Bảo đảm cân đối thu - chi, triệt để tiết kiệm chi để bảo đảm nguồn lực cho việc phòng chống dịch Covid-19

Tại phiên họp thứ 57 diễn ra vào ngày 15/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ về thu-chi ngân sách Nhà nước tháng 5 và 5 tháng đầu năm; dự báo thực hiện 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát
Tổng Bí thư: Cả hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19 Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc mua vaccine phòng, chống COVID-19 trong trường hợp đặc biệt

Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, trình bày báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát trở lại, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống người dân và bước đầu tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN).

Về thực hiện NSNN trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ: thu NSNN tháng 5 đạt 98,6 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 5 tháng đạt 49,7% dự toán, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa đạt 48,8% dự toán, tăng 14,2%; (ii) thu từ dầu thô đạt 68,8%, giảm 18,4%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 55,2% dự toán, tăng 30,1% so cùng kỳ năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VPQH
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VPQH

Thực hiện chi NSNN tháng 5 đạt 125,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi 5 tháng đạt 34,5% dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển đạt 21,4%, chi trả nợ lãi đạt 43,4%, chi thường xuyên đạt 41,6%. Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối NSNN 5 tháng có thặng dư (thu lớn hơn chi).

Về dự báo thực hiện NSNN 6 tháng, thu NSNN ước đạt 55,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019. Trong đó: thu nội địa ước đạt 53,5% dự toán, tăng 8,4%; thu từ dầu thô ước đạt 83,9%, giảm 8,8%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 66,1% dự toán, tăng 30,7% so cùng kỳ năm 2020.

Chi NSNN ước thực hiện 6 tháng đạt 43% dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 34,1%, chi trả nợ lãi ước đạt 51,6%, chi thường xuyên ước đạt 48,5%. Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt 34,15% kế hoạch (cùng kỳ năm 2020 đạt 34,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), trong đó, vốn ngoài nước ước đạt xấp xỉ 18,4%, vốn trong ước đạt 37,5%.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ

Cũng tại báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dù tổng thể tiến độ thu NSNN đạt khá, song một số khoản thu đạt thấp, trong đó thu ngân sách từ hoạt động sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước hiện rất khó khăn. Số nợ thuế của doanh nghiệp có xu hướng tăng (Tổng số nợ thuế nội địa đến 31/5/2021 ước khoảng 120,46 nghìn tỷ đồng, tăng so với thời điểm cuối năm 2020; trong đó nợ thuế có khả năng thu là 63,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5% so với cuối năm 2020). Có tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, nhất là quản lý thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng.

Công tác triển khai phân bổ ngân sách, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương còn chậm. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ, đặc biệt là vốn đầu tư ngoài nước (5 tháng mới đạt 2,97% kế hoạch), chưa tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dự toán kinh phí năm 2021 đã bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các chính sách thuộc 21 chương trình mục tiêu giai đoạn trước đến nay cơ bản chưa thực hiện.

Còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức

Nhận định tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2021, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp; năng lực nội tại của nền kinh tế thấp, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; áp lực lạm phát trong nước tăng do chịu ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế; rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, đời sống của một bộ phần người dân gặp khó khăn. Nếu không sớm kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19, dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế và thu, chi NSNN trong thời gian tới.

Chính phủ xác định giải pháp cho những tháng cuối năm là tiếp tục kiên định thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép” - vừa tập trung phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Triệt để tiết kiệm chi để bảo đảm nguồn lực cho việc phòng chống đại dịch Covid-19

Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã cho biết, trong điều kiện thực hiện “mục tiêu kép” tổng thu NSNN 6 tháng ước đạt trên 55% dự toán đã cho thấy sự cố gắng, nỗ lực lớn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Đạt được kết quả trên là do Chính phủ đã kịp thời chủ động thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong năm 2021 như: tiếp tục gia hạn chính sách miễn, giảm nhiều loại phí, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất,...

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận thấy công tác đánh giá, dự báo kết quả thu NSNN còn chưa tích cực, làm cho việc lập dự toán thu NSNN năm 2021 chưa sát với thực tế. Việc lập dự toán thu NSNN năm 2021 dựa trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đến tháng 9/2020 khi dự báo thu NSNN năm 2020 bị hụt thu khá cao, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ. Vì vậy, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ quý IV năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, nhiều khoản thu đạt cao so với dự toán, dù góp phần tăng thu NSNN nhưng cũng cho thấy kết quả này chưa phản ánh đúng mức dự báo về tác động của đại dịch Covid-19 đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã trình bày báo cáo tại phiên họp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VPQH

Thu từ cổ phần hóa, sắp xếp lại DNNN đạt kết quả rất thấp. Đây là vấn đề đã kéo dài 4-5 năm qua nhưng chưa có giải pháp mạnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết của Trung ương.

Tình trạng nợ đọng thuế tiếp tục tăng cao. Đề nghị Chính phủ cần có biện pháp quyết liệt để xử lý nghiêm và ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế, chống tình trạng chuyển giá. Đồng thời, sớm có biện pháp để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài; hướng dẫn kịp thời để tháo gỡ khó khăn về chính sách hoàn thuế cho các dự án đầu tư mới và tiền nộp thuế đối với các dự án sử dụng vốn ODA...

Về chi NSNN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Đinh Văn Nhã cho biết, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chi NSNN 6 tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; thực hiện các giải pháp triệt để tiết kiệm chi để bảo đảm nguồn lực cho việc phòng chống đại dịch Covid-19; cơ bản các nội dung chi được điều hành theo dự toán Quốc hội giao.

Ủy ban Tài chính – Ngân sách thấy rằng, chi NSNN còn một số tồn tại cần khắc phục, cụ thể:

Thứ nhất, việc triển khai phân bổ ngân sách còn chậm. Tổng số vốn đầu tư chưa phân bổ còn khoảng 12% kế hoạch; dự toán chi thường xuyên còn lại chưa phân bổ của các Bộ, cơ quan trung ương khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, vốn đầu tư phát triển của các Chương trình MTQG đã được Quốc hội phân bổ 16.000 tỷ đồng nhưng đến nay chưa được giao kế hoạch, không có khả năng giải ngân trong những tháng cuối năm 2021. Một số nhiệm vụ chi của các Bộ, ngành thuộc 21 Chương trình mục tiêu cũng chưa được lồng ghép, rà soát đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương, dẫn đến không có khả năng thực hiện.

Thứ hai, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, nhất là vốn ngoài nước. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, nguyên nhân chính nhiều năm chưa được khắc phục là do khó khăn trong tổ chức thực hiện. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rút kinh nghiệm, khắc phục những vướng mắc trên; khẩn trương có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, sửa đổi cơ chế, chính sách (nếu có) để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế.

Đối với việc bố trí nguồn chi NSNN khắc phục ảnh hưởng do đại dịch Covid-19: Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, việc thực hiện một số chính sách chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 chưa đạt kết quả như dự kiến. Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, đề nghị Chính phủ tiếp tục theo dõi sát sao để kịp thời điều chỉnh hoặc ban hành chính sách mới nhằm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19.

Đồng thời, để có cơ sở điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm thực hiện tốt “mục tiêu kép”, đề nghị Chính phủ sớm sơ kết, đánh giá, báo cáo cụ thể với Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ nhất về kết quả phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; kiến nghị các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, trong đó có giải pháp với lộ trình cụ thể về kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, tiến độ tiêm vắc-xin hiện nay còn chậm và khả năng đạt mức miễn dịch cộng đồng còn khá xa. Do đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ tăng cường công tác dự báo, bổ sung các số liệu ước thực hiện của cả năm và có cảnh báo về các yếu tố tăng, giảm số thu NSNN, mức trần nợ công, từ đó có biện pháp điều hành thu - chi NSNN kịp thời, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo mức trần nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội./.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi lương, người lao động được VPBank tặng bảo hiểm lên tới 500 triệu đồng

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi lương, người lao động được VPBank tặng bảo hiểm lên tới 500 triệu đồng

Nhằm gia tăng phúc lợi cho người lao động, giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói dịch vụ chi lương Payroll tặng kèm gói bảo hiểm cho người lao động với mức chi trả lên tới 500 triệu đồng/năm.
SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng đầu vào cho Kim Long Motor, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn

SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng đầu vào cho Kim Long Motor, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai giải pháp tài chính linh hoạt dành cho doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị và dịch vụ đầu vào cho Kim Long Motor nhằm tối ưu dòng tiền và kế hoạch sản xuất của các đơn vị trong ngành công nghiệp ô tô.
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
Gửi tiền ngân hàng: Ai mới được hưởng lãi suất trên 6%/năm?

Gửi tiền ngân hàng: Ai mới được hưởng lãi suất trên 6%/năm?

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục ổn định ở mức thấp, hiện chỉ còn ba ngân hàng công khai niêm yết mức lãi suất cao nhất dao động từ 6% đến 6,2%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài và số dư lớn. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn duy trì các mức lãi suất “đặc biệt” lên tới 9,65%/năm, nhưng đi kèm với điều kiện khắt khe.
Chứng chỉ tiền gửi Lộc Thịnh Vượng – giải pháp sinh lời theo ngày an toàn, linh hoạt

Chứng chỉ tiền gửi Lộc Thịnh Vượng – giải pháp sinh lời theo ngày an toàn, linh hoạt

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa triển khai sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi Lộc Thịnh Vượng (hay còn gọi là Super Thịnh Vượng) - giải pháp tài chính với nhiều ưu điểm vượt trội như: Super Linh hoạt khi dễ dàng chuyển nhượng theo thỏa thuận ngay trên ứng dụng VPBank NEO; Super Hiệu quả với lợi suất hấp dẫn theo thời gian nắm giữ thực tế; Super Tối ưu khi khách hàng không phải chịu bất kỳ khoản thuế, phí nào.
SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng.
Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp hiện đại, tiện lợi, đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp và bật mí về mô hình Ngân hàng tương lai (Bank of Future - BOF) với những giải pháp cải tiến đột phá.
Vay đặc biệt 0% lãi suất: Chỉ áp dụng khi hệ thống cần can thiệp nhanh

Vay đặc biệt 0% lãi suất: Chỉ áp dụng khi hệ thống cần can thiệp nhanh

Sáng 29/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, nổi bật là quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0% không cần tài sản đảm bảo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là cơ chế đặc biệt, chỉ áp dụng khi cần bảo vệ hệ thống. Bà cũng cho biết dự luật đề xuất phân quyền cho NHNN để xử lý kịp thời tình huống khẩn cấp.
SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

Ngày 19/05/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức khánh thành, bàn giao 856 căn nhà xây mới và sửa chữa tổng trị giá 30 tỷ đồng tặng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
SHB được vinh danh tại “FinanceAsia Awards 2025”

SHB được vinh danh tại “FinanceAsia Awards 2025”

Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực không ngừng của SHB trong việc cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công; đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước.
Đề xuất trao quyền cho vay đặc biệt 0% lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước

Đề xuất trao quyền cho vay đặc biệt 0% lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước

Sáng 20/5, trình bày trước Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết cơ quan soạn thảo đề xuất phân quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%, không cần tài sản bảo đảm, từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước. Dự luật cũng bổ sung quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm với các khoản nợ xấu.
Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, với đề xuất tăng mạnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử và hoạt động thanh toán.
Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7/2025, các ngân hàng thương mại sẽ ngừng hỗ trợ giao dịch với thẻ ATM dùng dải từ và tạm khóa tài khoản doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin sinh trắc học. Động thái này nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước, hướng đến hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn.
SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán – thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng vô vàn ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
ABBANK và VietED ký hợp tác chiến lược phát triển tài chính bền vững cho cộng đồng

ABBANK và VietED ký hợp tác chiến lược phát triển tài chính bền vững cho cộng đồng

Ngày 13/5/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Doanh nghiệp Cộng đồng Việt (VietED Group) chính thức ký kết Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược, mở ra bước tiến mới trong việc hỗ trợ cộng đồng yếu thế tiếp cận tài chính, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp và lan tỏa các sáng kiến phát triển bền vững.
Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Cập nhật biểu lãi suất huy động mới nhất cho thấy, thị trường hiện có 8 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6%/năm trở lên. Tuy nhiên, 3 trong số đó yêu cầu số tiền gửi tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên để được hưởng mức lãi suất đặc biệt. Như vậy, chỉ còn 5 ngân hàng áp dụng mức lãi suất từ 6% cho các kỳ hạn dài mà không đi kèm điều kiện đặc biệt.
SHB tung gói tài chính toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

SHB tung gói tài chính toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
Ngân hàng nào trả lãi cao nhất hôm nay?

Ngân hàng nào trả lãi cao nhất hôm nay?

Ngày 13/5/2025, lãi suất ngân hàng tiếp tục thu hút sự quan tâm của người gửi tiền và nhà đầu tư. Thị trường ghi nhận cạnh tranh rõ nét giữa nhóm Big4 và các ngân hàng thương mại, trong đó Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4.
ABBank, PVCombank, Vikki Bank dẫn đầu bảng lãi suất VIP

ABBank, PVCombank, Vikki Bank dẫn đầu bảng lãi suất VIP

Dù mặt bằng lãi suất huy động liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm kể từ cuối tháng 2/2025, mức lãi suất “đặc biệt” dành cho nhóm khách hàng siêu VIP vẫn được duy trì ổn định. Nhiều ngân hàng tiếp tục áp dụng lãi suất lên tới gần 10%/năm, nhưng đi kèm là điều kiện số tiền gửi rất lớn.
Lãi suất cao kỷ lục 9,65%/năm: Cơ hội và điều kiện tại ABBank

Lãi suất cao kỷ lục 9,65%/năm: Cơ hội và điều kiện tại ABBank

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng hiện nay dao động từ 6% đến 9,65%/năm, với nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Mặc dù hầu hết ngân hàng áp dụng mức lãi suất 6-7%, một số ngân hàng đưa ra lãi suất cao hơn nhưng kèm theo các điều kiện đặc biệt.
Ngân hàng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Ngân hàng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Kinh tế phục hồi, nhiều ngân hàng Việt chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt để tri ân cổ đông. Năm 2025, LPBank dẫn đầu với tỷ lệ chi trả 25%, vượt Techcombank, VPBank, ACB và SHB.
Lãi suất ngân hàng nóng trở lại: Bac A Bank vọt lên 6,2%/năm

Lãi suất ngân hàng nóng trở lại: Bac A Bank vọt lên 6,2%/năm

Bac A Bank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới từ ngày 8/5 với mức điều chỉnh tăng mạnh, đưa lãi suất cao nhất lên tới 6,2%/năm — cao nhất thị trường hiện nay, áp dụng cho khách hàng gửi từ 1 tỷ đồng, kỳ hạn dài.
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 6/5 vừa qua, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về một gói tín dụng đặc biệt trị giá 500.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 tỷ USD) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hai lĩnh vực then chốt: Hạ tầng và công nghệ số.
MB giảm lãi suất huy động, Vikki Bank giữ vững ngôi vương 6%/năm

MB giảm lãi suất huy động, Vikki Bank giữ vững ngôi vương 6%/năm

Ngân hàng MB giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, giữa xu hướng chung, Vikki Bank nổi bật khi vẫn duy trì mức 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng – cao nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.
SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp – Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp – Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum – giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Một “ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động sau kỳ nghỉ lễ

Một “ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động sau kỳ nghỉ lễ

Trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, Techcombank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn từ 1-36 tháng, với mức tăng thêm 0,1%/năm.
Chính phủ đồng ý thí điểm cho vay ngang hàng từ 1/7

Chính phủ đồng ý thí điểm cho vay ngang hàng từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Điểm tên những ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Điểm tên những ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Trong tháng 4/2025 đã có một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động như GPBank, Eximbank, OCB và mới đây nhất là Bac A Bank.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động