Tình cảm sâu nặng của kiều bào các nước đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi đều chung cảm dòng cảm xúc nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn với người lãnh đạo được nhân dân gửi trọn niềm tin yêu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương năm 2019. Ảnh TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương năm 2019. Ảnh TTXVN

Dù bận trăm công nghìn việc, lịch trình hoạt động dày đặc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành thời gian gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện trách nhiệm, tình cảm đặc biệt dành cho kiều bào.

Như phát biểu tại chương trình Xuân Quê hương 2019, Tổng Bí thư từng nói: "Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc."

Những lời nói chân thành, cử chỉ và ánh mắt trìu mến hay cái bắt tay thật ấm áp trong các cuộc gặp gỡ thân mật đã để lại ấn tượng không thể quên với hàng triệu con Lạc cháu Hồng xa Tổ quốc. Vì vậy, khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đều chung cảm dòng cảm xúc nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn với người lãnh đạo được nhân dân gửi trọn niềm tin yêu.

Dành tin yêu cho thế hệ trẻ tài năng

Với Ninh Đức Hoàng Long, kiều bào Hungary, khi nghe tin Tổng Bí thư từ trần, anh bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Long tin rằng, chắc chắn đây không chỉ là nỗi buồn của riêng anh mà còn là mất mát to lớn của toàn dân tộc.

Chia sẻ những kỷ niệm may mắn được gặp Tổng Bí thư, Ninh Đức Hoàng Long kể, là nghệ sỹ Opera của Nhà hát Opera quốc gia Hungary, trong cuộc gặp gỡ ngoại giao cấp nhà nước Việt Nam-Hungary vào tháng 10/2018, anh vinh dự được biểu diễn để đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước tại Nhà Quốc hội Hungary.

Sau buổi biểu diễn, có cơ hội gặp trực tiếp Tổng Bí thư, trong lòng chàng trai 33 tuổi dâng lên cảm xúc khó tả khi nhìn thấy nụ cười ấm áp và ánh mắt trìu mến, quan tâm của Tổng Bí thư.

"Bác nói rằng, bác rất vui và tự hào, dặn dò tôi tiếp tục cố gắng trau dồi để xây dựng hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam ta nơi xứ người và tiếp tục làm cầu nối văn hóa giữa hai đất nước. Những lời nói ấy không chỉ là sự khích lệ mà còn là một lời nhắn gửi đầy tình cảm và trách nhiệm," Long nghẹn ngào kể lại.

Bốn tháng sau, trong chuyến trở về tham dự chương trình Xuân Quê hương năm 2019 cùng Đoàn đại biểu kiều bào Việt Nam tiêu biểu, Hoàng Long một lần nữa vinh dự được gặp Tổng Bí thư trong buổi Lễ dâng hương tại đền Ngọc Sơn.

Kể lại khoảnh khắc này, Hoàng Long vẫn nhớ như in cảm giác xúc động khi giữa hàng trăm kiều bào, Tổng Bí thư vẫn nhận ra và bắt tay Long. Được gặp bác hai lần, lần nào cũng để lại trong Ninh Đức Hoàng Long những ấn tượng sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn.

"Hình ảnh giản dị, mộc mạc và tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng tôi. Tôi cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm chân thành của bác dành cho cộng đồng người Việt xa Tổ quốc cũng như tầng lớp văn nghệ sĩ nước nhà. Chính sự quan tâm và động viên này đã giúp tôi và nhiều người khác trong cộng đồng kiều bào thêm gắn bó với cội nguồn và tự hào về đất nước. Những lời dạy và tấm gương của Tổng Bí thư sẽ mãi mãi là nguồn động lực để tôi và thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục phấn đấu có nhiều đóng góp và xây dựng thiết thực cho đất nước," anh Ninh Đức Hoàng Long xúc động chia sẻ.

Truyền cảm hứng đại đoàn kết dân tộc

Là kiều bào học tập, sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc gần 20 năm qua, Tiến sỹ Trần Hải Linh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc vinh dự được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 2 lần tại Hàn Quốc, trên cả cương vị là Chủ tịch Quốc hội (năm 2008) và sau đó là Tổng Bí thư (năm 2014).

Ngay sau Lễ đón tiếp trọng thị khi đến Hàn Quốc, khoảng chiều tối 1/10/2014, tại Thủ đô Seoul, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Đại sứ quán và nói chuyện thân mật với cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc. Trong lịch trình chuyến thăm dày đặc, cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện tình cảm, sự yêu quý với đồng bào xa Tổ quốc.

Lúc đó, với cương vị là Chủ tịch Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, anh Trần Hải Linh vinh dự được đại diện cộng đồng gửi bó hoa tươi thắm tới Tổng Bí thư.

Trong buổi gặp mặt, anh Linh cho biết, không chỉ anh mà cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đều bày tỏ cảm động và ấn tượng với những lời nói từ tốn, ấm áp của Tổng Bí thư. Đó là: “Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, luôn tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt ổn định cuộc sống, hòa nhập xã hội sở tại; giúp cộng đồng duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về quê hương đất nước."

Đại đoàn kết và duy trì, phát triển văn hóa dân tộc là 2 trong số nhiều vấn đề Tổng Bí thư nhấn mạnh rất nhiều lần. Tổng Bí thư mong muốn bà con nghiêm túc chấp hành luật pháp của nước sở tại, đoàn kết tương trợ lẫn nhau; đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về quê hương đất nước; chung tay với Đảng và Nhà nước, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển thực chất, hiệu quả hơn nữa.

Lần thứ hai gặp Tổng Bí thư, anh Trần Hải Linh cho biết, đó là trong chương trình Xuân Quê hương năm 2019. Sau khi thực hiện nghi thức truyền thống thả cá chép, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã thân mật trò chuyện với từng đại diện kiều bào của các nước. Bác ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, công tác, làm ăn kinh doanh của bà con kiều bào; động viên bà con luôn đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hòa nhập xã hội sở tại, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước.

Anh Trần Hải Linh kể lại, khi đến lượt mình, Tổng Bí thư nói: "Kiều bào Hàn Quốc đây rồi" và anh được nắm tay bác rất chặt và rất lâu. Anh báo cáo ngắn gọn về tình hình cộng đồng, Tổng Bí thư nói: "Hãy cố gắng nhiều hơn Linh nhé!" sau đó quay sang nói với tất cả bà con kiều bào có mặt ở buổi lễ: "Chúc tất cả bà con ta sang năm mới sức khỏe, an khang thịnh vượng, mọi điều tốt đẹp để đất nước mình phát triển nữa nhé."

"Tổng Bí thư cũng giản dị và gần gũi với nhân dân, truyền cảm hứng cho tất cả bà con kiều bào về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc," anh Linh chia sẻ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương năm 2019 thực hiện nghi thức thả cá chép theo phong tục truyền thống. Ảnh TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương năm 2019 thực hiện nghi thức thả cá chép theo phong tục truyền thống. Ảnh TTXVN

Tấm gương khiêm tốn, mẫu mực, giản dị

Khi nghe tin Tổng Bí thư từ trần, Tiến sỹ Nguyễn Duy Nhiên, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc không khỏi bàng hoàng, đau buồn và thương xót. Bởi trong tâm trí và ấn tượng của ông cũng như cộng đồng người Việt Nam tại Séc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo được nhân dân gửi trọn niềm tin yêu, kính trọng.

Những dấu ấn của Tổng Bí thư để lại không chỉ động viên, tạo niềm tin mà còn nâng cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam tại Séc nói riêng, kiều bào trên khắp thế giới nói chung, hướng về quê Cha, đất Tổ. Có thể nói rằng, trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách đã thể hiện rất rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời thu hút, huy động được nguồn lực, tình cảm, tinh thần đoàn kết của kiều bào.

Tiến sỹ Nguyễn Duy Nhiên chia sẻ, Tổng Bí thư là người nhân hậu, nhân văn, là tấm gương sáng về đạo đức, hết lòng hy sinh vì đất nước; song ông cũng là người giản dị, gần gũi, dành nhiều tình cảm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tiến sỹ Nguyễn Duy Nhiên nhớ lại chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc vào năm 2009 trên cương vị Chủ tịch Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Địa điểm đầu tiên Chủ tịch Quốc hội đến thăm là Trung tâm dạy tiếng Việt dành cho con em kiều bào tại Séc. Chủ tịch Quốc hội đã ân cần dặn dò trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn tiếng Việt cho các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài...

Vinh dự được gặp Tổng Bí thư khi tham gia chương trình Xuân Quê hương năm 2019, Tiến sỹ Nguyễn Duy Nhiên kể lại: "Đó là cái bắt tay rất chặt, nồng ấm và tình cảm. Tôi không thể nào quên. Báo cáo với Tổng Bí thư, cộng đồng người Việt tại Séc đã được Chính phủ Séc công nhận là dân tộc thiểu số thứ 14, tôi thấy Tổng Bí thư vui lắm, gật đầu và cười trìu mến."

Trong bối cảnh nhiều thuận lợi xen lẫn khó khăn, nhiều biến động của thế giới, khu vực, ông Nguyễn Duy Nhiên đặc biệt ấn tượng nhất với yêu cầu xây dựng một nền ngoại giao toàn diện hiện đại, mang bản sắc cây tre Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhờ chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cộng đồng người Việt Nam ở Séc nói riêng, ở khắp nơi trên thế giới nói chung đều an tâm học tập, sinh sống và làm việc.

"Nhớ về Tổng Bí thư, mỗi kiều bào lại nhớ về một tấm gương sáng ngời phẩm chất đạo đức cách mạng; từ đó củng cố niềm tin yêu đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung tay xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh", ông Nguyễn Duy Nhiên nói.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Ba Lan, Séc và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Ba Lan, Séc và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ

Ngày 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos và làm việc song phương tại Thụy Sĩ, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga

Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15/1.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội

Thanh Hóa: Đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội

Ngày 13/01, Công an tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền năm 2024; mở đợt cao điểm tuyên truyền nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng

Sáng 13/1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt.
Đề xuất giữ nguyên tên 5 Bộ sau hợp nhất

Đề xuất giữ nguyên tên 5 Bộ sau hợp nhất

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Đồn Biên phòng Trà Cổ - “Lá chắn thép” vùng biên

Đồn Biên phòng Trà Cổ - “Lá chắn thép” vùng biên

Bảo vệ chủ quyền biên giới phức tạp gồm cả sông và biển, Đồn Biên phòng Trà Cổ (Quảng Ninh) đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác như Cảnh sát biển, Hải quan và các cơ quan liên quan, không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thủ tướng  Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/1/2025 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí ưu tiên tập trung trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung liên quan đến thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Ban hành bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo

Ban hành bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHĐT quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh.
Hội Nhà báo Thanh Hoá triển khai nhiệm vụ năm 2025: Tiếp tục đổi mới, đa dạng các hoạt động

Hội Nhà báo Thanh Hoá triển khai nhiệm vụ năm 2025: Tiếp tục đổi mới, đa dạng các hoạt động

Sáng ngày 10/1, Hội Nhà báo Thanh Hoá tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, trao giải Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” lần thứ 2.
Thành phố Thanh Hóa gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp đón Xuân Ất Tỵ 2025

Thành phố Thanh Hóa gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp đón Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng ngày 9/1/2025, Thành phố Thanh Hóa đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung Ương tại Thanh Hóa và cơ quan báo chí địa phương trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nhân dịp năm mới và chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025.
Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng 8-10% năm 2025

Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng 8-10% năm 2025

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8%, thậm chí 10% nếu thuận lợi, còn các địa phương đầu tàu phấn đấu cao hơn mức chung cả nước.
Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 04/01/2025, Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đồng chí Nguyễn Viết Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, nhiệm kỳ 2025 – 2027.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam đã đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam đã đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam đang có đủ 5 yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước; Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên; quy định mới về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; 2 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025.
Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; Luật Đường bộ 2024; Luật Thủ đô 2024; Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024; Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024; ... là những Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025!

CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025!

Chào mừng năm 2025, một chặng đường mới đang mở ra trước mắt chúng ta! Đón chào năm 2025, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng tương lai sẽ tươi đẹp hơn, bởi những gì chúng ta đã gieo mầm từ năm trước sẽ nảy nở thành những thành quả rực rỡ trong năm mới.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trả lời phỏng vấn TTXVN.
Khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước phồn vinh, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước phồn vinh, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Những vấn đề cơ bản của môn Mĩ thuật trong Chương trình GDPT năm 2018 cấp THPT

Những vấn đề cơ bản của môn Mĩ thuật trong Chương trình GDPT năm 2018 cấp THPT

Giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông có trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực thẩm mĩ. Thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tôn trọng, kế thừa giá trị văn hoá, nghệ thuật dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ thời đại, phát huy tinh thần sáng tạo phù hợp với sự phát triển xã hội.
Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản

Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản

Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, với 446/448 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, (đạt tỷ lệ 93,11%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản, tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.
6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2024 gồm 4 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế GTGT đầu vào…
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Chọn môn Công nghệ thi tốt nghiệp THPT: Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học, cao đẳng nào?

Chọn môn Công nghệ thi tốt nghiệp THPT: Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học, cao đẳng nào?

Môn Công nghệ lần đầu tiên được đưa vào môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Vậy khi lựa chọn môn Công nghệ là môn thi tốt nghiệp THPT học sinh sẽ có cơ hội học đại học, cao đẳng các ngành, lĩnh vực về kỹ thuật nào? Hãy cùng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trò chuyện với PGS.TS. Đồng Huy Giới, Giảng viên cao cấp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Chủ biên sách giáo khoa Công nghệ THPT của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Từ ngày 25/12, tài khoản mạng xã hội phải được xác thực mới được đăng bài

Từ ngày 25/12, tài khoản mạng xã hội phải được xác thực mới được đăng bài

Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng đã được Chính phủ ban hành ngày 09/11/2024, thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích, hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Hào khí Quân đội Nhân dân Việt Nam kết nối các thế hệ

Hào khí Quân đội Nhân dân Việt Nam kết nối các thế hệ

Hưởng ứng 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, các khu di tích, bảo tàng, triển lãm đang là điểm đến đông đảo, thu hút nhiều thế hệ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động