Tính đến nay trên thế giới có khoảng 140 quốc gia đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net Zero. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu Net Zero, cần sự vào cuộc của các Chính phủ và các bộ ngành. Với doanh nghiệp, cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất chính là ba bước quan trọng để chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh và mục tiêu cao hơn là Net Zero.
T.S George Mathew, khi doanh nghiệp đạt được Net Zero, nhiều cơ hội lớn hơn sẽ đến cho doanh nghiệp. Trong đó, từ nâng tầm thương hiệu, lợi thế cạnh tranh, cho đến giảm thiểu nhiều rủi ro để sớm thích ứng với tình hình chuyển dịch của thế giới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu Net Zezo, doanh nghiệp sẽ có nhiều việc phải làm.
Cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam tại Hội nghị thưởng đỉnh về biến đối khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc lịch sử, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế Xanh, bền vững. Doanh nghiệp tại Việt Nam với những bước đi tiên phong trong tiến trình Net Zero được đánh giá với nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là việc nắm bắt xu hướng chuyển dịch Xanh trên thế giới và Việt Nam.
Gần đây, chúng tôi nhận thấy những cam kết và sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ban ngành, giới doanh nghiệp và toàn dân được thế giới đánh giá rất cao. Từ những kinh nghiệm quốc tế, cộng với những hiểu biết về thị trường, để đạt được những cam kết này, Việt Nam cần xây dựng những chiến lược, kế hoạch hành động chi tiết và đưa ra được lộ trình cụ thể. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, những nỗ lực vận động của mạng lưới để đưa Net zero thành mục tiêu trong các Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu là một hướng tiếp cận đúng đắn.
Ông George Mathew cũng cho rằng, việc thực hiện cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng về 0 đối với doanh nghiệp – là đầu tàu của nền kinh tế có một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và góp phần tăng lợi thế cạnh tranh về mặt dài hạn. Khi đạt được Net Zero, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi ích.
Để đạt được mục tiêu Net Zero Việt Nam còn nhiều việc phải làm |
Thứ nhất là danh tiếng. Các công ty đạt được Net Zero có thể nâng cao danh tiếng vì có trách nhiệm với môi trường và bền vững, điều này có thể thu hút nhiều khách hàng, nhà đầu tư.
Thứ 2 việc xây dựng lộ trình Net Zero dần trở thành quy định bắt buộc. Khi chính phủ tăng cường thực hiện các quy định để giảm phát thải khí nhà kính và việc đạt được mức Net Zero có thể giúp các công ty tuân thủ pháp luật và tránh được các hình phạt phạt cũng như việc bị truy cứu trách nhiệm.
Thứ 3 là giảm thiểu được nhiều rủi ro. Quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế Net Zero là không thể tránh khỏi và các công ty đi trước trong việc xây dựng lộ trình giảm phát thải và thích ứng với các hoạt động bền vững sẽ giảm thiêu các rủi ro liên quan đến quá trình dịch chuyển.
Thứ 4, các công ty đạt được mức phát thải Net Nero có lợi thế cạnh tranh so với các công ty đi trước trong việc xây dựng lộ trình giảm phát thải và thích ứng với các hoạt động bền vững sẽ giảm thiểu các rủi ro liên quan đến quá trình dịch chuyển.
Thêm vào đó, việc nắm bắt cơ hội đổi mới về năng lượng sạch, sản phẩm bền vững và quy trình hiệu quả, có thể tạo ra nguồn doanh thu mới và cơ hội thị trường rộng mở. Và, khi đạt được Net Zero, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng bằng cách áp dụng các khái niệm về “sản xuất tinh gọn”. Hiệu suất quy trình giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và thúc đẩy các hoạt động tìm nguồn cung ứng bền vững.
Cuối cùng, việc giảm chi phí OPEX và tăng khả năng sinh lời cũng là một điều rất quan trọng. Và một yếu tố không thể bỏ qua chính là việc dễ dàng tiếp cận được nguồn vay ưu đãi với nhiều lựa chọn tài chính với chi phí vay thấp hơn.
Lợi ích thì có thể thấy rõ, tuy nhiên phải nói đến những khó khăn và thách thức nhất định đối với doanh nghiệp khi tham gia lộ trình này. Tôi có thể tóm gọn nó trong 5 yếu tố: “Thứ nhất là báo cáo, trước đây việc dịch chuyển xanh là quá trình tự nguyện của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên vài năm trở đây, quá trình này trở thành quy trình bắt buộc, các doanh nghiệp sẽ liên quan đến việc giải trình và tuân thủ theo pháp luật. Tiếp đó, là thẩm định đánh giá, các dữ liệu, quy trình triển khai cần phải được đơn vị độc lập, uy tín, đủ trình độ chuyên môn cấp chứng chỉ đánh giá một cách minh bạch. Đặc biệt, yếu tố then chốt là chất lượng của dữ liệu, không chỉ thu thập từ các nguồn căn bản ERP-AIP, tức là các dữ liệu có sẵn, trong nội bộ doanh nghiệp hoặc đơn vị thứ ba mà dữ liệu để đánh giá cần phải minh bạch, xảy ra tại thời gian thực, được ghi nhận liên tục. Dữ liệu thực này chỉ một số ít đơn vị công nghệ hàng đầu có thể làm được.
Ngoài khó khăn về ngân sách, thì rủi ro của việc tuyên bố GreenWashing chính là vấn đề. Các doanh nghiệp cần phải nhận thức được việc này về sản phẩm của mình nhằm bảo vệ quyền lợi và danh tiếng trước các vụ kiện tụng pháp lý dưới hình thức Greenwashing trên khắp các quốc gia mà họ bán hàng hoặc hoạt động, ông George Mathew nói thêm.
Đặc biệt, để đạt được Net Zero, doanh nghiệp cần có lộ trình nhất định, theo tôi, trước hết cần kiểm toán sinh thái Eco Audit và kiểm kê phát thải khí nhà kính cho tổ chức/nhà máy/công ty…; Nghiên cứu phân tích các giải pháp giảm phát thải, tối ưu hiệu quả sử dụng các nguồn lực (Resource Efficiency), cần hoàn thiện quy trình đăng ký, báo cáo theo tiêu chí SBTi (là tổ chức Sáng kiến mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học, là sự hợp tác giữa CDP, United Nations, Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Quỹ bào tồn Thiên nhiên thế giới (WWF), tổ chức phi lợi nhuận We Mean Business Coalition). Dựa trên nền tảng IoT, trí tuệ nhân tạo AI & Blockchain để báo cáo và giám sát REAL TIME thông qua nền tảng phân tích Platform. Song song truyền thông cho các bên liên quan về lộ trình Net Zero của doanh nghiệp; cuối cùng xác định phần phát thải cần bù trừ để đạt Net Zero.
Ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, cho rằng, để đạt được mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính, cần xác định các nguồn phát thải, phương pháp đo lường, kiểm kê phát thải từ thực tế hoạt động, từ đó sẽ có cơ sở để triển khai các sáng kiến, giải pháp rồi đến lộ trình giảm phát thải công khai và minh bạch, mang lại hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, từ nỗ lực của doanh nghiệp theo từng lộ trình cụ thể, cũng cần sự hỗ trợ với các cơ chế chính sách từ phía cơ quan Chính phủ trong việc bổ sung nguòn lực về nguồn vốn xanh và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, giải pháp mới. Từ đó, tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục hành chính, hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các đơn vị đang thực hiện tốt hoặc có lộ trình cắt giảm phát thải rõ ràng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiên phong, tạo động lực cho các doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Theo các chuyên gia, để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, rất nhiều mục tiêu liên quan cần điều chỉnh tổng thể. Cần thiết được “bóc tách”, tính toán bằng “kịch bản Net Zero 2050” chi tiết...Ngoài quyết tâm về chính trị, rất cần sự vào cuộc của các thành phần kinh tế, xã hội ở các cấp, các địa phương khác nhau. Đặc biệt, Việt Nam phải xây dựng chính sách và có những hành động thực tế nhằm thu hút, kêu gọi sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, địa phương nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm phát thải...
Bài 1: Năng lượng tái tạo, giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Tại Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ... |
Bài 2: Phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng lớn, rào cản nhiều Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển điện gió ngoài khơi và nếu làm tốt quy hoạch không gian biển, sẽ giúp nâng cao ... |