Cập nhật giá cà phê hôm nay 5/10/2021: Giảm nhẹ Cập nhật giá cà phê hôm nay 4/10/2021: Chưa xuất hiện biến động Cập nhật giá cà phê hôm nay 03/10/2021: Ổn định |
Cập nhật giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 6/10/2021: Giảm 400 - 500 đồng/kg |
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.000 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.900 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.900 đồng/kg.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 giảm 37 USD/tấn ở mức 2.111 USD/tấn, giao tháng 1/2022 giảm 31 USD/tấn ở mức 2.109 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 8,45 cent/lb ở mức 191,9 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 8,4 cent/lb ở mức 194,85 cent/lb.
Chỉ số giá cà phê tổng hợp trung bình hàng tháng của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) trong tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 với 160,14 US Cent/lb, tăng 5,2% so với tháng 7 và tăng 51,3% so với đầu niên vụ cà phê hiện tại (tháng 10/2020).
ICO cho rằng, mức tăng ổn định quan sát được kể từ đầu niên vụ cà phê 2020-2021 cho thấy sự phục hồi của giá cà phê thế giới sau ba năm duy trì ở mức thấp.
Giá cà phê arabica ghi nhận mức tăng đáng kể trong khi cà phê robusta chỉ tăng vừa phải. Hầu hết nhóm cà phê được theo dõi bởi ICO đều ghi nhận đà tăng giá từ tháng 6 và chạm mức cao nhất trong nhiều năm qua.
Trong đó, chỉ số giá cà phê arabica Colombia đạt 206,53 US Cent//lb, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 40,3% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức giá trung bình hàng tháng cao nhất kể từ tháng 10/2014.
Đồng Real giảm do lo ngại rủi ro từ nền kinh tế Trung Quốc và chính sách tiền tệ của Mỹ, trong khi tác động của sự thiếu hụt năng lượng toàn cầu sẽ khiến tăng trưởng kinh tế thế giới kém hơn là điều không thể tránh khỏi.