup/lít, tương đương hơn 30.000 đồng/lít dù nước này sở hữ 30-35% dầu mỏ của thế giới. Trong khi đó, giá xăng ở Việt Nam duy trì ở ngưỡng 21.000 – 25.000 và hiện tại là 23.000 /lít.
“Giá xăng dầu của chúng ta thấp nhất trong khu vực và có thể thấp nhất trên thế giới. Trừ Malaysia trợ cấp trong nước thì không nói, còn người nước ngoài sống ở Malaysia vẫn phải mua mức giá của khu vực, cao hơn bình quân giá của chúng ta”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Lãnh đạo Bộ Công Thương lý giải biên độ dao động của giá xăng dầu cao do ảnh hưởng thị trường thế giới. Việt Nam đã có 10 kỳ điều hành liên tục giảm, những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhập với giá cao ở kỳ trước nhưng bán giá thấp đương nhiên bị thua lỗ, khủng hoảng, chưa kể nguồn cung thế giới thiếu hụt.
Còn về chuyện đứt gãy cung ứng xăng dầu cục bộ ở phía Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định về nguồn cung, Việt Nam chưa bao giờ thiếu. Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, Việt Nam đã dự trữ khoảng 3 triệu m3 xăng dầu, đáp ứng nguồn cung trong nước tới gần hết tháng 11. Sang tháng 11, các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, nhập khẩu.
“Nguồn cung không thiếu, nhưng bán ra thị trường có khó khăn. Khó khăn này là trên cả nước. Doanh nghiệp phải mua giá cao, nhập giá cao kỳ trước, bán trong kỳ với giá thấp thì lỗ, mà đã lỗ thì ai dám làm”, Bộ trưởng nói.
Từ lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy về kho bãi của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối đều bất cập.
Trước tình hình nhiều doanh nghiệp xăng dầu khó khăn về tài chính, không có khả năng nhập hàng, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… theo mức phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận lãi suất ưu đãi để nhập xăng dầu và ổn định thị trường trong nước.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ trách nhiệm đối với từng Bộ ngành, đơn vị, địa phương có liên quan, gồm: 1. Bộ Công Thương: a. Kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu tuân thủ các điều kiện về hoạt động xăng dầu; Hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối xăng dầu. b. Hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu. c. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu. d. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bảo đảm việc cung ứng xăng dầu được ổn định, đáp ứng yêu cầu xăng dầu trên địa bàn. đ. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để đưa nhiên liệu sinh hoạt lưu thông trên thị trường trong nước, theo lộ trình quy định của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách, cơ chế về giá, thuế, phí, cơ chế tài chính khác để khuyến khihcs sử dụng nhiên liệu sinh hoạt, bảo đảm nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. e. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu (trên bộ, trên mặt nước), quy định thực hiện thống nhất trong cả nước. 2. Bộ Tài chính: a. Chủ trì, kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định về các loại thuế, phí có liên quan. b. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở, hướng dẫn việc quản lý, trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu; kiểm tra giám sát việc thực hiện chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức. c. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn việc sử dụng các công cụ tài chính phù hợp để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, bảo đảm nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ: a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quản lý, kiểm tra kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu sản xuất pha chế, nhập khẩu lưu thông trên thị trường. b. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường, chất lượng xăng dầu, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước. c. Hướng dẫn việc sử dụng phụ gia không thông dụng để pha chế xăng dầu; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quả lý năng lực phòng thí nghiệm. d. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy định quản lý về đo lường, chất lượng của thương nhân kinh doanh xăng dầu. 4. Bộ Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan quy định tiêu chuẩn, điều kiện điểm đấu nối của hệ thống giao thông với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu quy định vùng nước hoạt động của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường: a. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh xăng. b. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu. c. Chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu. 6. Ban Chỉ đạo 389: Chủ trì, phối hợp công tác phòng chống buôn lậu trong lĩnh vực xăng dầu. 7. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành tại địa phương hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu tại địa phương, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của luật hiện hành; giám sát chất lượng xăng dầu trên địa bàn quản lý; quy định giờ bán hàng tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu; quy định các trường hợp dừng bán hàng; quản lý thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu. |
Giá dầu giảm mạnh 1.650 đồng/lít |
Dự báo giá dầu từ nay đến năm 2023 |
Doanh nghiệp xăng dầu càng bán càng lỗ, Bộ Công Thương nói gì? |