Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, sáng ngày 15/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).
Đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch trong các hợp hợp đồng dầu khí Loại bỏ rào cản, cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp

11h20: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung Phiên thảo luận

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Quốc hội đã làm việc tích cực, dân chủ, nghiêm túc, khẩn trương, có 23 ý kiến phát biểu. Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có giải trình làm rõ một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Các ý kiến thống nhất về sự cần thiết sửa đổi Luật Dầu khí để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển ngành dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đồng bộ hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước về dầu khí, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các đại biểu cũng cho ý kiến về tên gọi, phạm vi điều chỉnh dự án Luật, việc điều chỉnh các hoạt động trung, hạ nguồn dầu khí, chính sách thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, công tác tìm kiếm, thăm dò để gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí, căn cứ pháp lý để điều tra, khai thác các dạng năng lượng mới, phân công, phân cấp quản lý nhà nước về dầu khí,... Tổng Thư ký Quốc hội sẽ có báo cáo tổng hợp gửi đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

11h10: Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An giải trình, tiếp thu vấn đề đại biểu quan tâm

Thay mặt ban soạn thảo dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An khẳng định những ý kiến tại phiên thảo luận hết sức quý báu giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo thấy rõ hơn nhiều vấn đề còn chưa được đề cập đầy đủ, thấu đáo trong dự thảo luật và thể hiện trách nhiệm, tâm huyết của vị đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của ngành dầu khí. Bộ Công thương xin trân trọng tiếp thu nghiêm túc tối đa các ý kiến của vị đại biểu Quốc hội, sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra để hoàn thiện tốt nhất dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).

Giải trình về phạm vi điều chỉnh của dự án luật, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, lý do dự án luật không điều chỉnh hoạt động dầu khí trung và hạ nguồn, bởi chỉ các hoạt động dầu khí thượng nguồn mới có những đặc thù cần thiết phải quy định trong luật chuyên ngành. Các hoạt động dầu khí trung và hạ nguồn bao gồm vận chuyển và xử lý chế biến dầu khí hiện nay đang được điều chỉnh hệ thống pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai trong quá trình triển khai cơ bản không gặp vướng mắc, không cần quy định trong luật chuyên ngành.

Thứ trưởng Bộ Công thương cũng cho biết, riêng đối với trường hợp triển khai các dự án dầu khí theo chuỗi là trường hợp rất đặc thù phải xây dựng một chuỗi công trình đường bộ để phát triển mỏ khai thác sản phẩm dầu khí thượng nguồn, vận chuyển, xử lý chất lượng sản phẩm trước khi thương mại thì được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật dầu khí. Đối với quy định tại khoản 4, Điều 34, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về thời gian và tiến độ, nâng cao hiệu quả kinh tế, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư lớn để thực hiện dự án đầu tư thành phần liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra rà soát và bảo đảm phạm vi của dự luật.

Về điều tra cơ bản và dầu khí, thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định đây là hoạt động rất quan trọng do Nhà nước thống nhất quản lý. Trước đây EVN sử dụng quỹ thăm dò dầu khí phục vụ điều tra cơ bản về dầu khí và tìm kiếm thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không cho phép lập quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí. Do đó, việc bố trí kinh phí phục vụ điều tra cơ bản dầu khí từ nguồn lực của Nhà nước bao gồm kinh sách ngân sách nhà nước và nguồn lợi sau thuế và nguồn các tổ chức, cá nhân khác là cần thiết và đồng bộ với quy định của pháp luật về khoáng sản. Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, nghiên cứu và bổ sung các quy định, nguyên tắc về cơ chế giao nhiệm vụ thực hiện điều tra cơ bản, cơ chế thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí, các hình thức ưu đãi đối với điều tra cơ bản….

Về hợp đồng dầu khí, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh, đây là một chương rất quan trọng trong dự thảo luật. Dự thảo luật cũng đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến các bộ, ngành liên quan. Dự thảo luật quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí và giao cho EVN ký kết. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi theo hướng Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung cơ bản của hợp đồng dầu khí, còn lại giao EVN phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung chi tiết hoạt động dầu khí. Về vấn đề này, cơ quan chủ trì soạn thảo thiết kế theo tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh gắn với kiểm tra, giám sát. Theo đó, đã quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp dầu khí và nội dung hợp đồng dầu khí. Hợp đồng dầu khí là thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa Nhà nước và nhà thầu dầu khí có nhiều nội dung đặc thù có liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển.

Việc quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí là có cơ sở, tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu và xin ý kiến Chính phủ về vấn đề quan trọng này. Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cũng tiếp thu vấn đề đại biểu nêu về ưu đãi trong hoạt động dầu khí; hoàn thiện thêm những quy định về quản lý nhà nước, quy định về bảo vệ môi trường, cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ chế thanh tra, vấn đề về chuyển giao công nghệ, về đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành dầu khí.

11h02 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh: Lưu ý đến phạm vi trách nhiệm tài sản của PVN khi kí kết hợp đồng

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ, dự thảo Luật liệt kê hoạt động dầu khí nhưng không thấy đề cập đến chế biến. Do đó, đại biểu đặt vấn đề hoạt động dầu khí có bao gồm chế biến không và nếu không sẽ được quy định ở đâu?

Cho biết, tài nguyên dầu khí được định nghĩa là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu vấn đề khi dầu khí được khai thác và được chứa trong các đường ống, các kho bồn thì còn là tài nguyên hay không? Lý giải điều này, đại biểu cho biết, một khi dầu khí trở thành tài sản của PVN dù chưa đưa vào thương mại thì có thể trở thành đối tượng để cưỡng chế tài sản nếu có tranh chấp. Do đó, cần phân định tài nguyên do Nhà nước quản lý với phần thuộc sở hữu của PVN.

Cũng liên quan đến PVN, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng dự thảo Luật cần xác định quan hệ giữa Tập đoàn dầu khí và các công ty con. Đại biểu làm rõ, Tập đoàn dầu khí là doanh nghiệp Nhà nước với mỗi khối lượng tài sản rất lớn nếu tất cả mọi hợp đồng đều là một bên ký hợp đồng thì toàn bộ tài sảnđều phải chịu trách nhiệm và có thể bị cưỡng chế trong trường hợp có tranh chấp và phải bồi thường. Hơn nữa, là doanh nghiệp nhà nước, khi phát sinh trách nhiệm tài sản, nếu không phân định rõ phần trách nhiệm tài sản thì khi doanh nghiệp nhà nước không đủ tài sản, Nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm. Do đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị xác định rõ trách nhiệm tài sản của PVN.

Đại biểu lưu ý thêm kinh nghiệm quốc tế, các tập đoàn lớn khi ký hợp đồng thường thành lập các công ty con hoặc các công ty dự án để nó hạn chế lại trách nhiệm tài sản. Do Luật này liên quan đến chủ quyền quốc gia, xử lý các vấn đề quyền chủ quyền, quyền tài phán, quan hệ thương mại quốc tế, trọng tài quốc tế, xử lý xung đột…đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện luật cần tranh thủ ý kiến các luật sư chuyên ngành, các luật sư đầu ngành và dầu khí, luật sư quốc tế để xem xét một cách chặt chẽ kỹ lưỡng nhất là về trách nhiệm dân sự cho Việt Nam và cho cả Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực này.

10h56: Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh: Bổ sung thêm một chương về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực dầu khí

Giải thích thêm về nội dung đã phát biểu, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị làm rõ hơn trong Chương 1, đưa điều, khoản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào trong chương này. Bởi vì sau khi kết thúc Chương 1 bước sang Chương 2, tại Điều 9 đã quy định quyền hạn, nhiệm vụ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều tra cơ bản về dầu khí và do cơ quan nhà nước quản lý thực hiện hoặc giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng kinh phí được bố trí từ dự toán ngân sách nhà nước.

Tiếp theo Điều 14 nhấn mạnh là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dầu khí phải ký kết hợp đồng dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, rồi Điều 21 quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch đấu thầu hoặc đề nghị áp dụng hình thức. Do đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần làm rõ hơn phân cấp chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí ngay tại Chương 1 thì các điều khoản sau đọc sẽ logoic hơn. Hiện dự thảo Luật không có một chương đề cập đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực dầu khí. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung một chương về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, vì dầu khí là tài nguyên quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần đảm quốc phòng, an ninh.

Về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí tại Chương 3, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị nên soạn thảo trên cơ sở tôn trọng pháp luật đấu thầu.

Về ưu đãi trong hoạt động dầu khí tại Chương 6, đại biểu nhận thấy, đây là nội dung rất tích cực vì thúc đẩy việc thu hút thêm các nhà đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trong việc khai thác, tìm kiếm, thăm dò thì điều khoản ưu đãi trong hoạt động dầu khí là rất cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị làm sao lượng hóa được các điều khoản này. Đồng thời giải thích rõ hơn từ ngữ “hiệu quả đầu tư tối thiểu”, “đối tượng tìm kiếm, thăm dò dầu khí mang tính định hướng”, đại biểu băn khoăn mang tính định hướng là như thế nào để xác định được đối tượng ưu đãi…

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị xem xét đổi tên Chương 7 của dự thảo Luật thành công tác tài chính của hoạt động dầu khí. Đồng thời bổ sung thêm quy định về vai trò của Bộ Quốc phòng trong đảm bảo an ninh quốc phòng vào dự thảo Luật.

10h48: Đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa: Cân nhắc việc quy định cụ thể về doanh nghiệp trong Luật

Phát biểu biểu tại phiên họp, đại biểu Lê Xuân Thân cho biết, về áp dụng pháp luật, Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định nguyên tắc áp dụng khi văn bản luật ban hành nhiều văn bản cùng một thời gian đề cập cùng nội dung thì áp dụng văn bản cơ quan cao hơn, có thẩm quyền cao hơn. Nếu cùng một cơ quan ban hành nhiều văn bản thì áp dụng văn bản sau. Như vậy, cách thể hiện tại khoản 2, Điều 4 của dự thảo Luật rõ hơn và cụ thể hơn.

Về quy định liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đại biểu cho biết, giải thích từ ngữ là giải thích những từ ngữ chung để hiểu được trong luật để áp dụng. Tuy nhiên, trong khoản 28 Điều 3 lại định nghĩa Tập đoàn dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, điều lệ và tổ chức hoạt động do Chính phủ quy định. Cho rằng trong các luật khác chưa bao giờ trong giải thích từ ngữ đề cập tới doanh nghiệp cụ thể, do đó đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc điều này.

Nếu đặc biệt, đại biểu đề nghị dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam một điều Luật, trong đó quy định các nội dung khác với một doanh nghiệp nhà nước, từ đó khi Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ quy định cụ thể, rõ ràng và căn cứ vào Luật.

10h42: Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội: Tăng cường tính tự chủ, trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

Đóng góp ý kiến về công tác điều tra cơ bản dầu khí trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Vũ Tiến Lộc quan tâm đến việc ủy quyền quản lý Nhà nước đối với một số nội dung kinh tế kỹ thuật cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia nhằm đảm bảo tăng cường tính tự chủ, tăng cường trách nhiệm của Tập đoàn, bảo đảm bảo hiệu quả hơn trong phát triển ngành Dầu khí.

Trong lịch sử, nước ta đã có Tổng cục Dầu khí đảm nhiệm đồng thời cả hai nhiệm vụ là quản lý nhà nước và đầu tư phát triển thúc đẩy phát triển ngành dầu khí. Nếu bây giờ chúng ta trao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia một số chức năng quản lý Nhà nước nhưng chỉ trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật để hoạt động hiệu quả hơn là một chủ trương thích hợp. Ngoài ra, việc tăng cường phân cấp, đảm bảo tính tự chủ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cũng là một vấn đề rất quan trọng để nâng cao tính tự chủ về hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, hiện nay, việc quản lý doanh nghiệp Nhà nước ta đang có vấn đề. Đó là chúng ta đang có Bộ chuyên ngành quản lý, Ủy ban quản lý vốn tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, phải nói rằng, mô hình quản trị doanh nghiệp Nhà nước còn hạn chế nên để đảm bảo hiệu quả cho khu vực này thì cần đến những cải cách. Vì thế, những biện pháp định áp dụng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia là sẽ là những thí điểm để có thể mở rộng ra trong các lĩnh vực khác của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này.

10h 36: Đại biểu Lưu Văn Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk: Cần nghiên cứu thấu đáo nội dung về chế biến sản phẩm dầu khí

Tham gia phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Lưu Văn Đức cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự cần thiết sửa đổi dự thảo Luật này nhằm thể chế Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị.

Qua nghiên cứu, đại biểu Lưu Văn Đức cho rằng, nhiều nội dung của dự thảo Luật chưa thống nhất với các quy định pháp luật về đấu thầu, đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp… Đại biểu cho rằng, việc ban hành luật nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện có, phù hợp với tình hình thực tiễn, thông lệ quốc tế. Đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng hơn về các nhóm chính sách để đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta.

Cho rằng một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động dầu khí là chế biến sản phẩm dầu khí, đặc biệt là khâu vận chuyển và chế biến dầu khí. Tuy nhiên các nội dung này lại chưa thấy đề cập một cách rõ nét trong dự thảo Luật. Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy, trữ lượng dầu trong nước ngày càng ít đi, đặt ra vấn đề quản trị nguồn tài nguyên quan trọng này như thế nào; công nghiệp chế biến sản phẩm dầu khí trong mối quan hệ với hoạt động tìm kiếm, khai thác dầu khí ra sao; làm sao để bảo đảm an ninh năng lượng từ việc phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí chứ không phải chỉ là hoạt động tìm kiếm, khai thác đơn thuần? Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo về vấn đề này.

10h30: Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre: Quy định nội dung quản lý nhà nước tương thích với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy bày tỏ thống nhất với những căn cứ đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật đối với hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng quy định nội dung này chưa đầy đủ và cân đối so với tổng thể của dự thảo luật. Phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đất liền và hải đảo, nhưng quy định về điều tra cơ bản của dầu khí và hoạt động dầu khí chỉ tập trung ở vùng biển, chưa quy định với đất liền và hải đảo, nhất là vùng phức tạp về an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật không có điều khoản nào quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền để cá nhân thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí.

Đối với vấn đề quản lý nhà nước về dầu khí, đại biểu cho rằng đây là nội dung quan trọng cần được quy định chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng để có cơ sở xác định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương. Đại biểu đề nghị thiết kế lại nội dung này theo hướng quy định nội dung quản lý nhà nước tương thích với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, trong đó đổi tên Chương mười là Quản lý nhà nước về điều tra cơ bản với dầu khí, hoạt động dầu khí.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung một điều quy định về nội dung quản lý nhà nước về điều tra cơ bản về dầu khí vào hoạt động dầu khí; rà soát, bổ sung những nội dung còn thiếu điều này như đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

10h25: Đại biểu Vũ Thị Liên Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi: Từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật, phát triển nền công nghiệp dầu khí

Bày tỏ tán thành cao với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sự cần thiết ban hành Luật dầu khí (sửa đổi), đại biểu Vũ Thị Liên Hương cho biết, ngoài các lý do nêu trong Tờ trình thì việc sửa đổi Luật dầu khí còn góp phần điều chỉnh, cắt giảm nhiều khí phi truyền thống, các vấn đề thực tế phát sinh mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí, có cơ chế, chính sách ưu tiên để phát triển hoạt động nhiều khí. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng sản tượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước ngoài.

Cho rằng cần quan tâm đến chính sách đầu tư phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, đại biểu phân tích, từ trước đến nay hoạt động nhiều khí hầu như là do đối tác bên ngoài thực hiện, trình độ công nghiệp trong nước chưa đủ năng lực để thực hiện thăm dò, khai thác dầu khí. Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải thiết kế một số điều quy định về đào tạo, chuyển giao công nghệ và các cơ chế, chính sách cụ thể đối với nhà thầu khi tham gia hoạt động dầu khí Việt Nam để chúng ta từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật phát triển nền công nghiệp dầu khí.

Bên cạnh đó, để phát triển ngành công nghiệp dầu khí, đã biểu cho rằng chúng ta phải chủ động tăng cường việc hợp tác quốc tế với các nhà đầu tư nước ngoài để huy động được nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại và chia sẻ rủi ro, đồng thời tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật ngành dầu khí các nước phát triển. Vì vậy, rất cần thiết mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật toàn diện hơn về chế định các nội dung cụ thể về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý đối với các Bộ, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, từ đó từng bước làm chủ công nghệ tìm kiếm, thăm dò, khai thác đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới.

Về kỹ thuật văn bản, đại biểu chỉ rõ, các quy định về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tại các Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 cần phải tiếp tục rà soát; dẫn chiếu Luật Đấu thầu, chỉ quy định những nội dung có tính chất đặc thù trong lĩnh vực dầu khí để đảm bảo thống nhất giữa các văn bản luật và quy định rõ ràng.

10h17: Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh: Cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia

Góp ý vào dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh nêu những con số ấn tượng về ngành dầu khí như hiện nay như: Việt Nam còn 51 hợp đồng đang tiếp tục khai thác, ngành dầu khí Việt Nam đã khai thác trên 420 triệu tấn dầu và trên 160 tỷ m3 khí. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - doanh nghiệp nòng cốt của ngành dầu khí đã có những đóng góp quan trọng cho tổng thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội; giai đoạn 2006-2015 đóng góp khoảng 20- 25% tổng thu ngân sách và GDP. Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 33 trên 98 quốc gia có sản lượng dầu khai thác trong năm 2021.

Theo đại biểu, đây là một thành tựu rất đáng khích lệ nhưng hiện nay hầu hết các mỏ dầu khí chủ đạo, điều đang khai thác với mức độ suy giảm sâu về sản lượng. Các mỏ mới dự kiến đưa vào phần lớn các mỏ có cấu tạo phức tạp, trữ lượng nhỏ, công tác khai thác gặp nhiều khó khăn và thách thức nguồn tài nguyên dầu khí tại chỗ. Trong khi đó các thể chế, chính sách hiện hành chưa có cơ chế khuyến khích phù hợp cho hoạt động đầu tư để phát triển các mỏ nhỏ và cận biên, khuyến khích thu hút thêm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Góp ý chi tiết nội dung dự thảo Luật dầu khí, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết, dự thảo gồm 64 Điều, 11 chương. Mặc dù, Ban soạn thảo cũng có nghiên cứu, tham khảo các luật của Malaysia, Indonesia… Tuy nhiên, còn một số tồn tại, đó là khó khăn trong xây dựng luật là làm sao để tách bạch được chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia; làm sao khuyến khích được xã hội hóa, thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, thu hút được tư nhân nhưng vẫn đảm bảo được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo được an ninh, quốc phòng. Trong dự thảo luật, việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng chưa rõ ràng.

Trong Chương 1 tại Điều 3 về giải thích từ ngữ, đại biểu đề nghị giải thích thêm các cụm từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, hợp đồng tặng thu tài nguyên dầu khí… Đại biểu bày tỏ băn khoăn, trong dự thảo luật dành một chương đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và có tới 86 cụm từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam xuất hiện trong dự thảo luật. Theo đại biểu, quy định như vậy dễ dẫn đến sự hiểu lầm là luật này dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị thêm một chương về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về dầu khí, bởi dầu khí là tài nguyên quốc gia có ý nghĩa quan trọng đến việc đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.

10h10 Đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang: Quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật bao trùm, đầy đủ

Bày tỏ đồng thuận với dự thảo Luật và báo cáo của cơ quan thẩm tra và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Lê Minh Nam nêu rõ, Luật Dầu khí sửa đổi có đối tượng phạm vi điều chỉnh không rộng như các luật thông thường khác nhưng là luật có nội dung chuyên sâu, phức tạp. Đây là luật có những đặc thù về kỹ thuật, chuyên ngành, gắn với hợp tác quốc tế, đồng thời có yếu tố ảnh hưởng không chỉ về kinh tế, tài chính, ngân sách, đồng thời còn ảnh hưởng lớn đến chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đại biểu nhấn mạnh cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng để đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hạn chế những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Góp ý về nội dung cụ thể, đại biểu Lê Minh Nam cho biết, trong phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 dự thảo Luật chỉ quy định hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo và vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu đặt vấn đề quy định về phạm vi điều chỉnh như dự thảo liệu đã đủ bao trùm?

Đại biểu phân tích thêm, khoản 2 Điều 47 Luật hiện hành nêu phạm vi áp dụng là trên các công trình, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân Việt Nam phục vụ cho các hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp tác với nước ngoài tại các vùng không thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt khác, đối tượng áp dụng tại Điều 2 dự thảo Luật không có quy định đối với hoạt động đầu tư ở nước ngoài mà theo Luật Đầu tư 2020. Đại biểu cho rằng nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng để quy định thì có thể sẽ tạo ra những khoảng trống pháp lý khi tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài.

Về áp dụng Luật Dầu khí, các luật có liên quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế, đại biểu cho rằng quy định tại khoản 2 Điều 4 dự thảo Luật nêu chung trường hợp quy định tại luật khác nếu khác với Luật Dầu khí thì áp dụng theo Luật Dầu khí nhưng không quy định đủ cụ thể ở các điều khoản tiếp theo. Quy định như vậy chưa giải quyết triệt để được xung đột, chồng chéo trong quá trình áp dụng Luật Dầu khí với các luật có liên quan như là Luật Đầu tư, Luật Xây dựng hoặc là Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Theo đại biểu, nếu không quy định rõ khi tổ chức thực hiện có thể dẫn đến những vướng mắc để làm lãng phí nguồn lực đầu tư hoặc không dễ dàng xử lý dứt điểm tồn tại, hạn chế. Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu để có quy định cụ thể phù hợp làm cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng dầu khí; đồng thời, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ khi áp dụng thực tiễn, tránh những vướng mắc, tranh chấp phải giải quyết với các đối tác bên ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

10h04: Đại biểu Tống Văn Băng - Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng: Cần nghiên cứu việc xác định địa vị pháp lý cụ thể của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Tống Văn Băng nhất trí với các mục tiêu đặc thù như trong Tờ trình của Chính phủ, bên cạnh việc tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dầu khí, sự đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước của ngành dầu khí, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Mục tiêu quan trọng hơn là góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Đại biểu nhận thấy, điều này cũng lý giải khi trong luật có những quy định khác biệt hơn so với các nguồn tài nguyên khác như năng lượng, tài nguyên nước , năng lượng mặt trời, gió…

Để đảm bảo các yếu tố liên quan đến bảo vệ chủ quyền thông qua các hoạt động điều tra, thăm dò, nghiên cứu, khai thác biển liên quan đến biên giới quốc gia trên biển, liên quan đến vùng trời, trên các công trình đó, đại biểu Tống Văn Băng đề nghị bổ sung vào văn bản vi phạm pháp luật liên quan đến Luật Dầu khí lần này là Luật Biên giới quốc gia năm 2003 mà trong Báo cáo số 80 của Bộ Công thương và Ban soạn thảo chưa đề cập đến danh sách 21 Luật liên quan này.

Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu việc xác định địa vị pháp lý cụ thể của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời cần xác định cụ thể hơn theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, hiện chưa thấy nêu trong dự thảo Luật vấn đề tranh chấp hoặc có nguy cơ tranh chấp về dân sự, kinh tế có yếu tố nước ngoài được. Trong thực tế đối với lĩnh vực dầu khí, giao dịch để xảy ra xung đột pháp luật liên quan đến tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại hóa lao động có yếu tố nước ngoài là có khả năng xảy ra. Do đó, đại biểu Tống Văn Băng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm quy định về giải quyết xung đột pháp luật trong Luật Dầu khí.

09h58: Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa: Làm rõ quy định về hợp tác đầu tư hoạt động dầu khí Việt Nam tại nước ngoài

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh bày nhất trí với những nội dung được nêu trong dự thảo Luật dầu khí, dự thảo đã nêu được gần như toàn bộ hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam, xác định được phạm vi và đối tượng điều chỉnh.

Thực chất hoạt động dầu khí liên quan đến những hoạt động sản xuất, kinh doanh dầu khí đã được quy định trong các văn bản luật khác của Nhà nước đã ban hành như Bộ luật dân sự, Luật đủ hầu, Luật Quy hoạch, Luật kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, do nhiều đặc thù của ngành dầu khí nên cần phải có những quy định riêng, đặc thù của ngành với những nội dung như điều tra cơ bản về dầu khí, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, triển khai thực hiện hoạt động dầu khí, ưu đãi trong hoạt động dầu khí, công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán đối với hợp đồng dầu khí, quyền, nghĩa vụ của nhà thầu….Do vậy, quy định như Điều 4 về áp dụng là dầu khí, các luật có liên quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế là hoàn toàn phù hợp.

Đại biểu nêu rõ, dự thảo Luật quy định về điều tra cơ bản về dầu khí vào hoạt động dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo, vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có nhiều dự án hợp tác về dầu khí các quốc gia khác trên thế giới.

Do đó, đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật cần mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung một chương riêng để làm rõ quy định về hợp tác đầu tư hoạt động dầu khí Việt Nam tại nước ngoài, quy định rõ những nội dung nào cần tuân thủ những quy định gì để tránh gây nên những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước.

09h51: Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị: Cần thiết kế dành riêng một chương về thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế về lĩnh vực dầu khí

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân vào lĩnh vực dầu khí. Đó là việc làm cần thiết, đúng đắn và phù hợp với chính sách của Nhà nước về dầu khí.

Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, thực tế chúng ta đã có các quan hệ hợp tác với nước ngoài, thu hút đầu tư khu vực tư nhân, hoạt động dầu khí, kể cả đầu tư ra ngoài nước trong lĩnh vực dầu khí, liên doanh, liên kết khai thác, sản xuất, chế biến dầu khí. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa thể hiện rõ nét được quan điểm, chủ trương, chính sách này. Mặc dù một số nội dung có đề cập rải rác trong dự thảo Luật nhưng còn rất đơn giản, chưa thể hiện được các quan hệ hợp tác quốc tế cũng như xã hội hóa đầu tư, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực dầu khí.

Trước những lý do trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị cần thiết kế dành riêng một chương về việc thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế về lĩnh vực dầu khí theo hướng quy định đầy đủ về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế về lĩnh vực dầu khí.

09h27: QUỐC HỘI NGHỈ GIẢI LAO (20 PHÚT)

09h 22: Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội: Đảm bảo tính ổn định, tầm nhìn của dự thảo Luật

Phát biểu ý kiến tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, quá trình sửa đổi Luật Dầu khí lần này cần lưu ý, quan tâm đến đảm bảo tính ổn định, tầm nhìn khi dự thảo Luật được ban hành. Bởi xu thế năng lượng trên thế giới thời gian tới sẽ có nhiều thay đổi, tập trung vào phát triển năng lượng xanh, giảm phát khí thải; nhu cầu, hành vi sản xuất và tiêu thụ cũng sẽ có sự thay đổi… Do vậy, Luật Dầu khí (sửa đổi) ra đời cần bắt kịp xu thế quốc tế chung, các quy định trong Luật cần được xem xét kỹ lượng cho phù hợp.

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cũng nhấn mạnh, những quy định sửa đổi cũng cần kết hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số nhằm tạo động lực, cơ hội mới cho các cơ sở, doanh nghiệp dầu khí hiện nay.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng cần làm rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động dầu khí quốc gia, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, vừa hiệu quả vừa thuận tiện trong quản lý, điều hành, đặc biệt là xóa bỏ được những rào cản, rủi ro pháp lý làm mất cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh…

9h15: Đại biểu Lê Mạnh Hùng- Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau: Quy định trong Luật Dầu khí cần phản ánh tính đặc thù của hoạt động dầu khí

Đại biểu Lê Mạnh Hùng thống nhất cao với việc sửa đổi Luật Dầu khí nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Về nội dung dự thảo Luật, đại biểu cho rằng các quy định trong Luật Dầu khí cần phản ánh tính đặc thù của hoạt động dầu khí như đầu tư lớn, rủi ro cao, công nghệ hiện đại, phức tạp, chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường năng lượng, gắn với an ninh quốc phòng. Đại biểu đề nghị cần sửa đổi, bổ sung Điều 1, Điều 3 cho đồng bộ với khoản 4 Điều 34 cho dự án đồng bộ, siêu lớn triển khai theo mô hình chuỗi.

Việc áp dụng Luật Dầu khí trong đầu tư, lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cần được quy định rõ tại khoản 2 Điều 4 và Điều 14 để tránh chồng chéo, hiểu nhầm khi áp dụng. Cần bổ sung quy định về lựa chọn nhà thầu, cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động dầu khí để dự thảo Luật chặt chẽ, hoàn thiện hơn nữa.

09h10: Đại biểu Trần Hồng Nguyên – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận: Đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch trong các hợp đồng dầu khí

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Hồng Nguyên bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sự cần thiết ban hành Luật dầu khí (sửa đổi). Theo đó, việc xây dựng dự án Luật này đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nhất là về năng lượng; bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên, chủ quyền quốc gia; tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành.

Quan tâm đến vấn đề áp dụng Luật dầu khí và các luật có liên quan, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi lần này cần phải giải quyết được xung đột, chồng chéo trong Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Trong đó, cần quy định rõ pháp luật nào được áp dụng đối với các nội dung về hoạt động dầu khí, vì điều tra cơ bản về dầu khí, về dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật này?

Về quyền lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, đại biểu chỉ ra rằng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của dự thảo luật “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Dầu khí và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Dầu khí có hiệu lực thi hành về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí.

Cùng với đó, khoản 2 Điều 13 của dự thảo Luật quy định “Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí mở được thực hiện thông qua một trong các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu”. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung quy định liên quan đến lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí tương tự như quy định của Luật Dầu khí hiện hành, tinh thần của Luật Đấu thầu theo hướng đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch, quy định rõ pháp luật trong trường hợp hợp đồng dầu khí có sự tham gia của cả nhà thầu nước ngoài, PVN và doanh nghiệp 100 % vốn của PVN để tránh chồng chéo.

Ngoài ra, về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí, kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, kế hoạch phát triển mỏ dầu khí, ký kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, đại biểu đề nghị xem xét việc quy định thẩm quyền của Tập đoàn Dầu khí khi điều chỉnh đối với một số nội dung không lớn trong đại cương phát triển mỏ dầu khí.

09h04: Đại biểu Phạm Đức Ấn – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần lập kế hoạch, lựa chọn nhà thầu báo cáo Bộ Công thương thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt

Góp ý vào nội dung dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Phạm Đức Ấn – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, nhấn mạnh hoạt động dầu khí có tính đặc thù và rủi ro rất cao, có gắn kết chặt chẽ với lĩnh vực quốc phòng, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật chuyên biệt để điều chỉnh. Đặc biệt là Tập đoàn dầu khí Việt Nam, vừa thực hiện vai trò của một doanh nghiệp nhà nước vừa thực hiện nhiệm vụ vượt ra ngoài chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Góp ý về vấn đề áp dụng pháp luật theo Điều 4 của dự thảo luật, đại biểu Phạm Đức Ấn cho biết, tại khoản 2 dự thảo quy định trường hợp có quy định: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Dầu khí và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Dầu khí có hiệu lực thi hành về thẩm thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí, lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí”. Đại biểu cho rằng, việc đề cập luật khác ban hành trước ngày Luật Dầu khí có hiệu lực thi hành là không cần thiết. Bởi tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rất rõ: Trong trường hợp các văn bản pháp luật do cùng một cơ quan ban hành quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Vấn đề thứ hai là về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí theo Chương III của dự thảo, từ Điều 16 đến Điều 19 của dự thảo có đề cập đến các hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế, đấu thầu cạnh tranh, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, trong đó đưa ra các quy trình thực hiện là không cần thiết. Theo đại biểu, những nội dung này về mặt quy trình thủ tục đã được quy định trong Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 21 quy định là tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí quy định: Tập đoàn dầu khí Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch đấu thầu; hoặc đề nghị áp dụng hình thức chào thầu cạnh tranh; hoặc chỉ định thầu hoặc đề xuất phương án lựa chọn nhà thầu theo quy định, trường hợp đặc biệt báo cáo Bộ Công thương thẩm định trình Chính phủ phê duyệt. Đối với quy định này, đại biểu đề nghị sửa đổi lại: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch, lựa chọn nhà thầu báo cáo Bộ Công thương thẩm định trình Chính phủ phê duyệt. Bởi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ phải có đề xuất lựa chọn hình thức nào; đấu thầu chào hàng cạnh tranh; đấu thầu rộng rãi; chỉ định thầu hoặc phương án đặc biệt. Quy định như vậy vừa đảm bảo chặt chẽ, phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu nhưng cũng không ảnh hưởng đến hoạt động đặc thù của lĩnh vực dầu khí. Tại Điều 30 quy định về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng dầu khí và hoạt động dầu khí quy định: các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dầu khí, trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp có thể giải quyết trọng tài hoặc tòa án theo quy định của Luật Đầu tư. Đại biểu cho rằng, quy định này không mang tính chất quy phạm mà chỉ mang tính chất hướng dẫn thì không cần thiết….

08h57 Đại biểu Phan Đức Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực dầu khí vừa bảo đảm cạnh tranh vừa hài hòa lợi ích các bên

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Phan Đức Hiếu bày tỏ thống nhất cao với Chính phủ về mục tiêu sửa đổi Luật Dầu khí lần này tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong bối cảnh hoạt động dầu khí ngày càng khó khăn, phức tạp và nhất là những khu vực nước sâu xa bờ, nhạy cảm về quốc phòng, an ninh trên Biển Đông. Do đó, đại biểu cho biết góp ý tập trung vào việc làm sao có được chính sách thu hút đầu tư, đảm bảo tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế nhưng trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích quốc gia và nhà đầu tư.

Đại biểu Phan Đức Hiếu cho biết, dự thảo Luật Dầu khí lần này bổ sung rất nhiều quy định để nhằm thúc đẩy hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí. Đồng thời nêu rất rõ mục tiêu Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư để tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí. Tuy nhiên, dự thảo Luật lại chưa quy định cụ thể về cơ chế khuyến khích. Thậm chí khi đối chiếu với Chương VI về các chính sách ưu đãi đầu tư thì chính sách ưu đãi đầu tư này chỉ hóa chỉ áp dụng cho hoạt động dầu khí, mà hoạt động dầu khí thì không bao gồm hoạt động điều tra cơ bản. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xem xét có nên áp dụng các biện pháp khuyến khích ưu đãi đầu tư tại Chương VI đối với hoạt động điều tra cơ bản hay không. Trong trường hợp không áp dụng thì lên thiết kế ngay trong Luật này những cơ chế, chính sách để áp dụng đối với hoạt động điều tra cơ bản.

Đại biểu cũng lưu ý khi thiết kế chính sách này cần đặc biệt lưu ý đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu.

Đại biểu cho biết thêm các chính sách ưu đãi đối với hoạt động dầu khí trong dự thảo Luật hiện nay chỉ dừng lại ở thiết kế mức ưu đãi hơn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Đức Hiếu, thực tế còn nhiều những chính sách ưu đãi khác có thể nghiên cứu để xem xét nhằm đa dạng hóa các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài như cơ chế giảm trừ chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; hay giảm trừ thuế dựa trên chi phí…Đại biểu cho rằng những chính sách này vừa tạo ra ưu đãi cho nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào một số những hoạt động mà nước chủ nhà mong muốn.

08h53: Đại biểu Đào Hồng Vận - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên: Bổ sung quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoạt động dầu khí

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Đào Hồng Vận nhất trí về việc cần thiết phải ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) nhằm góp phần thiết lập khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ để thúc đẩy phát triển hoạt động dầu khí, đặc biệt là khôi phục tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, tận thu không bỏ phí nguồn tài nguyên hóa thạch quốc gia, đồng thời đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

Phát triển ngành dầu khí để phát triển kinh tế, gắn chặt với bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng Việt Nam trên biển, đặc biệt chủ quyền biển, đảo phù hợp với luật pháp quốc tế. Về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí phục vụ hoạt động dầu khí, đại biểu Đào Hồng Vận đề nghị bổ sung quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoạt động dầu khí gồm: các cá nhân, công ty dầu khí nước ngoài PVN, các doanh nghiệp 100 % vốn của PVN và các công ty liên doanh phải thực hiện theo quy định của Luật dầu khí và hợp đồng dầu khí nhằm bảo đảm tính đặc thù của hoạt động dầu khí cũng như tính đặc thù của các dịch vụ hàng hóa cho hoạt động của dầu khí; đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí phục vụ hoạt động dầu khí khác với lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí PSC.

Ngoài ra, đối với việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động dầu khí, đại biểu Đào Hồng Vận đề nghị tất cả các chủ thể khi tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoạt động dầu khí cần tuân thủ theo một quy trình nhất định được quy định tại Luật Dầu khí và hợp đồng dầu khí. Quy định này là cần thiết để bảo đảm bảo tính khả thi trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoạt động dầu khí.

Đại biểu cho rằng, với một hợp đồng dầu khí PSC có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn doanh nghiệp nhà nước mà mỗi nhà thầu phải áp dụng các quy định pháp luật riêng để thực hiện dự án dầu khí thì sẽ gây ra sự chồng chéo, không khả thi trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, đại biểu Đào Hồng Vận cũng đề nghị bổ sung các quy định về thẩm quyền phê duyệt dự án dầu khí và thẩm quyền phê duyệt dự án dầu khí của PVN trong trường hợp phân cấp, ủy quyền.

08h46: Đại biểu Nguyễn Lâm Thành – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Quy định rõ nguyên tắc áp dụng để tránh chồng chéo, xung đột pháp luật

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đánh giá cao sự cố gắng của Ban soạn thảo cũng như thống nhất với nhiều ý kiến nêu trong Báo cáo thẩm tra.

Đại biểu cũng nhất trí việc cần phải tạo nên khung khổ pháp lý cho ngành dầu khí phát triển trong yêu cầu mới. Từ vị trí, tầm quan trọng ngành dầu khí, trong bối cảnh khai thác của ngành dầu khí hiện nay đang gặp nhiều khó khăn nên cần phải thiết lập nền tảng phát triển mới. Cùng với đó bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XIII, đặc biệt là gắn với việc phát triển tế biển và bảo vệ chủ quyền đất nước. Nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh không chỉ đối với dầu khí truyền thống mà bao gồm cả dầu khí phi truyền thống theo định nghĩa tại Điều 3. Điều này cũng phù hợp với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh không gian để thống nhất với Luật Biển.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung cụm dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ và phạm vi điều chỉnh dự thảo. Vì việc triển khai các dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ là một trong những đặc thù của hoạt động dầu khí đã quy định tại Điều 34 của dự thảo Luật. Theo đó, nhà thầu dầu khí tham gia thì không thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn, một dự án dầu khí sẽ tối ưu hóa và gia tăng chuỗi giá trị của dự án.

Về áp dụng Luật Dầu khí và các luật liên quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí Quốc tế, đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho biết, quy định tại khoản 2 Điều 4 dự thảo Luật chưa giải quyết được xung đột, chồng chéo trong quá trình áp dụng Luật dầu khí với các luật khác có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Do vậy, đại biểu đề nghị cần xem xét, quy định rõ trong dự thảo Luật nguyên tắc áp dụng Luật dầu khí theo hướng hạn chế tối đa việc dẫn chiếu các quy định pháp luật tại luật khác để bảo đảm tính khả thi, rõ ràng và thống nhất trong quá trình thực hiện.

Đồng thời quy định rõ phải áp dụng pháp luật dầu khí để thực hiện các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí như hoạt động dầu khí, điều tra cơ bản về dầu khí và dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ. Việc điều chỉnh áp dụng các luật khác liên quan đến hoạt động chung nguồn, hạ nguồn cũng phải được quy định rõ ràng trong dự thảo luật để tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột với các luật dẫn đến việc không áp dụng được trên thực tế khi triển khai dự án dầu khí.

08h39: Đại biểu Tạ Đình Thi - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội: Đề nghị bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác điều tra cơ bản dầu khí

Đóng góp ý kiến về công tác điều tra cơ bản dầu khí trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, để có được khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất và khả thi thúc đẩy và phát triển hoạt động dầu khí, cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánh giá kỹ lưỡng tác động và dự báo tốt bối cảnh tình hình khu vực và thế giới, nhất là tình hình Biển Đông, cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tiếp tục rà soát các nội dung liên quan đến các bộ luật, luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản, Luật biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo...

Theo đại biểu Tạ Đình Thi Luật Dầu khí (sửa đổi) cần thể hiện đầy đủ và toàn diện các yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, cụ thể là: “Nâng cao năng lực của ngành Dầu khí và các ngành tài nguyên, khoáng sản biển khác; từng bước làm chủ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí; nghiên cứu, thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi truyền thống; gắn việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí với điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên, khoáng sản biển khác, khoáng sản biển sâu, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Bên cạnh đó, công tác điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí phải được phát triển trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại và huy động nguồn lực từ bên ngoài và nội tại của đất nước. Khai thác tài nguyên dầu khí một cách hiệu quả, tận thu và không bỏ phí tài nguyên dầu khí, đảm bảo an toàn môi trường.

Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng đang diễn ra nhanh chóng, cần hỗ trợ để tài nguyên dầu khí được khai thác kịp thời và đưa vào sử dụng đảm bảo giá trị vốn có (làm nhiên liệu, nguyên liệu). Quản lý các hoạt động dầu khí theo thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế và tuân thủ các quy định của Nhà nước nhưng phải đảm bảo tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư. Điều cần quan tâm đặc biệt là hoạt động dầu khí cần gắn liền với khẳng định chủ quyền biển, đảo và bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước. Đó là những nội dung cốt lõi cần được nghiên cứu, rà soát và bổ sung vào các điều, khoản có liên quan của dự thảo Luật như sau: Một là, về công tác điều tra cơ bản dầu khí:

Ngoài việc điều chỉnh hoạt động điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và các hoạt động liên quan, cần quan tâm đến hoạt động chế biến để tạo các sản phẩm hóa dầu với giá trị gia tăng cao hơn và phù hợp với định nghĩa ở Khoản 9, Điều 3 và bổ sung giải thích từ ngữ về điều tra cơ bản dầu khí trong dự thảo Luật.

Công tác điều tra cơ bản dầu khí cần đầu tư nguồn lực rất lớn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn. Vì vậy, đề nghị bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi vào Điều 5 để thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác điều tra cơ bản dầu khí cũng như các hoạt động dầu khí khác, nhất là ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mặt khác, cần có cơ chế để kết hợp các hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của các cơ quan, chia sẻ thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng điều tra biển.

Đối chiếu theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại Khoản 2 Điều 13 thì dự án điều tra cơ bản dầu khí sẽ thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Như vậy, quy định tại Điều 4 sẽ không giải quyết được mẫu thuẫn, xung đột giữa Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên dầu khí.

Đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị cần xem xét bổ sung nội dung này vào Khoản 5, Điều 9 và bổ sung một khoản vào Điều 9 để giao Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức thực hiện, sử dụng thông tin dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí; làm rõ cơ chế thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí (giao nhiệm vụ hay đấu thầu) và các trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án, dự án, báo cáo kết quả thực hiện điều tra cơ bản dầu khí. Rà soát các quy định tại các Điều 11, Điều 12 để bảo đảm không ách tắc việc triển khai các dự án hiện nay và tránh sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ quản lý đối với dự án điều tra cơ bản dầu khí phi truyền thống; nghiên cứu tách riêng quy định về điều tra cơ bản tài nguyên dầu khí truyền thống và phi truyền thống vì tài nguyên dầu khí truyền thống hoàn toàn do Bộ Công Thương quản lý, trong khi đó tài nguyên dầu khí phi truyền thống còn có sự chủ trì/tham gia thực hiện của các bộ, ngành khác và do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Hai là về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí: Vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu “không rõ nguyên nhân” diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế và để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển. Nguy hiểm hơn, khó phát hiện hơn và gây hậu quả lâu dài là hiện tượng dầu âm thầm rò rỉ, thoát ra biển do các hoạt động dầu khí như: xử lý không tốt các lỗ khoan thăm dò và lỗ khoan sau khai thác, khi triển khai hoạt động khai thác, thu dọn công trình dầu khí… Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật làm rõ và bổ sung vào trong dự thảo Luật các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí và cơ quan quản lý trong việc xây dựng, trình duyệt và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

08h32 : Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội: Cụ thể hóa tối đa nội dung của dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Góp ý kiến tại hội trường, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và nếu xét về vai trò trong phát triển kinh tế, tài nguyên dầu khí chỉ đứng thứ hai sau đất đai, những đóng góp của ngành dầu khí thời gian qua là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh, việc khai thác dầu khí là quá trình vô cùng khó khăn.

Về định hướng sửa đổi dự thảo Luật này, đại biểu cho rằng, một trong những định hướng sửa đổi quan trọng là cần hình thành cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là định hướng hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cũng cần đề cao tính thận trọng bởi trên thực tế dầu khí là nguồn tài nguyên không tái tạo và trong những năm qua giá dầu khí luôn tăng cao.

Bên cạnh đó, trên thực tế thời gian qua nước ta không có trường hợp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, nếu có cũng phải trả giá rất cao. Vì vậy, trên cơ sở cân nhắc lợi ích quốc gia, đại biểu đề nghị xem xét kỹ và không đầu tư lĩnh vực này bằng mọi giá. Về tính cụ thể của dự thảo luật, đại biểu cũng cho biết, một trong những định hướng quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật là cần phải đảm bảo được tính cụ thể. Đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát để cụ thể hóa tối đa những điều khoản, nội dung của dự thảo Luật.

8h27: Đại biểu Nguyễn Văn An- Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Cần quy định chặt chẽ hơn về vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An cho biết, đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí, quy định tại dự thảo Luật còn chưa thật cụ thể, dẫn đến khó để đảm bảo triển khai trong thực tiễn, chưa gắn được trách nhiệm nếu xảy ra sự cố về môi trường. Đại biểu tôi đề nghị bổ sung quy định cụ thể về việc kiểm tra, giám sát hợp đồng dầu khí và các hoạt động dầu khí, các quy định này thì giao cho Chính phủ quy định chi tiết, vì hầu như các cái mỏ đều nằm ở ngoài biển xa và muốn tới đó để kiểm tra, khảo sát tình hình sinh thái, môi trường biển quanh mỏ rất khó khăn.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, về vấn đề trung nguồn, hạ nguồn dầu khí, Chính phủ đã có báo cáo tiếp thu, giải trình, tuy nhiên cần phải làm rõ cụ thể hơn, ví dụ như đang thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật nào và sắp tới có kiến nghị gì? Nếu các nội dung này quá rộng so với phạm vi dự án luật thì phải xem xét, có báo cáo chuyên đề riêng gửi tới đại biểu Quốc hội, vì những vấn đề thực tế trong cuộc sống, liên quan đến quốc kế, dân sinh như giá xăng dầu đang được nhân dân, cử tri đang hết sức quan tâm.

Ngoài ra, đại biểu cũng đóng góp một số ý kiến về vấn đề chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành dầu khí, vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các hoạt động Dầu khí.

08h 20: Đại biểu Cầm Thị Mẫn - Đoàn ĐBQH Thanh Hóa: Xây dựng luật theo hướng hạn chế tối đa việc dẫn chiếu đến quy định pháp luật tại luật khác

Góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Cầm Thị Mẫn - Đoàn ĐBQH Thanh Hóa bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Dầu khí để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển ngành dầu khí với vai trò là một trong những ngành quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Cho ý kiến về các nội dung cụ thể của dự thảo luật, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng về nguyên tắc áp dụng pháp luật quy định tại khoản 2, Điều 4 chưa thực sự phù hợp, đề nghị cần xem xét lại. Bởi quy định này vẫn chưa giải quyết được xung đột, chồng chéo trong quá trình áp dụng Luật Dầu khí với các luật khác có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước để đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Do vậy, để đảm bảo thống nhất, hạn chế xung đột pháp luật giữa Luật Dầu khí và các luật có liên quan, kể cả pháp luật quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế, đại biểu đề nghị cần xem xét quy định rõ trong dự thảo luật nguyên tắc áp dụng Luật Dầu khí theo hướng hạn chế tối đa việc dẫn chiếu đến quy định pháp luật tại luật khác để đảm bảo tính khả thi, rõ ràng và thống nhất trong quá trình thực hiện.

Vấn đề thứ hai, về nội dung điều tra cơ bản về dầu khí, đại biểu cơ bản thống nhất với các quy định điều tra cơ bản về dầu khí tại Chương II của dự thảo luật. Tuy nhiên, để áp dụng thuận lợi trong thực tế, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định rõ về cơ chế thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí.

Bên cạnh đó, tại Chương III dự thảo luật quy định về lựa chọn nhà thầu dầu khí ký kết hợp đồng dầu khí. Theo đó, hợp đồng dầu khí được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với nhà thầu dầu khí được lựa chọn thông qua thủ tục lựa chọn nhà thầu dầu khí. Đồng thời, quy định cụ thể việc lựa chọn tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng khí đối với các lô dầu khí mở được thực hiện thông qua một trong các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu. Như vậy, lựa chọn nhà thầu dầu khí về bản chất là lựa chọn nhà đầu tư cho dự án dầu khí khác với lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ hàng hóa cho hoạt động dầu khí nghĩ cũng gốc, không giống dự án đầu tư thông thường.

Theo đại biểu, trong dự thảo luật cần bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí. Theo đó, quy định rõ việc lựa chọn nhà thầu dầu khí áp dụng theo quy định của Luật dầu khí, không áp dụng Luật đấu thầu, Luật Đầu tư để lựa chọn nhà thầu dầu khí, đảm bảo việc áp dụng luật một cách thống nhất.

Đối với hoạt động dầu khí được quy định tại Chương V, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng, đây là nội dung mới, chưa được quy định trong Luật dầu khí hiện hành. Do vậy, đề nghị nghiên cứu có quy định đáp ứng các điều kiện Luật Dầu khí được ưu tiên áp dụng trong việc triển khai hoạt động dầu khí, phê duyệt dự án, hợp đồng dầu khí. Theo đó, trình tự, thủ tục phê duyệt các báo cáo kế hoạch phát triển mỏ đại cương, kế hoạch phát triển mỏ sớm và kế hoạch phát triển mỏ, các báo cáo kỹ thuật khác và dự án dầu khí được thực hiện thống nhất theo quy định tại Luật Dầu khí. Việc triển khai dự án được chia theo từng giai đoạn, phù hợp với từng giai đoạn của hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác. Việc phê duyệt dự án dầu khí phê duyệt cho từng giai đoạn triển khai dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ để thống nhất với quy định về việc phê duyệt hợp đồng chia sản phẩm của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự thảo Luật dầu khí.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung, mở rộng hình thức, cơ chế ưu đãi đối với hợp đồng, với hợp đồng đã được ký kết và đang thực hiện với phát hiện các quy mô nhỏ, hiệu quả cận biên nhằm tận thu tài nguyên và tiết kiệm thời gian. Đồng thời xem xét sửa đổi quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp với các hoạt động dầu khí theo nguyên tắc mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi nhất của lĩnh vực dầu khí cũng bằng với mức thuế suất ưu đãi của các dự án thông thường là 20%....

08h18: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên thảo luận

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, sáng nay (15/6), Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). Ngày 3/6, Quốc hội đã nghe đại diện Chính phủ trình bày Tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Qua thảo luận tại tổ, đã có 90 lượt ý kiến về các nội dung, quy định của dự án Luật này. Ý kiến của các đại biểu đã được Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp và gửi báo cáo tới các đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận vào các nội dung như tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, các quy định về áp dụng pháp luật, điều tra cơ bản, hợp đồng dầu khí, nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, ưu đãi về dầu khí, quản lý nhà nước về dầu khí… cùng các vấn đề khác các đại biểu quan tâm để hoàn thiện dự án Luật đạt chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.
Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 5/4, Bộ Nội vụ đã gửi công văn trả lời về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu ra.
Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan thêm một số buổi tối.
Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sáng 5/4, Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Văn học nghệ thuật và Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk".
Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hoa giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hoa giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Chiều ngày 3/4, tại Trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Văn hóa và Phát triển.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Quy định mới về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024; quy chuẩn quốc gia mới về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đăng kiểm... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024.
Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk trao quyết định bổ nhiệm hàng loạt Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường các huyện trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Năm nay và những năm sau sẽ không thiếu điện

Thứ trưởng Bộ Công thương: Năm nay và những năm sau sẽ không thiếu điện

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 29/3.
Hoàn thành công tác thu hồi đất tại các dự án trường học tại phường Định Công, tiến tới đẩy mạnh thi công dự án

Hoàn thành công tác thu hồi đất tại các dự án trường học tại phường Định Công, tiến tới đẩy mạnh thi công dự án

Theo thông tin từ UBND quận Hoàng Mai, 100% các hộ dân nằm trong diện phải GPMB để xây dựng 3 trường học trên địa bàn đã chấp hành việc nhận tiền đề bù, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Dự án hiện được đẩy nhanh công tác thi công để sớm bàn giao đưa vào sử dụng.
Thanh niên là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong trong chuyển đổi số

Thanh niên là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong trong chuyển đổi số

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Sở Y tế Đắk Lắk vừa công bố quyết định, bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng giáp giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thay cho ông Nguyễn Đại Phong đã nghỉ hưu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiền Giang cần phải tập trung vào “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiền Giang cần phải tập trung vào “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt ấn tượng với việc quy hoạch đã định hướng, ưu tiên phát triển Tiền Giang với "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh."
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại và du lịch tỉnh Vĩnh Long.
Đảm bảo công tác an ninh trật tự trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông

Đảm bảo công tác an ninh trật tự trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông

Đại tá Nguyễn Thanh Liêm- Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông trực tiếp chỉ đạo bảo đảm cho các sự kiện diễn ra thành công, vì đây là điểm tựa vững chắc cho việc quảng bá hình ảnh của tỉnh qua 20 năm xây dựng và phát triển, xứng đáng là điểm đến văn minh, an toàn, thân thiện và đáng sống.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương quản lý.
Ý nghĩa của các hoạt động từ thiện - giá trị của sự sẻ chia là giá trị tồn tại mãi mãi

Ý nghĩa của các hoạt động từ thiện - giá trị của sự sẻ chia là giá trị tồn tại mãi mãi

Nhìn từ bề ngoài, các hoạt động từ thiện có thể là những hành động nhỏ, nhưng sâu bên trong, chúng mang theo một giá trị vô cùng lớn lao, mà không chỉ làm thay đổi cuộc sống của những người nhận được sự giúp đỡ mà còn tạo ra một sự lan tỏa vô tận của lòng nhân ái và hy vọng. Ý nghĩa của các hoạt động từ thiện không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ, mà còn nằm ở việc tạo ra một cộng đồng đoàn kết và phát triển, nơi mà giá trị của sự sẻ chia tồn tại mãi mãi.
Chính phủ yêu cầu giám sát chặt chẽ thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu giám sát chặt chẽ thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm khoản vay

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm khoản vay

Sáng 18/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng sau đại án "chuyến bay giải cứu"

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng sau đại án "chuyến bay giải cứu"

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định vụ án "chuyến bay giải cứu" vừa xảy ra là sự việc rất đau xót đối với ngành ngoại giao có truyền thống gần 80 năm cũng như với các cá nhân, gia đình có vi phạm.
Khen thưởng Công an Đắk Nông bắt 2 kẻ trộm vàng hơn 4 tỷ đồng

Khen thưởng Công an Đắk Nông bắt 2 kẻ trộm vàng hơn 4 tỷ đồng

Công an tỉnh Đắk Nông được khen thưởng với thành tích bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ trộm cắp tài sản hơn 4 tỷ đồng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử

Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.
Đại biểu tranh luận bộ trưởng về giá máy bay dù tăng nhưng các hãng bay vẫn lỗ

Đại biểu tranh luận bộ trưởng về giá máy bay dù tăng nhưng các hãng bay vẫn lỗ

Trong phiên họp sáng nay 18/3, nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính vì sao giá vé máy bay thời gian qua tăng cao.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Để kiểm soát giá vàng cần triển khai một loạt giải pháp

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Để kiểm soát giá vàng cần triển khai một loạt giải pháp

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, về giá vàng, ngoại tệ tăng cao thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước không thuộc Bộ Tài chính. Nhưng theo ý kiến cá nhân ông cần triển khai một loạt giải pháp như vàng liên quan đến cung cầu, xuất nhập khẩu.
Hội Báo toàn quốc năm 2024 - Ngày hội lớn của những người làm báo trên cả nước

Hội Báo toàn quốc năm 2024 - Ngày hội lớn của những người làm báo trên cả nước

Sáng 15/3, Hội báo toàn quốc 2024 với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân" đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động