Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh dự hàm chứa giá trị đạo đức tốt đẹp thuộc về phẩm giá, lối sống của con người; hàm chứa văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức và các quy tắc ứng xử cơ bản, tinh thần trách nhiệm công vụ, nhân cách, tư cách của người cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo. Danh dự có tác dụng thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn ngừa điều ác, điều xấu. Người xưa “trọng danh dự như mạng sống”, thậm chí còn hơn cả mạng sống. Vật chất, lợi lộc sẽ là hư vô chỉ có danh dự mới là điều còn mãi và thường xuyên răn dạy: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”; “Thận trọng trước lợi danh/Giữ mình đừng buông thả/ Tránh xa phường trí trá.”; vv… Đối với người cộng sản, người cán bộ đảng viên, danh dự không chỉ là hội tụ các giá trị đạo đức cách mạng mà còn thể hiện nhân cách, uy tín - những điều căn cốt để thực hành lý tưởng cách mạng, để thu phục lòng dân, để dân tin, dân yêu, dân ủng hộ.

Ngày 19/7/2024, trái tim nhân hậu của một nhân cách lớn - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập, nhưng đồng chí đã để lại một kho di sản giá trị tinh thần quý báu của một nhà lý luận - một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; một nhà lãnh đạo kiệt xuất, trung kiên của Đảng, hết lòng vì Đảng vì dân, kiên định con đường đổi mới vì một đất nước Việt Nam XHCN phồn vinh, hùng cường, nhân dân hạnh phúc.

Trong Bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (30/6/2022) đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và nhấn mạnh: Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cần “khắc cốt”, “ghi tâm” những lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực”. Đồng chí cũng thể hiện rõ nhân cách, tư cách của mình với câu nói bất hủ: Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa để không phải xót xa ân hận về những việc làm ty tiện, đớn hèn vô liêm sỉ. Tiền bạc lắm để làm gì, chết có mang đi được đâu, danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất.

Nhất quán với tinh thần đó, tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73 (ngày 15/01/2018), trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Các đồng chí luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình mà thực hiện cho bằng được chân lý: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; “Còn Đảng thì còn mình”; “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Đến Hội nghị Thường vụ Đảng ủy CATW (2020), phát biểu chỉ đạo, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định: “Bảo vệ và giữ gìn danh dự và uy tín của CAND là điều thiêng liêng nhất”. Đặc biệt tại Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị (6/2022) đồng chí Tổng Bí thư một lần nữa tiếp tục khẳng định phải kiên quyết: “Bảo vệ uy tín, danh dự và phát huy truyền thống anh hùng cách mạng vẻ vang của CAND” và trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy và 75 năm Ngày truyền thống xây dựng lực lượng CAND (6/3/2023), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa tiếp tục khẳng định: “Công an nhân dân còn Đảng là còn mình, vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”…

Danh dự đến từ những cống hiến thực tế của cá nhân đối với xã hội, từ lối sống có trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, quốc gia, dân tộc; từ ứng xử đẹp với gia đình, người thân, bạn bè, làng xóm; từ sự dám đấu tranh với cái xấu, cái ác trong xã hội; từ sự cần, kiệm, liêm, chính; biết đủ, biết dừng; không tham lam của người, của công, của tập thể; sống trung thực, thành thật, giữ chữ tín…Danh dự được xác định qua thái độ biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của người khác. Đây chính là điều cần thiết nâng tầm giá trị bản thân. Danh dự, tiếng tăm không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả gia đình, dòng họ, lĩnh vực, ngành công tác mà đôi khi cả ở tầm quốc thể (điều này phụ thuộc vào vị trí xã hội, tầm ảnh hưởng của cá nhân đó). Danh dự không chỉ ảnh hưởng một đời mà còn lưu truyền tới muôn đời sau. Danh dự không thể mua bán, trao đổi, ban phát hay cho tặng như những món quà, vật phẩm khác. Tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được, còn danh dự mất đi thì không thể lấy lại được.

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Danh dự cũng không phân biệt thân phận giàu nghèo, sang hèn, địa vị, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng. Người nào có danh dự, trọng danh dự sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng, tôn trọng. Danh dự cũng không phải là điều gì đó bất biến, còn mãi, trái lại sẽ bị giảm sút, thậm chí mất đi nếu không biết giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp, như lời chỉ dạy của Bác Hồ: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Trọng danh dự là một “thứ vũ khí” hữu hiệu để luôn giữ mình cho được trong sạch, vững vàng, không để bị sa ngã, cám dỗ trước các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu, "lợi ích nhóm"; không bị cám dỗ bởi những “danh lợi tầm thường”; không để bị lợi dụng cương vị công tác của mình làm những “việc ty tiện, đớn hèn”, làm phương hại đến lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Đây là đạo lý làm người, phẩm giá cao quý của người cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường xuyên nhắc nhở, căn dặn cán bộ đảng viên: Danh dự gắn liền với trọng liêm sỉ. “Liêm” chính là sự thanh liêm, chính trực, ngay thẳng, đó là sự trong sạch, tuyệt đối không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân; không hám danh lợi, địa vị, không ham tiền tài, danh vọng, không đố kỵ, toan tính lợi ích nhỏ nhen, ích kỷ; không làm điều mờ ám, khuất tất, trái với đạo lý, lương tâm, nguyên tắc, quy định; biết phân biệt đúng sai, tốt, xấu, biết tự cảnh báo giới hạn, răn dạy mình tránh những điều xấu xa, tội lỗi... "Liêm" là thước đo đạo đức và bản lĩnh của người cán bộ, nhất là khi được Đảng, Nhà nước giao chức vụ, quyền hạn lãnh đạo, quản lý, nắm quyền, nắm tiền của, tài sản công. “Sỉ” là biết hổ thẹn khi làm việc xấu, làm sai, làm trái; là thước đo giá trị xã hội của mỗi người. Người giữ liêm sỉ thì luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn, thanh danh mình được trong sạch, không bị “vấy bẩn” bởi lòng tham “chiếm công vi tư”. Người vô liêm sỉ là người không biết trọng danh dự, có thái độ, hành vi trái với đạo đức, tư cách, lương tâm, danh dự của con người.

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.

“Tham, sân, si” là một thuộc tính xấu của con người. Chúng ta khó và không thể tiêu diệt ngay được một lúc, một lần mà phải kiên trì, kiểm soát, khắc chế, sắp xếp để tính tham ít gây hại cho người khác. Giữ cho được liêm sỉ, tri túc, tri chỉ, thực sự gương mẫu, đi đầu thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, luôn tự soi, tự sửa “tự nhận diện”, khắc chế lòng tham để phòng ngừa suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần xây dựng một nền văn hóa chính trị, văn hóa liêm chính trong Đảng, trong cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị và toàn dân./.

Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bình Ban - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an,

Nguyên thành viên Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội XI và Cương lĩnh 1991 bổ sung, sửa đổi năm 2011

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết
Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Một sự nghiệp vĩ đại được dẫn dắt bởi một con người bình dị

Một sự nghiệp vĩ đại được dẫn dắt bởi một con người bình dị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là một tổn thất lớn lao của Đảng và Đất nước ta và tạo ra sự hụt hẫng trong nhân dân. Từ lâu, Tổng Bí thư đã trở thành biểu tượng của Đảng và là chỗ dựa niềm tin của toàn dân.
Tình cảm sâu nặng của kiều bào các nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm sâu nặng của kiều bào các nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi đều chung cảm dòng cảm xúc nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn với người lãnh đạo được nhân dân gửi trọn niềm tin yêu.
Những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Geneve

Những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Geneve

Tròn 70 năm đã trôi qua kể từ khi Hiệp định Geneve được ký kết (1954-2024), nhưng những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán, thương lượng đi đến ký kết Hiệp định Geneve năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một danh xưng tài đức vẹn toàn, bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh, mẫu mực về phẩm chất đạo đức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một danh xưng tài đức vẹn toàn, bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh, mẫu mực về phẩm chất đạo đức

Trước khi nhận trọng trách Tổng Bí thư Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có hơn 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội (tháng 6/2006 - tháng 7/2011). Thời gian không dài, nhưng đồng chí đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong các đại biểu Quốc hội và cán bộ, công chức nơi làm việc thời ấy.
Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của người dân khắp mọi miền với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người cộng sản tận tụy, quyết liệt, kiên trung và liêm khiết

“Trong suy nghĩ của tôi và nhiều người dân Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo tận tụy vì nước vì dân, người cộng sản kiên trung, chân chính, cực kỳ liêm khiết; một hình mẫu cho phong cách lãnh đạo giản dị, gần dân, sát dân, luôn vì lợi ích của Nhân dân; là một người mà cả cuộc đời dành hết sức mình cho công cuộc xây dựng Đảng vì đất nước hùng cường và thịnh vượng”, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bắt nhịp những bước đi trong hành trình đổi mới

Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta vừa phải vĩnh biệt một nhà lãnh đạo lỗi lạc, người cộng sản mẫu mực, trí tuệ, bản lĩnh, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước ta. Dẫu biết rằng sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là quy luật của tạo hóa, nhưng nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai ở khắp mọi miền Tổ quốc đều trào dâng xúc động, vô vàn yêu kính, tiếc thương.
Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 19/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà chính trị sắc sảo, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, Nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trọn một đời vì Đảng, vì dân

Ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng răn mình, giũa sáng tứ đức “cần, kiệm, liêm, chính” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy; từng bước trưởng thành và cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân.
Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, nhiều quốc gia và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi điện/thư chia buồn đến BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NHÀ LÃNH ĐẠO LỖI LẠC, TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã trang trọng tổ chức Lễ trao Huân chương Sao Vàng tặng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thanh Hóa đứng đầu cả nước về số điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thanh Hóa đứng đầu cả nước về số điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Thanh Hóa có 914 điểm 10 xếp thứ nhất cả nước, trong đó có 1 thí sinh thủ khoa khối C với số điểm 29,75.
Nửa đầu năm, ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai

Nửa đầu năm, ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai

Theo thông tin từ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ, bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt 6 tháng đầu năm toàn ngành đã làm thủ tục thông quan cho 8,16 triệu tờ khai, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

An ninh – An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn; Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh - An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.
Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả

Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả

Thiên tai có thể ảnh hưởng tới thành quả phát triển kinh tế xã hội, làm chậm tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực bị tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả.
Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 13/7/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động