Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi kiều bào tiếp tục đóng góp cho đất nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Với đất nước, dân tộc Việt Nam thì cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các kiều bào tiêu biểu về dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ IV và Diễn đàn Tri thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: VPCTN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các kiều bào tiêu biểu về dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ IV và Diễn đàn Tri thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: VPCTN

Chiều 23/8, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đoàn đại biểu kiều bào tiêu biểu nhân dịp về nước dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4, dự Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Cùng dự buổi gặp mặt có đồng chí: Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các Ủy viên Trung ương Đảng Bùi Thanh Sơn (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), Mai Văn Chính (Trưởng Ban Dân vận Trung ương), Nguyễn Thị Thu Hà (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, cùng 60 kiều bào tiêu biểu, đại diện cho hơn 400 đại biểu kiều bào từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, diễn ra vào thời điểm then chốt khi cả dân tộc ta đang nỗ lực và tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng; đồng thời, đây cũng là tròn 20 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, các Hội người Việt Nam ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và tình cảm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân trong nước cũng như cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài. Nhiều đề xuất, kiến nghị chính sách của kiều bào đã được các cơ quan chức năng trong nước ghi nhận, chuyển hóa thành các chính sách, quy định pháp luật và được bà con đánh giá cao.

Với đất nước, dân tộc Việt Nam thì cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. Ảnh: VPCTN

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng và xúc động khi được gặp mặt bà con kiều bào đúng vào những ngày tháng 8 lịch sử và chuẩn bị kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chào mừng bà con về với quê hương và gửi những tình cảm, lời thăm hỏi tới những người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, với đất nước, dân tộc Việt Nam thì cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời. Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay để đón nhận những tình cảm, đóng góp quý báu của bà con, từ đó xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh của mọi dòng máu Việt.

Thông tin về tình hình đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, cả nước đang tập trung bứt tốc, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã đề ra, đồng thời chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ 14 của Đảng.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tác động do đại dịch Covid-19 và xung đột ở các nơi trên thế giới nhưng đất nước ta vẫn cơ bản hoàn thành các mục tiêu.

Từ một đất nước khó khăn trải qua chiến tranh trở thành nước có quy mô kinh tế đứng trong top 40 thế giới, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng cao; như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định "đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, có tiềm lực, có vị thế như ngày nay".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, Đại hội 14 của Đảng là dấu mốc quan trọng, là mốc son của thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trên con đường đi lên CNXH, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chiến lược 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước. Với mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Mục tiêu phát triển đất nước cũng nhằm nâng cao đời sống của người dân, mọi người đều bình đẳng, không ai bị bỏ lại phía sau.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, đất nước muốn phát triển thì cần sự đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết thống nhất rất cao, huy động sức mạnh của toàn dân.

Hướng tới xây dựng nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu kiều bào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu kiều bào. Ảnh: VPCTN

Đảng, Nhà nước xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố quan trọng để góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng 6 triệu đồng bào ta ở nước ngoài "muôn người như một, cùng một niềm tin, ý chí, nỗ lực hướng tới thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc".

Năm 1946, Bác Hồ nhắn nhủ với kiều bào: “Mỗi kiều bào phải là một đại sứ nhân dân của Việt Nam”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, đất nước ta có đạt được những thành tựu trước hết "ý Đảng phải hợp với lòng dân" cùng với sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có đóng góp quý báu của kiều bào ta.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, kiều bào đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội... Nhiều kiều bào mong muốn mang những tri thức của thế giới về đóng góp cho đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch cho rằng đây là nguồn lực rất lớn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến, tham mưu tâm huyết của kiều bào trong lĩnh vực công nghệ cao, phát triển xanh, kinh tế, đại đoàn kết dân tộc, văn hóa, tiếng Việt…

Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn giáo, bà con kiều bào đã, đang góp phần giữ gìn bản sắc và quảng bá văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, mến khách, góp phần nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò, vị thế ở các nước sở tại. Lãnh đạo các nước đánh giá cao cộng đồng người Việt trong sự phát triển, ổn định của nước sở tại. Tại một số nước, cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số.

Nhiều tấm gương người Việt trong lao động, học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh đã góp phần làm rạng rỡ đất nước, dân tộc khắp năm châu, bốn biển.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi các chuyên gia, trí thức, nhà khoa học tiếp tục đem trí tuệ, kinh nghiệm, tri thức để hiến kế, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn bà con phát huy vai trò cầu nối mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới, quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta với bạn bè quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng mong muốn thời gian tới sẽ có thêm nhiều kiều bào như các nhà khoa học Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Trần Hữu Tước về chung tay góp sức xây dựng đất nước. Bởi đất nước muốn phát triển không còn con đường nào khác là phải ứng dụng khoa học công nghệ mới, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn...

"Đồng bào ta dù có đi đâu, ở đâu, làm gì, cuộc sống thuận lợi hay khó khăn nhưng trong trái tim vẫn luôn luôn nồng ấm tình yêu quê hương, đất nước và luôn nhớ rằng tiếng Việt là hồn của dân tộc. Dù sống xa quê hương, bà con cần giữ gìn tiếng Việt, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc để con cháu không quên cội nguồn", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi gắm.

Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao

Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao

Sau 01 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 26/8.
Ông Nguyễn Hải Ninh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Ông Nguyễn Hải Ninh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Ngày 26/8, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội Khóa XV đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Ông Đỗ Đức Duy giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ông Đỗ Đức Duy giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thay ông Đặng Quốc Khánh.
Ông Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ

Ông Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ

Quốc hội Khóa XV đã phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ

Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Hồ Đức Phớc giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ông Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ

Ông Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26/8, tại kỳ họp bất thường, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hòa Bình giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội bầu ông Lê Minh Trí giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Quốc hội bầu ông Lê Minh Trí giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Chiều 26/8, tại Nhà Quốc hội, với đại đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Trí.
Ông Nguyễn Huy Tiến được bầu giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Ông Nguyễn Huy Tiến được bầu giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chiều ngày 26/8, tại Kỳ họp bất thường thứ 8, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Tiến.
Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Đúng 8h sáng thứ hai, ngày 26/8, Quốc hội khóa XV, họp Kỳ họp bất thường lần thứ 8 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Đắk Lắk: Trao tặng 450 phần quà cho học sinh khó khăn có thành tích tốt

Đắk Lắk: Trao tặng 450 phần quà cho học sinh khó khăn có thành tích tốt

CLB Hiến máu khu vực Tây nguyên phối hợp Phòng CSGT Công An Tỉnh Đắk Lắk trao tặng 450 phần quà đến học sinh nghèo, học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học mới 2024 - 2025.
Đề xuất 2 chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán

Đề xuất 2 chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, trong đó có Luật Kế toán.
Quốc hội họp bất thường lần thứ 8 xem xét công tác nhân sự

Quốc hội họp bất thường lần thứ 8 xem xét công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần 8 để xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực phát triển

Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 yêu cầu với quá trình xây dựng các dự án luật để trình Quốc hội, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Sẽ trình Quốc tại Kỳ họp thứ 8 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Sẽ trình Quốc tại Kỳ họp thứ 8 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, dự án luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp.
Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm

Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, không chỉ đối với lĩnh vực liên quan đến Ban Chỉ đạo mà cả trong hoạt động thực thi của các bộ, ban, ngành, cơ quan. Thời gian qua, các bộ, ngành, nhất là các bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp về bảo đảm an toàn thực phẩm có nhiều cố gắng, đạt được kết quả tích cực.
30 năm xây dựng và phát triển, phường Phúc La khẳng định là lá cờ đầu của quận Hà Đông

30 năm xây dựng và phát triển, phường Phúc La khẳng định là lá cờ đầu của quận Hà Đông

30 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Phúc La đã tập trung khắc phục mọi khó khăn, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của phường. Trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay, chính quyền và nhân dân phường Phúc La đã được tặng 11 bằng khen của các cấp từ Trung ương đến Thành phố; Đảng bộ phường Phúc La được 27/29 năm đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc.
Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không có chuyện điều hành giá điện có nhiều bất cập gây thua lỗ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không có chuyện điều hành giá điện có nhiều bất cập gây thua lỗ

Tại phiên chất vấn ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/8, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận được nhiều câu hỏi của các đại biểu xoay quanh điều hành giá điện, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan và câu trả lời “đắng lòng” từ nông dân Bình Phước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và câu trả lời “đắng lòng” từ nông dân Bình Phước

Người đứng đầu ngành Nông nghiệp cho biết rất đắng lòng khi nhận được câu trả lời từ bà con tỉnh Bình Phước “giờ trồng sầu riêng thu nhập 1 tỷ đồng/hecta, còn trồng điều 35-40 triệu, ông nghĩ chúng tôi nên như thế nào?".
Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình làm Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình làm Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô giữ chức Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô kể từ ngày 21/8/2024, với thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế

Đóng ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều thành viên Ủy ban cho rằng, việc sửa đổi Luật phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm giảm thiểu tốn kém về kinh phí và áp dụng hiệu quả trong thực tế.
Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Tại Phiên họp thứ 36, sáng 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Việc sửa đổi Luật này nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Sửa đổi Luật Điện lực để xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, canh tranh, minh bạch

Sửa đổi Luật Điện lực để xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, canh tranh, minh bạch

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự kiến dự án Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (10/2024) tới đây. Góp ý vào dự án luật, nhiều ý kiến đề nghị, quy định tại dự thảo phải thể chế hóa đầy đủ quy định tại Nghị quyết 55-NQ/TW nhằm xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh và minh bạch…
Thanh Hóa: Tổ chức kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hóa: Tổ chức kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Sáng 20/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Hà Nội có thêm 8 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu

Hà Nội có thêm 8 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 4151/QĐ-UBND công nhận 8 xã thuộc các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 3) năm 2023.
Cần giải pháp quyết liệt hơn trong phòng chống tội phạm khai thác khoáng sản

Cần giải pháp quyết liệt hơn trong phòng chống tội phạm khai thác khoáng sản

Tại Phiên họp thứ 36, diễn ra vào chiều 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7. Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Bộ Công an phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương có giải pháp quyết liệt hơn trong phòng chống tội phạm liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử lý các trang mạng giả mạo…
Cách mạng Tháng Tám - một kỳ tích lịch sử

Cách mạng Tháng Tám - một kỳ tích lịch sử

Cuộc Cách mạng tháng Tám là một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động