Tìm hướng đi bền vững cho gốm Bàu Trúc

TH&SP Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được xem là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Từ bàn tay thủ công và kỹ thuật nung lộ thiên của đồng bào người Chăm đã thổi hồn vào sản phẩm gốm những nét riêng độc đáo, quyến rũ.

Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghệ thuật làm gốm truyền thống Bàu Trúc vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhưng hiện nay người làng gốm Bàu Trúc đang trăn trở, loay hoay tìm hướng đi bền vững cho làng nghề...

Say nghề gốm truyền thống

Về làng Bàu Trúc, đến cơ sở gốm của nghệ nhân Đàng Thị Phan, chúng tôi được bà kể rằng: Gốm Bàu Trúc đã có gần nghìn năm tuổi. Tương truyền cụ tổ của làng gốm Bàu Trúc là ông Pô Klong Chang-người đưa dân làng đến định cư ở cánh đồng “Hamu Trok” và dạy cho những người phụ nữ cách lấy đất, nặn rồi nung thành những dụng cụ, vật trang trí trong nhà. Từ đó cứ mẹ truyền con nối, nghề gốm Bàu Trúc còn đến ngày nay.



Du Khách quốc tế đến tham quan làng gốm Bàu Trúc.


Trưa muộn, nhưng nghệ nhân Đàng Thị Gạch vẫn tỉ mẩn thể hiện những đường nét tinh xảo cho sản phẩm gốm của mình. Thấy chúng tôi đến, bà phân trần: “Già rồi, nhưng say nghề chú ạ, bỏ bữa cơm thì được, nhưng bỏ làm gốm thì cái tay nó ngứa ngáy lắm”. Tuy tuổi cao sức yếu, bà vẫn tham gia Hợp tác xã (HTX) gốm Chăm Bàu Trúc không phải vì vấn đề mưu sinh, mà là không thể bỏ nó, không thể không thổi hồn vào gốm khi sức khỏe còn cho phép. Hay câu chuyện về chàng trai trẻ Phú Hữu Minh Thuần là Giám đốc HTX gốm Chăm Bàu Trúc hôm nay cũng vậy. Từng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, thông thạo tiếng Anh và tiếng Nga, có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế với mức thu nhập khá cao, nhưng Minh Thuần lại bỏ công việc mà nhiều người mơ ước ấy để về đầu quân cho HTX để phát triển nghề làm gốm...

Năm 2007, làng gốm Bàu Trúc được Nhà nước quy hoạch, đầu tư khang trang sạch đẹp hơn và đón khách du lịch về tham quan. Nghệ nhân làng gốm tiếp tục thay đổi mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm có kích thước lớn, độc và lạ, như: Gốm trang trí, gốm mỹ nghệ, đèn ngủ, lọ hoa, bình trà, tháp nước, những hình điêu khắc tháp Chăm, vũ nữ Apsara, các biểu tượng, phù điêu văn hóa phương Tây, phương Đông, văn hóa Chăm... Hàng triệu sản phẩm gốm Bàu Trúc đã theo du khách quốc tế đi khắp nơi trên thế giới.

Loay hoay tìm hướng phát triển...

Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có hơn 300 hộ, có một HTX và 12 cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm; hơn 500 lao động làm gốm với mức thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này chưa đủ trang trải cuộc sống cho bà con chuyên tâm với nghề. Chỉ tay ra kho hàng đang chuẩn bị xuất cho một khách sạn lớn ở Bãi Dài (Cam Ranh, Khánh Hòa), anh Minh Thuần cho biết: "Nhận được đơn hàng này, anh em cũng mừng, nhưng cũng là một thử thách lớn. Đây là đơn hàng hiếm hoi và khó tính về mỹ thuật, chỉ có HTX gốm Chăm Bàu Trúc mới đủ điều kiện đảm đương. Song làm với doanh nghiệp yêu cầu nhiều thủ tục, nên các cơ sở gốm chưa bắt kịp, việc hoàn tất thủ tục khác cũng không mấy thuận lợi"...

Gốm Bàu Trúc xa xưa, chủ yếu làm những sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình, đựng lương thực. Nhưng ngày nay đã tiến xa hơn nhiều, sản phẩm gốm bao gồm phục vụ sinh hoạt, trang trí sân vườn, tranh tượng, quà lưu niệm rất đa dạng và yêu cầu khách hàng cũng khó tính hơn. Để cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế, người làm gốm phải tiếp cận công nghệ, học mỹ thuật và biết quảng cáo, biết các thủ tục pháp lý, thủ tục khi xuất khẩu... Thực tế, nhiều đối tác đưa bản vẽ đã thiết kế sẵn, yêu cầu người thợ làng gốm phải biết đọc bản vẽ, có tư duy sáng tạo mới dám nhận hợp đồng và số thợ lành nghề làm được việc này ở Bàu Trúc hiện không nhiều. Ông Võ Đức Khang, Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận) cho biết: "Việc quy hoạch xây dựng, phát triển làng gốm Bàu Trúc từ nhiều năm trước, đến nay vẫn chưa đạt như kế hoạch. Ví dụ, địa phương đã quy hoạch 4ha diện tích lấy đất làm gốm, nhưng đến nay vẫn còn nằm trên văn bản. Nhà nước chưa hỗ trợ đền bù cho người dân nên việc tìm đất làm gốm khá khó khăn”.

Trăn trở với phát triển nghề gốm, anh Minh Thuần tâm sự: “Nghề gốm có thu nhập thấp, vất vả, thêm đó nhu cầu mỹ thuật ngày càng cao, phong phú sản phẩm, nên nhiều thanh niên trong làng không mấy mặn mà với nghề. Làm gốm ngày nay phải biết đọc bản vẽ của các nhà thiết kế, đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe của thị trường. Chỉ khi sản phẩm vươn ra thị trường các tỉnh, thành phố lớn và thị trường ngoài nước mới có thể sống được với nghề”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, để nghề gốm Bàu Trúc phát triển bền vững, Nhà nước và địa phương cần sớm khắc phục những trở ngại, khó khăn bằng các giải pháp hiệu quả, như: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ diện tích để lấy đất làm gốm; hỗ trợ quảng bá, tiếp thị, tìm đầu ra cho sản phẩm trong nước và thị trường quốc tế; có cơ chế thông thoáng với HTX và các cơ sở có nghề nghiệp đặc thù như gốm...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đắk Nông: Phát hiện gần 80 tấn phân bón giả

Đắk Nông: Phát hiện gần 80 tấn phân bón giả

Lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện gần 80 tấn phân bón giả của một công ty có trụ sở tại tỉnh Long An sản xuất.
Lâm Đồng được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Lâm Đồng được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, đến nay tỉnh này đã được cấp 35 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, trong đó 33 vùng trồng sầu riêng và 2 vùng trồng chanh leo.
Gia Lai: Xử phạt 21 cơ sở kinh doanh dược vi phạm

Gia Lai: Xử phạt 21 cơ sở kinh doanh dược vi phạm

Cục Quản lý thị trường Gia Lai kiểm tra, xử phạt 21 cơ sở vi phạm do không niêm yết giá bán, không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược, để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc.
Nâng cao chất lượng, sản xuất tập trung đưa vải thiều Đắk Lắk vươn ra thị trường quốc tế

Nâng cao chất lượng, sản xuất tập trung đưa vải thiều Đắk Lắk vươn ra thị trường quốc tế

Người dân ở Đắk Lắk đổ xô trồng vải thiều và tạo nên giá trị kinh tế cao. Do đó, ngành nông nghiệp ở tỉnh này khuyến khích nhân rộng diện tích trồng, xây dựng thành chuỗi thương hiệu giúp sản phẩm vải thiều có giá trị kinh tế cao hơn.
Không thể cưỡng lại với món ăn từ cá ngừ đại dương

Không thể cưỡng lại với món ăn từ cá ngừ đại dương

Cá ngừ đại dương là một trong những đặc sản của Phú Yên - vùng biển khai thác những con cá ngừ đại dương ngon và bổ dưỡng nhất. Từ nguyên liệu chính là cá ngừ qua bàn tay của người đầu bếp có thể chế biến ra những món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ rất tốt cho sức khỏe.
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Nike

Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Nike

Cục quản lý thị trường Đắk Lắk xử phạt một cơ sở kinh doanh của ông Lâm Minh Thức do bán giày thể thao gắn nhãn hiệu NIKE vi phạm luật Sở hữu trí tuệ.
Lâm Đồng: Thêm nhiều sản phẩm được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Lâm Đồng: Thêm nhiều sản phẩm được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Nhiều loại rau, quả, các sản phẩm tươi, khô... được tỉnh Lâm Đồng thống nhất mở rộng đối tượng sử dụng thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

Huyện Cô Tô (Quảng Ninh): Hơn 3.000 đầu sách được trưng bày trong “Ngày sách Việt Nam”

UBND huyện Cô Tô tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 hướng tới Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023) với chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn!”.
Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Đắk Nông: Hàng loạt cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

Qua công tác nắm tình hình, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông kiểm tra và phát hiện 6 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Bất ngờ nông dân Thái thích trồng giống lúa Việt hơn giống bản địa

Nông dân Thái đang âm thầm chuyển đổi sang canh tác các giống lúa Việt Nam, mặc các nhà chức trách nước này lo ngại giống ngoại đang làm mất đi thương hiệu quốc gia.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “TEQUILA” cho sản phẩm rượu

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “TEQUILA” cho sản phẩm rượu

Mơi đây, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4686/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00120 cho sản phẩm rượu “TEQUILA”nổi tiếng. Consejo Regulador Del Tequila, A.C là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lamphun” cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng

Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3332/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00117 cho sản phẩm nhãn sấy khô cơm vàng “Lamphun”.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3820/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00119 cho chỉ dẫn địa lý “MIYAGI SALMON” cho sản phẩm cá hồi. Miyagi Coho Salmon Promotion Association là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 3333/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00118 “Bến Kè” cho sản phẩm khoai mỡ. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Nhu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Số lượng các sản phẩm thủy sản của nước ta được bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với các nông sản khác của ngành nông nghiệp, trong khi tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn, với nhiều sản phẩm đặc thù như cá tra, tôm sú, cá ngừ, bạch tuộc, sò điệp...
Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Startup cần lưu ý gì về xây dựng, quản trị thương hiệu

Việt Nam hiện nay có một nền kinh tế phát triển nhanh và năng động, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hái được thành công vang dội làm tiền đề cho phong trào khởi nghiệp (startup) đang ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến phát triển sản phẩm, bán hàng... mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Những vấn đề cần lưu ý

Hiện nay, trong môi trường kinh doanh số toàn cầu, thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa thường xuyên xảy ra, không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài - Vai trò và tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho thấy, những năm gần đây, số lượng nhãn hiệu đăng ký ở Việt Nam là hàng chục ngàn trong khi chỉ có khoảng vài trăm đơn đăng ký quốc tế có nước gốc là Việt Nam. Con số khá khiêm tốn khiến đặt ra câu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp Việt chưa hiểu về vai trò của nhãn hiệu sản phẩm nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung trong hoạt động xuất khẩu?
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý - Nâng cao chuỗi giá trị đặc sản địa phương

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý - Nâng cao chuỗi giá trị đặc sản địa phương

Với một quốc gia có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản nhưng công nghiệp chế biến sâu sau thu hoạch chưa phát triển mạnh như Việt Nam, chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao chuỗi giá trị nông sản.
Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Làm gì để bảo vệ nhãn hiệu Việt khi ra thị trường quốc tế?

Thời gian qua, với quá nhiều bài học thực tiễn đắt giá của các nhãn hiệu Việt Nam do đang bị chiếm mất tại các thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh.
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Cà Mau" cho sản phẩm cua

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2576/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00116 cho sản phẩm cua “Cà Mau”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Ứng dụng vi khuẩn lactic: Giải pháp mới cho nước mắm truyền thống

Việc ứng dụng vi khuẩn lactic để rút ngắn thời gian sinh hương trong quá trình lên men sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống - hiện đang yếu thế trước các loại nước mắm công nghiệp trên thị trường hiện nay.
Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Tách chiết Collagen từ vảy cá nước ngọt

Từ nguồn vảy cá nước ngọt thu được từ các chợ dân sinh, TS. Nguyễn Thúy Chinh và các cộng sự tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tách chiết và thu được collagen sạch, an toàn làm nguồn vật liệu đầu giúp cầm máu vết thương, tái tạo mô và bào chế thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ

Công nghệ xúc tác mới: Xử lý hiệu quả khí thải nhà máy công nghiệp nhỏ

Các kỹ sư tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển các công nghệ nhiệt độ thấp sử dụng hỗn hợp các xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp để xử lý khí thải và bụi sinh ra trong những quá trình sản xuất công nghiệp.
Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Gia Lai: Phát triển tài sản trí tuệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm

Để giúp doanh nghiệp hình thành, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng ưu tiên nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm.
Ra mắt phần mềm Vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số

Ra mắt phần mềm Vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số

Vừa qua, VINA CHG đã cho ra mắt phần mềm vinacheck+ giúp quản lý doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu trên nền tảng số.
Bắc Kạn: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn: Thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh

Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030 (tại Quyết định số 1154/QĐ-UBND).
Gia Lai: Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030"

Gia Lai: Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030"

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND về Phê duyệt Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030".
Khám phá chiếc Điều hòa Funiki “Bền chuẩn Hòa Phát”

Khám phá chiếc Điều hòa Funiki “Bền chuẩn Hòa Phát”

Hòa Phát – nhà sản xuất thép số 1 Việt Nam – là cái tên quen thuộc trên thị trường. Danh tiếng của Hòa Phát gắn liền với những sản phẩm như thép xây dựng, ống thép, tôn…, song có lẽ không nhiều người biết rằng, bên cạnh các sản phẩm công nghiệp nặng ấy Hòa Phát còn là đơn vị sở hữu thương hiệu Funiki – nhãn hiệu điện lạnh lâu đời với 20 năm hình thành và phát triển.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động