Thủ tướng: 6 trọng tâm, 11 nhiệm vụ để tăng cường liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các lĩnh vực trọng tâm, những nhiệm vụ rất cụ thể để tăng cường liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng, nâng cao tính tự lực, tự cường của các địa phương, góp phần phát triển vùng, phát triển đất nước.
Thủ tướng: 6 trọng tâm, 11 nhiệm vụ để tăng cường liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm triển khai đường lối Đại hội XIII của Đảng về 6 vùng kinh tế-xã hội, trong đó có vùng ĐBSH - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 20/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng.

Liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển

Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đây là bước cụ thể triển khai thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; đổi mới cơ chế điều phối, thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng-an ninh.

Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm triển khai đường lối Đại hội XIII của Đảng về 6 vùng kinh tế-xã hội, trong đó có vùng ĐBSH. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng nhắc lại, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh, cần quán triệt, thống nhất cao về nhận thức và hành động ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương về vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của vùng và liên kết vùng; coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển của các địa phương trong vùng.

Cùng với đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên kết ngành.

Chỉ hơn 2 tháng sau, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị, đề ra các chỉ tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 30. Trong đó có việc nghiên cứu, xây dựng thể chế điều phối vùng đủ mạnh để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả điều phối, liên kết vùng, tập trung vào một số lĩnh vực, như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề về môi trường liên tỉnh, phát triển các cụm liên kết ngành về môi trường…

Thủ tướng: 6 trọng tâm, 11 nhiệm vụ để tăng cường liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng
Thủ tướng nêu rõ các lĩnh vực trọng tâm, những nhiệm vụ rất cụ thể để tăng cường liên kết vùng ĐBSH, nâng cao tính tự lực, tự cường của các địa phương, góp phần phát triển vùng, phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiềm năng, lợi thế rất lớn, vị trí chiến lược quan trọng

Phân tích thêm về vị trí, vai trò, tiềm năng vùng ĐBSH, Thủ tướng nêu rõ, vùng gồm 11 tỉnh, thành phố trực, chiếm 6,42% diện tích (21.278 km2). Vùng có trình độ phát triển kinh tế thứ hai trên cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2005-2020, tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 7,94%/năm, năm 2020, chiếm 29,4% GRDP cả nước, thu nhập bình quân gấp 1,3 lần bình quân cả nước, tỉ lệ đô thị hóa trên 41%, trên 99% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Vùng là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; là cửa ngõ phía bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế; là vùng đất rất màu mỡ và giàu tiềm năng phát triển.

Thủ đô Hà Nội, hạt nhân phát triển vùng; trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ; có bề dày phát triển hàng nghìn năm gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hệ sinh thái giao thông cơ bản đầy đủ, hệ thống giao thông kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và cảng biển) kết nối với 4 tuyến hành lang kinh tế liên vùng và quốc tế; là điểm trung chuyển hàng hóa cho các tỉnh phía bắc.

Vùng biển có diện tích lớn, có tiềm năng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ.

Đây cũng là vùng đất "địa linh nhân kiệt", có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc với nền văn hóa sông Hồng, văn minh lúa nước; có 3 di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, 52 di tích quốc gia đặc biệt...

Vùng có nguồn nhân lực dồi dào với dân số 23,22 triệu người (chiếm 23,65% dân số cả nước); đội ngũ trí thức giỏi và lực lượng lao động có chất lượng cao.

Tuy nhiên, kinh tế-xã hội vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí; các địa phương phát triển không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước ở một số địa phương chưa bền vững. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng giao thông thiếu kết nối. Hạ tầng du lịch còn yếu. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Chưa hình thành các cụm liên kết ngành, các vùng sản xuất nông sản tập trung…

Thủ tướng: 6 trọng tâm, 11 nhiệm vụ để tăng cường liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng
Đại diện lãnh đạo các tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nâng cao tính tự lực, tự cường của các địa phương

Cơ bản nhất trí với các báo cáo và nhiều ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối vùng tổng hợp, tiếp thu để hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động của Hội đồng trong 6 tháng cuối năm 2023 và các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.

Về quan điểm, định hướng liên kết vùng, Thủ tướng nêu rõ, Hội đồng điều phối góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong liên kết, kết nối vùng, nhưng các tỉnh, thành phố cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ ỷ lại. Hội đồng không làm thay việc của cấp ủy, chính quyền các địa phương, mà tập trung điều phối, liên kết, đôn đốc, kiểm tra, tạo xu thế, phong trào để làm tốt, sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng, xử lý các vấn đề còn vướng mắc, nâng cao tính tự lực, tự cường của các địa phương, tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần phát triển vùng, phát triển đất nước.

Liên kết vùng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; trong bối cảnh hiện nay cần tập trung ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng, gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Cùng với đó, liên kết vùng góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Không phân mảnh, không chia cắt, phát huy sức mạnh tổng hợp

Thủ tướng nhấn mạnh 6 nội dung quan trọng về liên kết, kết nối vùng, trước hết là trong việc thúc đẩy 3 đột phá chiến lược.

Thứ nhất, kết nối hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng, tuyến đường ven biển từ Thanh Hóa ra Quảng Ninh; kết nối hạ tầng kỹ thuật về điện, nước, viễn thông.

Thứ hai, về kết nối phát triển, đào tạo và sử dụng nhân lực, Thủ tướng lấy ví dụ về việc điều động nhân lực tại các địa phương của vùng trong phòng chống COVID-19.

Thứ ba, kết nối xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi, đặc thù, vượt trội cho vùng.

Thứ tư, về tài chính, cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho vùng và tạo liên kết, phát huy vai trò nguồn vốn của các địa phương theo tinh thần Nghị quyết 30 là cho phép ngân sách địa phương đầu tư các dự án vùng và liên kết vùng. Cùng với đó, đẩy mạnh liên kết, hợp tác công tư theo Luật PPP và liên kết thu hút đầu tư FDI, sử dụng nguồn vốn ODA. Tinh thần là không phân mảnh, không chia cắt, phát huy sức mạnh tổng hợp.

Thứ năm, liên kết phát triển hạ tầng xã hội (nhất là nhà ở), y tế, giáo dục, văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Thứ sáu, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng.

Thủ tướng: 6 trọng tâm, 11 nhiệm vụ để tăng cường liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, địa phương tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nghiên cứu triển khai các tuyến đường sắt trong vùng

Thủ tướng chỉ rõ 11 nhiệm vụ cụ thể trong triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Theo đó, các bộ, địa phương khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ điều phối cấp bộ, cấp tỉnh tinh gọn và giao việc cụ thể, bảo đảm bắt tay ngay vào các nhiệm vụ liên quan đến điều phối và liên kết vùng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch vùng và các tỉnh, thành phố trong quý III/2023, riêng Hà Nội trong quý IV/2023.

Thứ ba, về cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi, vượt trội cho vùng ĐBSH và xây dựng Luật Thủ đô, giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất các cơ chế, chính sách đổi mới nhằm phát triển vùng, trong đó có các cơ chế, chính sách về điều phối, phát triển liên kết vùng. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi.

Thứ tư, khẩn trương chuẩn bị các công việc, thủ tục để triển khai các dự án cụ thể, trong đó có dự án cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng; nghiên cứu phát hành trái phiếu trong nước hoặc vay vốn ODA với cơ chế đột phá để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, đường sắt kết nối Hà Nội với Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Lạc… Nghiên cứu thành lập hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng.

Thứ năm, nghiên cứu triển khai các dự án liên kết vùng trong bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trong bối cảnh nhiều nước có các phản ứng, chính sách mới về biến đổi khí hậu. Vùng cần tiên phong trong vấn đề này.

Bộ Công Thương tham mưu, phối hợp với các địa phương tăng cường liên kết trong phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại, bảo đảm không lãng phí nguồn lực.

Thứ bảy, liên kết trong hình thành, phát triển các khu công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo. Bộ KH&CN khẩn trương hoàn thành việc chuyển giao quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội trong tháng 8, phát huy vai trò của Khu công nghệ cao Hòa Lạc với cả vùng.

Bộ Nội vụ tham mưu, phối hợp để các địa phương đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, đa dang hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời, tổ chức các hội thảo khoa học, tập trung vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; liên kết trong cơ chế ứng phó thiên tai, sự cố, biến đổi khí hậu.

Thủ tướng nêu rõ, vào đầu quý IV/2023, Hội đồng sẽ kiểm điểm lại việc triển khai các nhiệm vụ tại Hội nghị lần thứ nhất và đầu tháng 12 năm 2023 sẽ giúp Bộ Chính trị sơ kết, đánh giá 1 năm triển khai Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị.

Thủ tướng: 3 lĩnh vực trọng tâm trong đẩy mạnh điều phối, liên kết vùng Đông Nam Bộ Thủ tướng: 3 lĩnh vực trọng tâm trong đẩy mạnh điều phối, liên kết vùng Đông Nam Bộ
Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia
Thủ tướng: Những việc pháp luật không cấm thì để người dân, doanh nghiệp làm Thủ tướng: Những việc pháp luật không cấm thì để người dân, doanh nghiệp làm
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam

70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với vị trí chiến lược và truyền thống cách mạng, Thanh Hóa được tin tưởng, giao nhiệm vụ cùng với các địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam không làm gián đoạn thương mại

Quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam không làm gián đoạn thương mại

Theo cơ quan chuyên môn của Việt Nam, khi xử lý hồ sơ về nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, Việt Nam không chỉ căn cứ vào an toàn thực phẩm mà còn căn cứ vào an toàn dịch bệnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Tổ chức Thú y Thế giới.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Ất Tỵ kéo dài 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Ất Tỵ kéo dài 9 ngày

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn trình Thủ tướng Chính phủ phương án nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025 dương lịch).
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, với 440 đại biểu có mặt tán thành, đồng chí Lương Cường đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

Sáng 21/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng nay (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sẽ xem xét, thông qua 15 dự án luật

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sẽ xem xét, thông qua 15 dự án luật

Chiều 20/10, tại Trung tâm Báo chí, Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì Họp báo thông tin về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.
Phát biểu kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII

Phát biểu kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận Hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.
Quảng Bình trồng mới gần 6.600ha rừng

Quảng Bình trồng mới gần 6.600ha rừng

Năm 2024, đã có thêm 4.500 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ FSC tại tỉnh Quảng Bình, nâng diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC toàn tỉnh lên 10.800ha.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đại tá Hồ Song Ân giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông

Đại tá Hồ Song Ân giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông

Đại tá Hồ Song Ân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông.
Huyện Tiên Du hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và phát triển lên thành phố

Huyện Tiên Du hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và phát triển lên thành phố

Nhằm hướng tới đô thị loại III và phát triển lên thành phố, trở thành cực tăng trưởng trong khu vực đô thị lõi của tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du đang tích cực triển khai và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị, nâng cao chất lượng người sống của người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải "thổi sức sống mới" vào ngành nông nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải "thổi sức sống mới" vào ngành nông nghiệp

Với xu thế "ăn ngon, ăn sạch", cạnh tranh lại rất lớn, Thủ tướng cho rằng cần phải "thổi sức sống mới" vào ngành nông nghiệp, ngành lúa gạo tại ĐBSCL - vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước.
Tập đoàn Hàn Quốc sắp đầu tư thêm 4 tỉ USD tại Việt Nam

Tập đoàn Hàn Quốc sắp đầu tư thêm 4 tỉ USD tại Việt Nam

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tập đoàn Hyosung dự kiến đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam.
Bộ Y tế đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực cho nhân viên y tế gấp 2 đến 3 lần

Bộ Y tế đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực cho nhân viên y tế gấp 2 đến 3 lần

Bộ Y tế vừa đề xuất tăng tiền phụ cấp cho ca mổ, trực và phụ cấp ăn cho nhân viên y tế lên gấp 2-3 lần so với mức hiện tại nhằm cải thiện thu nhập cho đội ngũ này.
Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Chống lãng phí", trong đó đưa ra giải pháp sửa đổi chính sách để giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí.
Việt Nam - Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

Trưa 13/10, tại trụ sở Chính phủ, ngay sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10.
Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế

Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133; Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.
Học viện Nông nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Học viện Nông nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Sáng ngày 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Huy động tối đa nguồn lực để vùng Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững

Huy động tối đa nguồn lực để vùng Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 11/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực vì một ASEAN tự lực, tự cường, đẩy mạnh kết nối, hướng tới tương lai

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực vì một ASEAN tự lực, tự cường, đẩy mạnh kết nối, hướng tới tương lai

Các hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào được đánh giá cao về sự năng động, chủ động, tích cực và trách nhiệm thông qua cách tiếp cận các vấn đề mang tính "toàn dân, toàn diện, toàn cầu". Như đánh giá của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Việt Nam là "ngôi sao của ASEAN", là hình mẫu của hoà bình và phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động