Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 17/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 60 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước đã tham dự cuộc gặp mặt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 Thủ tướng Phạm Minh Chính mong Thanh Hóa ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường quản lý thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu. Ảnh: VGP

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và một số Bộ, ngành.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tháng 11 đã trở thành "tháng tri ân" thầy cô giáo. Ngày 20/11 trở thành ngày "Tết" của những người làm trong ngành Giáo dục.

Thủ tướng vui mừng chào đón các thầy cô giáo tiêu biểu, đại diện cho 1,6 triệu thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của các nhà giáo cho sự nghiệp “trồng người”, lớn hơn là cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thủ tướng bày tỏ, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta.

Ghi nhận những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước; Thủ tướng nhấn mạnh đến đóng góp quan trọng của đội ngũ thầy, cô trên mọi miền Tổ quốc.

Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn, bình đẳng giới được bảo đảm.

Theo Thủ tướng, chúng ta đang thực hiện quyết liệt các giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả cấp học. Phương châm là: “Lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh.

“Muốn vậy, chúng ta cần “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy, cô giáo làm động lực”. Trong quá trình đó, yêu cầu phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”, “thực tâm, thực tài, thực nghề”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân đây, Thủ tướng mong các thầy, cô giáo nói riêng và toàn ngành Giáo dục nói chung trả lời một số câu hỏi như: Chúng ta đã, đang và sẽ phải làm gì để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo một cách hiệu quả? Làm sao để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh? Chúng ta phải làm gì để giáo dục - đào tạo gắn kết chặt chẽ với nhu cầu, lợi ích, đời sống? Người học nắm được gì, phát triển nhận thức như thế nào? Ứng dụng và thực hành trong công việc và cuộc sống ra sao? Vừa phát triển thể chất, tinh thần…

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Bộ GDĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Theo đó, cần tập trung nguồn lực hiện có và tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nhất là bếp ăn, bảo đảm vệ sinh y tế học đường, vệ sinh trường học, phòng chống bạo lực học đường; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa học đường.

Cần có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Bộ GDĐT và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần phối hợp với các bộ, ngành rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình. Đặc biệt, cần sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thực hiện đúng tinh thần: Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên nhưng phải hợp lý, hiệu quả…

Cùng với đó, tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học; Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các nhà giáo giảng dạy ngành nghề nặng nhọc, độc hại...

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo tại buổi gặp mặt - Ảnh: VGP
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo tại buổi gặp mặt. Ảnh: VGP

Thủ tướng kêu gọi và mong muốn xã hội chung tay, chung sức với ngành Giáo dục, với các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ ghi nhận, tổng hợp các ý kiến đề xuất của nhà giáo để có giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Nhân dịp này, một lần nữa, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy giáo, cô giáo trên mọi miền đất nước. Chúc các thầy, cô giáo tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết công tác phát triển nhà giáo đang gặp nhiều thách thức. Đời sống giáo viên khó khăn, nhất là thầy cô vùng xa. Cơ cấu giáo viên mất cân đối giữa các môn trong cùng cấp học, các vùng điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.

"Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra tại nhiều địa phương. Chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các nơi đa số thấp hơn nhu cầu thực tế. Tuyển dụng giáo viên phổ thông bất cập, chưa kịp thời. Thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề. Lương giáo viên mới tuyển dụng còn thấp", ông Sơn nêu hàng loạt vấn đề.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát chế độ làm việc giáo viên phổ thông và chính sách với giáo viên, nhân viên mầm non công lập. Từ kết quả này, Bộ sẽ đề xuất chính sách đặc thù nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong trường học.

Toàn quốc có 1,6 triệu giáo viên, thiếu 10.000 người. Năm 2022, tổng số giáo viên bỏ việc trên cả nước hơn 16.000, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người rời ngành.

Từ ngày 1/7, giáo viên mầm non hạng III vẫn là nhóm nhận lương thấp nhất, từ gần 3,8 đến hơn 8,8 triệu đồng một tháng tùy bậc. Mức này cao hơn so với trước đây khoảng 0,6-1,5 triệu đồng. Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận lương cao nhất. Trong đó, người được áp dụng hệ số lương 6,78 sẽ được nhận hơn 12,2 triệu đồng một tháng.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn từng nhiều lần kiến nghị cấp bách tăng lương cho giáo viên để cải thiện đời sống và giảm tình trạng thôi việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Kể từ khi gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào năm 1979, trong hơn 45 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm, cùng nghị viện các nước chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, luật pháp, không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, luôn lấy người dân làm trung tâm của quá trình xây dựng chính sách.
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh... là những chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

“Đà Nẵng đã tạo nên kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với mô hình năm cao là tri thức cao, văn hóa cao, thu nhập cao, quản trị cao và mức sống cao”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

15h ngày 29/3/1975, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân và dân ta tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy quyền Sài Gòn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, dự kiến sắp tới cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố hiện nay.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện.
Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Việt Nam trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể 'Võ cổ truyền Bình Định' vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước.
Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Công nhận thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ngay trong tháng tới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Thủ tướng phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Phong trào "Bình dân học vụ số" có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ kèm số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương đặt tên xã mới theo tên của huyện cũ kèm theo số thứ tự để dễ dàng quản lý và cập nhật dữ liệu điện tử.
Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật

Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.
Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực

Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh, Đại hội Đảng lần thứ XIV có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động