Nâng cao trách nhiệm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

TH&SP Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Ðức Tiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, việc giám sát, quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị nông sản. Nếu làm tốt mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước, mang lại giá trị xuất khẩu cao và xa hơn là chuyển đổi nền nông nghiệp từ quy mô nhỏ lẻ, tự cấp - tự túc sang nền nông nghiệp hội nhập, phát triển bền vững.

Thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang tiếp tục được rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa để triển khai hiệu quả công tác quản lý chất lượng ATTP nông, lâm thủy sản.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như truyền thông, quảng bá sản phẩm từ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cũng được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của các tổ chức, cá nhân.

Các chương trình giám sát ATTP nông, lâm thủy sản được duy trì, mở rộng và chuyển mạnh thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra đột xuất đã giúp kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm ATTP. Giải quyết hiệu quả, kịp thời rào cản kỹ thuật ATTP của thị trường xuất khẩu, duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu nông, lâm thủy sản tại các thị trường truyền thống; giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP, củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước.

ss

Quảng lý ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được những kết quả đáng ghi nhận


Chính sự tích cực và chủ động trên đã giúp ngành nông nghiệp đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, thời gian qua các cơ quan chức năng đã tổ chức lấy mẫu giám sát đối với các sản phẩm chủ lực, tiêu dùng nhiều, nguy cơ cao, kịp thời phát hiện, cảnh báo, truy xuất xử lý 7 trong số 1.054 mẫu thủy sản nuôi và thủy sản chế biến vi phạm chỉ tiêu ATTP (chiếm 0,67%), giảm so với cùng kỳ năm 2019 (1,42%); 87 trong số 812 mẫu thịt gia súc, gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm vi sinh vật (chiếm 10,71%), giảm so với cùng kỳ năm 2019 (29,61%); 3 trong số 1.074 mẫu thịt lợn, thịt và trứng gia cầm tại cơ sở giết mổ và kinh doanh nhiễm hóa chất, kháng sinh (chiếm 0,27%), giảm so với 6 tháng đầu năm 2019 (0,7%); không phát hiện chất cấm Salbutamol, Clenbuterol trong 939 mẫu thịt lợn, 398 mẫu nước tiểu lợn, không phát hiện thuốc an thần Acepromazine trong 68 mẫu thịt gia súc được kiểm tra…

Tính đến 20/6, cả nước đã có 170.000ha cây trồng được chứng nhận VietGAP. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 58,2%; trong đó, các xã đều đạt tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm; có 1.711 sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP"....

Tuy nhiên, việc bảo đảm ATTP vẫn còn những thách thức. Từ đầu năm đến nay, do dịch Covid-19, số cơ sở được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch có giảm, nhưng tỷ lệ cơ sở bị phát hiện vi phạm tăng hơn so với năm 2019, trong đó đã kiểm tra 29.200 cơ sở, xử phạt hành chính 1.740 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm thủy sản (chiếm 5,9%), tăng hơn 6 tháng đầu năm 2019 (5,7%) với số tiền phạt 12,4 tỷ đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2019 (9,63 tỷ đồng).

Ðể khắc phục những bất cập, nhiều ý kiến cho rằng, về mặt quản lý, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm ATTP. Nhân rộng, mở rộng chuỗi cung ứng nông, lâm thủy sản an toàn theo Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc” giai đoạn 2013 - 2020 và đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn mới. Đến nay, cả nước có 1.612 chuỗi (tăng 367 chuỗi so với cùng kỳ năm 2019), 2.346 sản phẩm (tăng 1.092 sản phẩm) và 2.989 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP.

Chủ động tổ chức và đôn đốc các địa phương triển khai giám sát, kiểm tra theo quy định; tập trung thanh tra đột xuất; xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP. Đánh giá, chỉ định, giám sát cơ sở kiểm nghiệm vật tư nông nghiệp, ATTP theo quy định.

Cùng với đó, cần củng cố lại quy trình sản xuất, trong đó người sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh nông sản nên thường xuyên cập nhật các quy định mới về ATTP và thực hiện nghiêm túc. Ví dụ như, khuyến cáo về thời gian cách ly, thời gian ngừng sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh. Chủ động xử lý các sự cố mất ATTP, cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu chưa đúng, gây tâm lý hoang mang. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khẳng định thương hiệu, góp phần xây dựng, phát triển thị trường thực phẩm an toàn.

Theo Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Ðức Tiến, muốn nâng cao chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, việc giám sát, quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị nông sản. Nếu làm tốt mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường các nước, mang lại giá trị xuất khẩu cao và xa hơn là chuyển đổi nền nông nghiệp từ quy mô nhỏ lẻ, tự cấp - tự túc sang nền nông nghiệp hội nhập, phát triển bền vững.

ff

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến


Mới đây vào ngày 3/7 tại P Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cũng đã diễn ra Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, mặc dù 6 tháng đầu năm 2020, tình hình sản xuất nông nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là về công nghiệp chế biến và chế biến sâu; hạ tầng kho bãi, trình độ công nghệ vẫn còn những hạn chế…

Bộ NN&PTNT đã triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới đến các địa phương, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đảm bảo ATTP trong tình hình mới tại Việt Nam.

Bộ NN&PTNT yêu cầu, các địa phương phải có kế hoạch cụ thể phù hợp với thực tế để triển khai Chỉ thị này. Bộ sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương trên các phương diện: chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, phát hiện những hạn chế để chấn chỉnh kịp thời; hỗ trợ nguồn nhân lực tổ chức các lớp đào tạo tập huấn. Đồng thời, Bộ sẽ có những chính sách đặc thù cho từng địa phương để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện Chỉ thị này.

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi. Uống nhiều nước là điều cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Dưới đây là 15 loại nước uống giúp chống nóng, cân bằng thân nhiệt và giải khát hiệu quả.
Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Cây chanh hay còn gọi là chanh ta, là loại cây trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài công dụng là nước giải nhiệt mùa hè, thì các bộ phận của cây Chanh như quả, lá, thân, rễ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh của y học.
Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh phối hợp cùng Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho hơn 250 trẻ em dưới 16 tuổi tại Đắk Lắk.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có thông tin cho rằng, vỏ chuối còn tốt hơn cả phần thịt của quả chuối. Thế nhưng thực tế thì vỏ chuối có ăn được không?
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động