Loại trà mọc trên vách đá núi cao dựng đứng quanh năm sương mù, mây phủ của núi Vũ Di |
Trung Quốc có nhiều loại trà ngon, trong đó 4 loại trà thượng hạng thường được dùng trong các tiệc trà đặc biệt chiêu đãi lãnh đạo các quốc gia là trà Đại hồng bào, Kỳ đơn, Thủy tiên và Nhục quế.
Đầu tiên, trà Đại hồng bào là loại Vũ Di nham trà, tức loại trà đá trồng ở dãy núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đại hồng bào có hương thơm hoa lan độc đáo và dư vị ngọt ngào kéo dài. Lá trà khô có hình dạng giống như những sợi dây thừng thắt chặt hoặc hơi xoắn, màu xanh và nâu. Khi pha, nước trà có màu vàng cam, sáng và trong. Có thể giữ được hương vị của loại trà này trong chín lần ngâm. Đại hồng bào là loại trà cực kỳ đắt đỏ.
Cây mẹ Đại hồng bào rất quý hiếm. Phần lớn Đại hồng bào trên thị trường hiện nay là từ lai tạo nhân tạo, sản xuất vô tính, có giá rẻ hơn nhiều so với Đại hồng bào từ cây mẹ. Giá cả phụ thuộc nhiều vào chất lượng của lá trà.Theo truyền thống người ta pha trà Đại hồng bào bằng ấm trà đất sét tím. Loại nước tốt nhất dùng để pha là nước tinh khiết. Sau khi nước sôi (1000C) cần sử dụng ngay, nước hơi nguội sẽ ảnh hưởng đến hương vị của Đại hồng bào. Nhiều người cho rằng, ở lần ngâm thứ ba và thứ tư thì nước trà được xem là ngon nhất.
Chỉ còn sáu cây trà mẹ ngàn năm tuổi
Đại hồng bào ngon nhất là hái từ những cây trà cổ thụ, lâu đời nhất trên dãy núi Vũ Di, được gọi là cây trà mẹ (ngàn năm tuổi). Chỉ còn lại sáu cây trà mẹ trên vách đá Cửu Long Cốc thuộc dãy Vũ Di, theo cuốn sách “Hướng dẫn mua và thưởng trà” (Công ty Xuất bản Đoàn kết Bắc Kinh, mã số ISBN 9787550260139).
Năm 2006, chính quyền thành phố Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến bảo hiểm sáu cây mẹ này với mức giá 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 342 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2022). Cùng năm đó, chính quyền thành phố quyết định cấm hái lá trà từ cây mẹ để phục vụ mục đích cá nhân, theo cuốn sách “Tôi thích uống trà ô long” (Nhà xuất bản Công nghiệp điện tử ở Bắc Kinh, mã số ISBN 9787121178443).
Nửa đầu thế kỷ 20, bán 1 cân Đại hồng bào là có thể mua được 5 tấn gạo hoặc 20 con trâu, theo cuốn sách “Đại hồng bào trong tranh”. Từ năm 1949, việc hái lá trà mẹ, chế biến Đại hồng bào được quản lý nghiêm ngặt.
Có bảy bước để tạo ra Đại hồng bào. Lá trà được hái mỗi năm một lần, thường vào tháng Năm và tháng Sáu, tiêu chuẩn là 1 búp với 2 hoặc 3 lá non (kiểu 1 tôm 2 lá của trà búp Thái Nguyên). Các lá trà hái về được trải đều dưới nắng cho bay hơi nước nhờ ánh sáng mặt trời và gió.
Sau đó, lá trà được để nguội rồi được lắc, cuộn trong cái rây lớn làm bằng tre để thúc đẩy quá trình ôxy hóa polyphenol bên trong lá trà. Bước này là khâu quan trọng nhất để hình thành nên hương vị Đại hồng bào, cũng là công đoạn phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất.
Sau đó, lá trà được đảo liên tục trong nồi; nếu đảo bằng tay (đeo gang tay) thì nhiệt độ từ 140-160 độ C, còn đảo bằng máy thì nhiệt độ từ 220-260 độ C. Rồi đến công đoạn nhào, cuộn, xoắn lá trà thành dạng dây. Cuối cùng là đặt trà vào cái rổ lớn, sử dụng nhiệt độ khác nhau để làm nóng và làm khô trà trong vài giờ.
Điều đặc biệt làm nên thương hiệu “trà Đại hồng bào”
Trà Đại Hồng Bào là một loại của trà ô long có xuất xứ từ Vũ Di Sơn, Phúc Kiến. Đây là một trong thập đại danh trà nổi tiếng Trung Quốc với chất lượng tuyệt vời, với hương thơm hoa lan lâu bền, kéo dài, hương vị ngọt ngào.
Loại trà này được hái và chiết xuất từ cây chè cổ thụ có tuổi đời vài trăm đến cả nghìn năm tuổi. Chúng thường mọc trên vách đá núi cao dựng đứng quanh năm sương mù, mây phủ của núi Vũ Di.
Tương truyền thời nhà Đường, Đại Hồng Bào từng được sử dụng làm quà tặng, biếu cao cấp. Đến thời nhà Nguyên, Đại Hồng Bào được lựa chọn là một trong những cống phẩm hảo hạng.
Đến triều đại Vũ Nguyên Tông, người ta còn xây dựng một xưởng chế biến trà và vườn trà dành riêng cho Hoàng tộc.
Đến thế kỷ 18, đời vua Khang Hi, loại trà này lần đầu được giới thiệu tại châu Âu, sau đó còn xuất khẩu sang Bắc Mỹ và các nước Đông Nam Á. Sau khi được giới thiệu tại Châu Âu vào thế kỷ 18, rất nhiều người dân đã biết đến loại trà này với những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
. Đại Hồng Bào được bảo vệ và xem như quốc bảo ở đất nước tỷ dân vì phẩm chất tuyệt hảo, độ nổi tiếng, quý hiếm của mình |
Với những lợi ích, công dụng và chất lượng hàng đầu của thức trà quý hiếm này, nên trong Triều đại Vũ Nguyên Tông đã cho thành lập một xưởng chế biến trà và Vườn Trà chỉ dành riêng cho Hoàng Gia. Cho đến đời Vua Khang Hi, trà Đại Hồng Bào bắt đầu được sản xuất phổ biến để xuất khẩu sang Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước Đông Nam Á.
Năm 2005 là vụ thu hoạch cuối cùng của giống trà đắt đỏ này. Một vài gram trà còn sót lại giờ nằm trong tay những nhà sưu tập trà – những người xem chúng như vàng.
Ở Việt Nam, cũng trên địa hình tương tự, dọc trên dãy Hoàng Liên Sơn, rừng chè cổ thụ có hàng vài trăm năm đến cả nghìn năm tuổi nhưng chưa được khám phá. Tuy nhiên, rừng chè cổ thụ này mới được số ít người bản địa và một số nhà thám hiểm phát hiện trong vài năm trở lại đây.
Năm 2002, trong một cuộc đấu giá đặc biệt tại Quảng Châu, một người Trung Quốc giàu có đã bỏ ra 180.000 nhân dân tệ - tương đương 28.000 USD - chỉ để mua 20 gram loại trà đặc biệt này. So với giá vàng lúc ấy thì 1gr trà Đại Hồng Bào đổi được 90gr vàng.
Trà Đại Hồng Bào được mang bán đấu giá cho người sành chơi, nhưng mỗi lần cũng chỉ có vẻn vẹn 20gr và không lần nào giá bán thấp hơn 20.000 USD.
Hiện tại, chính quyền địa phương quyết định hạn chế khai thác búp của những cây trà Đại Hồng Bào cổ, nên hiện nay, những người mê trà dù có chấp nhận đổi cả gia sản cũng khó có cơ hội sở hữu loại trà quý này.
Đến nay, tại các vùng rừng, núi cao thuộc các tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, loài chè cổ thụ này còn rất ít, số trà quý năm xưa chỉ còn lại 6 cây. Mỗi năm, từ 6 cây trà này, người ta chỉ thu được chừng 600 gram.
Cũng chính bởi thế nên để có 600 gram búp chè sao và chiết xuất thành trà khô sẽ tốn rất nhiều công sức, giá thành đắt hơn vàng ròng là điều đương nhiên. Vì vậy, số lượng cực ít ỏi này chỉ được phục vụ trong những sự kiện trọng đại, tiếp khách ngoại giao của Nhà nước.
Cách chế biến trà Đại hồng bào
Hái lá trà. Người ta thường hái lá trà mỗi năm một lần, thường là vào tháng Năm và tháng Sáu. Lá phải tươi, 1 chồi có 2—3 lá.
Làm héo. Sau khi hái người ta đem lá trà về, trải đều dưới nắng, dùng ánh nắng và gió để làm bay hơi nước.
Làm nguội. Sau khi làm héo, lá trà được chuyển vào bên trong và làm nguội.
Sơ chế. Lá trà được lắc và cuộn trong một cái rây tre lớn để làm khô, thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa polyphenol bên trong lá trà.
Xào. Xào lá bằng tay hoặc bằng máy. Nếu xào tay, nhiệt độ nồi xào từ 140–160 ° C, cần đeo găng tay, đảo đều tay. Nhiệt độ nồi xào máy từ 220–260 ° C, không cần dùng tay.
Nhào. Nhào bằng tay hoặc bằng máy. Bằng cách nhào, cuộn, xoắn tạo lá trà thành hình dạng dây.
Nướng. Bước này bao gồm đặt trà vào một cái rổ lớn và sử dụng nhiệt độ khác nhau để làm nóng và làm khô lá, thường mất hàng giờ.
Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc đang cháy hàng, đặt ngay cả nghìn tấn mà không có |
Phát triển cây chè cổ Sà Dề Phìn gắn với du lịch cộng đồng |
Đưa thương hiệu chè Việt Nam ra thế giới thông qua du lịch |