Cần tránh lặp lại những hạn chế đã từng xảy ra trong quá trình xây dựng các chính sách dân tộc

Góp ý tham vấn Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc”, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc khóa XIII Ksor Phước cho rằng, trong quá trình xây dựng các chính sách cho các DTTS và vùng DTTS cần chú ý tránh lặp lại những hạn chế đã từng xảy ra, xác định rõ khung thời gian tối đa hoàn thành các mục tiêu, đồng thời phải công khai, minh bạch các chính sách dân tộc...
Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Góp ý vào Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc”, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc khóa XIII Ksor Phước nêu rõ, Việt Nam là quốc gia có đa tộc người thống nhất trong một dân tộc Việt Nam, văn hóa dân tộc Việt Nam rất giàu bản sắc thống nhất trong đa dạng. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan của mỗi dân tộc và của cả nước qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, mà ngày nay các dân tộc ở Việt Nam phát triển không đồng đều trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng nhìn chung, trên các chỉ số phát triển cơ bản qua thống kê quốc gia hàng năm đều cho thấy, vùng nông thôn còn nhiều hạn chế, thua kém hơn so với thành thị; 52 dân tộc thiếu số (trừ người Hoa) và vùng dân tộc thiểu số thua kém với nhiều mức độ hơn so với mức trung bình của nông dâm và vùng nông thôn của cả nước.

Từ những lý do trên, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, khi nói đến các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là nói đến một bộ phận lớn, đặc biệt của nông dân Việt Nam, là những đối tượng nghèo nhất, yếu thế nhất, dễ bị tổn thương nhất, thậm chí dễ bị cư xử bất bình đẳng nhất. Đồng thời đề nghị Đảng và Nhà nước tập trung vào 12 chính sách lớn cần thực hiện trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) hiện nay. Nếu làm tốt thì sẽ giúp các dân tộc thiểu số tự thân vận động chủ động giải quyết được các khó khăn, thách thức khác.

(1) Đầu tư quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong vùng DTTS. Cần kiên định xây dựng các điểm dân cư tập trung có trên 40 hộ ở các tỉnh Tây Bắc và biên giới phía Bắc. Cần sớm khắc phục cơ bản tình hình dân cư ở phân tán vài ba hộ trên một quả núi như ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ưu tiên hỗ trợ giúp đỡ quy hoạch, xây dựng hoàn thiện các Trung tâm xã và Trung tâm Cụm xã để làm nhiệm vụ là động lực, là trung tâm phát triển, đầu kéo thúc đẩy cả xã và vùng sâu, vùng xa phát triển.

(2) Tập trung các giải pháp (luật, chính sách, tuyên truyền, vận động, xử phạt hành chính, hình sự...) giải quyết cơ bản dứt điểm tình trạng di cư tự do vào các khu rừng tự ý phá rừng dựng nhà, lập làng; tái du canh du cư.

(3) Đầu tư, hỗ trợ các DTTS phát triển sản xuất, hội nhập vào cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

(4) Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các DTTS.

(5) Chăm lo sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong vùng DTTS.

(6) Đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn; phấn đấu giảm mạnh số xã đặc biệt khó khăn, số huyên nghèo nhất nước; đến năm 2025 cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn.

(7) Đầu tư giúp các DTTS khắc phục những khó khăn đặc thù.

(8) Chăm lo xây dựng đời sống văn hóa mới, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nghệ nhân dân gian của các DTTS.

(9) Đổi mới việc quản lý đất đai và rừng trong vùng DTTS.

(10) Quản lý tài nguyên và đảm bảo môi trường sinh thái vùng DTTS.

(11) Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ ở cơ sở vùng DTTS, nhất là đối với cán bộ người dân tộc tại chỗ (hay còn gọi là người dân tộc gốc ở địa phương).

(12) Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài và người có uy tín trong vùng DTTS.

Cần tránh lặp lại những hạn chế đã từng xảy ra trong quá trình xây dựng các chính sách dân tộc

Nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc khóa XIII Ksor Phước
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc khóa XIII Ksor Phước

Trong quá trình xây dựng các chính sách cho các dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị cần chú ý tránh lặp lại những hạn chế đã từng xảy ra.

Trước hết, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, cơ sở để đề xuất, kiến nghị về chính sách Dân tộc phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, vào căn cứ Hiến pháp, pháp luật; từ thực tiễn của đất nước và khả năng của nền kinh tế Quốc gia. Có những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc đã được Đảng xác định trong các văn kiện, nghị quyết nhưng chưa được thể hiện hoặc thể hiện một cách chưa đầy đủ trong các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa vùng dân tộc; chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính sách đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ dân tộc. Bên cạnh đó, có nội dung được quy định trong luật nhưng chưa được Chính phủ cụ thể hóa dưới luật để tổ chức thực hiện.

Một số nội dung được thể chế hóa liên quan đến dân tộc và công tác dân tộc còn mang tính khái quát, định hướng chính sách chung, khó cụ thể hóa ở các văn bản hướng dẫn, nên chưa đảm bảo được nguyên tắc phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng, miền trong những chính sách và trường hợp cần thiết. Nhất là các mức hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước cho các dân tộc, các vùng miền trong một chính sách thường như nhau...

Theo nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, phần lớn các quy định thực hiện chính sách dân tộc cụ thể hiện nay do Chính phủ ban hành, nhiều chính sách mang tính ngắn hạn đa dạng về nội dung nhưng phân tán, dàn trải về nguồn lực hỗ trợ; có những chính sách kéo dài hàng chục năm chưa có dấu hiệu kết thúc. Có không ít chính sách có vài nội dung trùng nhau. Cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách cần khắc phục như nhiều cơ quan tham gia nhưng không phát huy hết khả năng, còn ràng buộc lẫn nhau; vai trò cơ quan chủ trì rất mờ nhạt...

Quan trọng nhất của chính sách là cần có cơ chế để phát huy được nội lực phấn đấu vươn lên của đối tượng thụ hưởng chính sách. Khắc phục tình trạng tự ti, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước của đối tượng thụ hưởng chính sách.

Giái pháp căn cơ khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Từ những thực tế đó, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị trong các chính sách cho dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số, cần xác định rõ khung thời gian tối đa hoàn thành các mục tiêu. Đồng thời phải công khai, minh bạch các chính sách, các nguồn lực và các kế hoạch tổ chức thực hiện cho toàn dân biết, cùng bàn, góp ý để thực hiện, giám sát và kiểm tra.

Bên cạnh đó, cần phải có sự tham gia (nhân lực, tài lực, vật lực...) của địa bàn (cộng đồng nơi đó), các hộ và người dân (các đối tượng thụ hưởng chính sách). Đó là những nhân tố có vai trò quyết định thành công của chính sách. Vì vậy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, các cấp ủy, chính quyền phải đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò các đối tượng thụ hưởng chính sách. Nếu không làm được việc này thì kết quả sẽ rất hạn chế. Thường khó khăn nhất là giao thông, thủy lợi và giảm nghèo. Vì vậy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước kiến nghị, trong lãnh đạo chỉ đạo cần đầu tư rất nhiều vào các nội dung này, xác định rõ nguyên nhân, tìm các giải pháp phù hợp để giải quyết.

Nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đề xuất thêm giải pháp về nguồn lực chính sách và cho rằng, bước vào giai đoạn phát triển mới, các chính sách, chương trình mục tiêu Quốc gia nói chung, và cho DTTS, vùng DTTS nói riêng rất cần nguồn lực lớn hơn nhiều so với trước đây. Vai trò nguồn ngân sách trong thực hiện các chính sách cho DTTS và vùng DTTS rất quan trọng. Vì vậy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhấn mạnh, Quốc hội khi đã ban hành chương trình mục tiêu, các dự án thì phải đảm bảo phần nguồn lực từ ngân sách và các giải pháp huy động vốn từ các nguồn lực ngoài ngân sách.

Đề nghị Chính phủ cần khắc phục tình trạng cấp vốn hàng năm rất chậm, có nhiều địa phương nhận được vốn nhưng không triển khai được ngay vì thời tiết thời điểm đó không thuận lợi (mưa, bão, lũ...). Đồng thời hướng tới phương thức cấp vốn giảm nghèo và đầu tư một số công trình phục vụ cộng đồng có điều kiện ràng buộc.

Đề cập đến việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu rõ, có thể huy động nguồn lực từ cộng đồng hay huy động các nguồn lực khác ở trong nước. Ngoài ra, tiếp tục kêu goi và tạo điều kiện cho các nước, tổ chức, cá nhân ngoài nước tham gia đóng góp nguồn lực vào giải quyết các khó khăn, thách thức của vùng đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo nhất nước./.

Theo Quochoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7%

Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Kết thúc chuyến thăm chính thức Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đến thủ đô Lima vào chiều 12/11, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn cạnh tranh với mạng xã hội, báo chí cần quay về các giá trị cốt lõi của mình

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn cạnh tranh với mạng xã hội, báo chí cần quay về các giá trị cốt lõi của mình

Sáng nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng là "tư lệnh" ngành thứ ba đăng đàn trả lời chất vấn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Thiết kế các chính sách để hạn chế người dân nắm giữ vàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Thiết kế các chính sách để hạn chế người dân nắm giữ vàng

Sáng nay (11/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng là vị "tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội, nhiều nội dung quan trọng, trong đó có vấn đề quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm "nóng" nghị trường.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhằm tri ân và vinh danh những nhà giáo dục có đóng góp lớn cho ngành giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã long trọng tổ chức chương trình Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Hội nghị tác giả sách giáo khoa.
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago de Chile, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile

Khoảng 15 giờ 45 phút chiều 9/11, theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font.
Sửa đổi Luật Việc làm: Thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số và cách mạng công nghiệp 4.0

Sửa đổi Luật Việc làm: Thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số và cách mạng công nghiệp 4.0

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp 4.0, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động.
Cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm bảo mật dữ liệu

Cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm bảo mật dữ liệu

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu, các đại biểu Quốc hội thống nhất cho rằng, việc xây dựng Luật Dữ liệu là rất quan trọng, cần thiết để bảo đảm công tác chuyển đổi số quốc gia, nhằm phục vụ quản lý nhà nước, vừa khai thác, ứng dụng dữ liệu trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa thắt chặt dữ liệu cá nhân và dữ liệu phi cá nhân, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Đồng thời đề nghị cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm liên quan đến công tác bảo mật dữ liệu.
Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân được phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân được phép thăm dò và khai thác khoáng sản

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát và công khai tổ chức, cá nhân thăm dò được phép thăm dò, khai thác khoáng sản để khai thác đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể giải quyết việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp mất quyền ưu tiên...
Cần quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo

Cần quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo

Sửa đổi Luật Quảng cáo cần có quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trong đó có người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng.
Cùng xây dựng một tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo, năng động và phát triển bền vững, thịnh vượng

Cùng xây dựng một tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo, năng động và phát triển bền vững, thịnh vượng

Tối ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong lần thứ 10 (ACMECS 10), Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11 (CLMV 11) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11.
Lần đầu môn Tin thi tốt nghiệp THPT: Cơ hội, thách thức cho giáo viên và học sinh

Lần đầu môn Tin thi tốt nghiệp THPT: Cơ hội, thách thức cho giáo viên và học sinh

Tin học là một trong số các môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Điều này tăng thêm cơ hội cho học sinh trong việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Nhân dịp ông Donald John Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 7/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Tọa đàm: Hành lang pháp lý để ngăn chặn sách giáo khoa giả

Tọa đàm: Hành lang pháp lý để ngăn chặn sách giáo khoa giả

Sách giáo khoa giả là câu chuyện nhức nhối trong thời gian qua, nếu không có những giải pháp kịp thời, đây sẽ là vấn đề phức tạp khó kiểm soát.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Tổng cục Hải quan phát động cuộc thi viết "Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam"

Tổng cục Hải quan phát động cuộc thi viết "Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 80 ngày truyền thống Hải quan Việt Nam (10/9/1945 -10/9/2025),Tổng cục Hải quan vừa phát động Cuộc thi viết bài “Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam”.
Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống lúa hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống lúa hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp không thu tiền 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần VII

Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết "Vượt lên số phận" lần VII

Ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII; kỷ niệm 62 năm thành lập Tạp chí Thanh niên.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ hôm nay (02/11/2024) Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sửa đổi những quy định còn vướng mắc, chồng chéo trong lĩnh vực đấu thầu là yêu cầu cấp bách

Sửa đổi những quy định còn vướng mắc, chồng chéo trong lĩnh vực đấu thầu là yêu cầu cấp bách

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Các ý kiến đại biểu và chuyên gia cho rằng, sửa đổi những quy định còn vướng mắc, chồng chéo trong lĩnh vực đấu thầu là yêu cầu cấp bách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh được minh bạch, hạn chế sai phạm.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy hiện rất cồng kềnh, cản trở sự phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy hiện rất cồng kềnh, cản trở sự phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tới đây Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu. "Không tinh gọn bộ máy không phát triển được", Tổng Bí thư khẳng định.
Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ sáp nhập các đơn vị hành chính

Đắk Lắk: Thị xã Buôn Hồ sáp nhập các đơn vị hành chính

Sáng 31/10, UBND thị xã Buôn Hồ đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH, ngày 28/9/2024 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 tại xã Buôn Hồ.
Tập đoàn dầu khí có doanh thu gần 500 tỷ USD muốn đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn dầu khí có doanh thu gần 500 tỷ USD muốn đầu tư tại Việt Nam

Saudi Aramco, một trong những doanh nghiệp có quy mô cũng như doanh thu lớn nhất thế giới, với doanh thu năm 2023 đạt gần 500 tỷ USD và tổng tài sản đạt trên 660 tỷ USD mong muốn đầu tư vào lọc hóa dầu và phân phối xăng dầu tại Việt Nam.
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Chiều ngày 28/10/2024 tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động