Năm 2022, Chính phủ chú trọng hoàn thiện thể chế, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh cần điều chỉnh

Đây là nội dung chính tại Nghị quyết số 13/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2022 mới được Chính phủ ban hành.
Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế Chủ tịch Quốc hội: Cần quan tâm chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác xây dựng pháp luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Một
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2022

Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, trong thời gian qua các bộ, ngành đã tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực; trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và triển khai tổ chức thực hiện pháp luật.

Trong năm 2022, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm thực hiện đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện hệ thống thể chế, chiến lược, quy hoạch thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Các bộ, ngành cần ưu tiên đầu tư nguồn lực, thời gian nhiều hơn nữa cho hoạt động xây dựng pháp luật, tập trung vào các hoạt động quan trọng như: tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực thi pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động của chính sách; tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý, phản biện của các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân; chủ động truyền thông chính sách từ khi đề xuất chính sách đến quá trình soạn thảo và ngay sau khi ban hành văn bản, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm; đánh giá đầy đủ tác động của các dự kiến chính sách để bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, bảo đảm nguồn lực thực hiện.

Việc đề xuất các chính sách cần bám sát nhu cầu thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, có tính dự báo chính sách, có thể thí điểm một số vấn đề mới phát sinh để làm cơ sở xem xét, mở rộng phạm vi điều chỉnh; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập do quy định pháp luật hiện hành, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với huy động nguồn lực hiệu quả, nâng cao năng lực thực thi chính sách và kiểm tra, giám sát để siết chặt kỷ cương; tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng phù hợp với tình hình của Việt Nam. Các cơ quan chủ trì soạn thảo cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra để trao đổi, thảo luận, tạo sự đồng thuận cao trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chính phủ quyết nghị 7 nội dung cụ thể sau:

Về dự án Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự án Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Chính phủ đã thảo luận và thống nhất đánh giá Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với nhau và với các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội khóa XIV về dự án Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự án Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Chính phủ thống nhất đổi tên dự án Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) thành dự án Luật đường bộ và dự án Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ thành dự án Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ. Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an tiếp tục tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các cơ quan, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức và cá nhân; tăng cường hơn nữa truyền thông đến các đối tượng điều chỉnh để tạo sự đồng thuận cao; các chính sách cần có lập luận chặt chẽ, thuyết phục; tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện 02 dự án Luật theo hướng sau đây:

- Đánh giá kỹ lưỡng, phân tích, giải trình thuyết phục về sự cần thiết của việc ban hành luật với đầy đủ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn; đánh giá kỹ tác động nhiều chiều, nhất là việc liên quan đến tổ chức, quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe; tiếp tục rà soát các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; phân định rành mạch phạm vi điều chỉnh của 2 dự án Luật, không chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ trống; giải quyết những vướng mắc, bật cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực giao thông đường bộ; rà soát nội dung các dự án Luật, không quy định về tổ chức bộ máy trong dự án Luật;

Năm 2022, Chính phủ chú trọng hoàn thiện thể chế, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh cần điều chỉnh

- Nội dung sửa đổi Luật Giao thông đường bộ cần thể hiện rõ hơn chủ trương của Chính phủ về tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có quản lý đường bộ, đường cao tốc theo hướng giao cho cấp quản lý có hiệu quả hơn, kịp thời giải quyết vướng mắc và bám sát với yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm lợi ích quốc gia; việc phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực hợp lý, thông suốt; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quyền lực;

- Về thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cần tiếp tục tổng kết, phân tích, đánh giá tác động đầy đủ, khách quan, toàn diện, kỹ lưỡng quá trình thực hiện trong thời gian qua; thuyết minh, giải trình về đề xuất giao Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Công an quản lý cần thật sự thuyết phục, có đầy đủ cơ sở vững chắc; nghiên cứu cơ chế phối hợp theo hướng để Bộ Công an tham gia giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bảo đảm có sự phối hợp, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, như vậy sẽ dễ thuyết phục hơn.

Để có đủ cơ sở xem xét bổ sung 02 dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội, Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện 02 dự án Luật theo các yêu cầu nêu trên, trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với 2 dự án Luật này.

Về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chính phủ đánh giá cao Bộ Công an đã chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ trì nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội khóa XIV và các bộ, ngành liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của dự án Luật; một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, thấu đáo để tạo được sự đồng thuận cao của các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan của Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đối tượng bị tác động để làm rõ hơn sự cần thiết xây dựng và ban hành luật; chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật bảo đảm chất lượng, khả thi, có tính thuyết phục cao với đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn vững chắc; đẩy mạnh công tác truyền thông tạo sự đồng thuận, bảo đảm tính thống nhất; trình Chính phủ xem xét, quyết định dự án Luật vào thời gian thích hợp.

Về Đề nghị xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết sửa đổi Luật Nhà ở để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho người dân; hoàn thiện các chính sách về nhà ở còn tồn tại, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Nhà ở với Luật Đất đai và các luật khác có liên quan.

Năm 2022, Chính phủ chú trọng hoàn thiện thể chế, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh cần điều chỉnh

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng:

- Rà soát các vấn đề vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để hoàn thiện các chính sách về nhà ở, nhất là các chính sách về: quy hoạch; chiến lược; chương trình phát triển nhà ở bảo đảm tính dự báo quá trình phát triển;

- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, phân bổ nguồn lực hợp lý và nâng cao năng lực các bộ đáp ứng việc phân cấp; cắt giảm thủ tục hành chính;

- Hoàn thiện các cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư các nguồn lực cho phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, để bảo đảm chính sách an sinh xã hội về nhà ở;

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, đẩy mạnh truyền thông chính sách trong quá trình soạn thảo luật, nhằm bảo đảm tính thực tiễn, khả thi, tạo sự đồng thuận cao.

Bộ Xây dựng tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, tháng 10 năm 2022.

Về Đề nghị xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển thị trường bất động sản theo cơ chế thị trường; hoàn thiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Kinh doanh bất động sản với các luật khác có liên quan.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện theo hướng:

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, làm rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của từng nhóm chính sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo, gây vướng mắc trong quá trình thực hiện;

- Hoàn thiện các chính sách về kinh doanh bất động sản phải bảo đảm nguyên tắc thị trường, tránh phát sinh thủ tục, chi phí cho giao dịch bất động sản, trong đó lưu ý đánh giá kỹ về các điều kiện kinh doanh, giao dịch qua sàn, môi giới bất động sản, tín dụng, thuế, phí,.. để điều tiết thị trường, tránh tạo thêm thủ tục, trung gian, ảnh hưởng tới quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, quyền sở hữu của người dân đã được pháp luật bảo hộ, tạo lập khung khổ pháp lý cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định;

- Tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân trong quá trình soạn thảo luật bảo đảm tính thực tiễn, khả thi, tạo sự đồng thuận cao, làm tốt công tác truyền thông trước, trong và sau khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Xây dựng tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, tháng 10 năm 2022.

Về Đề nghị xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước; cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chính sách quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện, thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước; có kế hoạch truyền thông tốt để tạo sự đồng thuận.

Năm 2022, Chính phủ chú trọng hoàn thiện thể chế, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh cần điều chỉnh

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng:

- Làm rõ nội hàm khái niệm "an ninh nguồn nước" và "an ninh tài nguyên nước"; đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện chính sách về an ninh tài nguyên nước; nghiên cứu, kế thừa nội dung của một số đề án liên quan đến an ninh tài nguyên nước đang được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc đã được phê duyệt để bảo đảm tính thống nhất, khả thi;

- Việc xã hội hóa một số lĩnh vực tài nguyên nước cần bảo đảm ổn định phúc lợi chung cho xã hội, nhất là hạ tầng cấp nước sinh hoạt, tránh lợi dụng cơ chế làm thất thoát tài sản nhà nước; đồng thời, phân cấp rõ ràng cho các địa phương, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, không chồng chéo giữa các bộ, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật;

- Tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình soạn thảo luật, bảo đảm tính khả thi, làm tốt công tác truyền thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Về Đề nghị xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Viễn thông nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập, sửa đổi các quy định không còn phù hợp với thực tiễn và bổ sung các chính sách mới để hoàn thiện, thúc đẩy phát triển các dịch vụ viễn thông và hạ tầng viễn thông, mở rộng không gian phát triển cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng:

- Hoàn thiện chính sách quản lý và điều tiết thị trường viễn thông, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường, bảo đảm quyền kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, thống nhất với các luật có liên quan;

- Rà soát, đánh giá đầy đủ các vấn đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nhất là các vấn đề nhạy cảm, có xu hướng phát triển nhanh như: thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông, quỹ viễn thông công ích, công trình viễn thông,... theo hướng quy định linh hoạt, có tính dự báo để điều hành kịp thời với sự thay đổi công nghệ và kinh tế trong thực tế; huy động, điều phối hài hòa các nguồn lực, khai thác, sử dụng chung có hiệu quả tài nguyên quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích quốc gia;

- Hoàn thiện các khái niệm, chính sách về: dịch vụ viễn thông, viễn thông công ích, trung tâm dữ liệu, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật và thống nhất với các luật có liên quan (Luật giao dịch điện tử, Luật công nghiệp công nghệ số...).

- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu sự tác động và chuẩn bị kỹ công tác truyền thông tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và Nhân dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, quyết định trước khi gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Về Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trên cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực thi pháp luật hiện hành về công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển, sáng tạo và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ số, phát triển kinh tế số.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng:

- Làm rõ phạm vi điều chỉnh và mối quan hệ của Luật này với Luật Công nghệ thông tin hiện hành để tránh trùng lặp, chồng chéo, các chính sách mới cần giải quyết được các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn;

- Hoàn thiện chính sách để phát triển công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số theo hướng quy định khung khổ pháp lý, thẩm quyền và nguyên tắc chính sách để phát triển lĩnh vực này, các quy định cụ thể do Chính phủ và các bộ, ngành quy định để điều chỉnh các vấn đề thực tiễn phát sinh;

- Hoàn thiện chính sách bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ số theo hướng quy định các nguyên tắc, chính sách chung, những vấn đề đã được nghiên cứu, đánh giá kỹ, thực hiện ổn định trong thời gian dài; đối với các vấn đề mới, giải pháp có tính chất điều hành, quản lý thường xuyên nên giao Chính phủ và các bộ, ngành quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.

- Tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu sự tác động để tạo sự đồng thuận cao.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, quyết định trước khi gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam để quốc tang nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Việt Nam để quốc tang nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang từ 4-5/4/2025.
Toàn văn bài phát biểu của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa tại Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Toàn văn bài phát biểu của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa tại Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Tối 3/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3-4/4/1965 - 3-4/4/2025).
60 năm chiến thắng Hàm Rồng – Tự hào lịch sử, viết tiếp tương lai

60 năm chiến thắng Hàm Rồng – Tự hào lịch sử, viết tiếp tương lai

Cầu Hàm Rồng nối đôi bờ sông Mã ở Thanh Hóa được người Pháp cho xây dựng năm 1901. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cầu Hàm Rồng là vị trí trọng yếu giao thông huyết mạch đặc biệt, nên đây luôn là một mục tiêu “ưu tiên” của không quân Mỹ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lập ngay tổ phản ứng nhanh về thuế đối ứng của Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lập ngay tổ phản ứng nhanh về thuế đối ứng của Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng…
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 3/4, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Pháp lệnh được Quốc hội khóa XV thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/5/2025.
Ngày 3/4/1975: Thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức giải phóng, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng

Ngày 3/4/1975: Thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức giải phóng, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng

8 giờ 20 phút ngày 3/4/1975, cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh, thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức đã hoàn toàn giải phóng. Như vậy, đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng; chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng, vượt xa dự kiến ban đầu.
Bình Định cần đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới

Bình Định cần đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Bình Định nghiên cứu giải pháp làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); đồng thời đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới.
Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử nhằm bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử.
Xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và có giải pháp khắc phục.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sáp nhập xong cấp xã sẽ vẫn hành từ 1/7, cấp tỉnh vận hành sau 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sáp nhập xong cấp xã sẽ vẫn hành từ 1/7, cấp tỉnh vận hành sau 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay từ ngày 1/5, 63 tỉnh, thành phố sẽ gửi đề án sắp xếp về bộ để tiếp đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Sáng 2/4, tại Quảng trường 2 Tháng 4 (TP. Nha Trang), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Hoàn thành xử lý trụ sở, tài sản công trong 5 năm

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Hoàn thành xử lý trụ sở, tài sản công trong 5 năm

Bộ Tư pháp đang thẩm định tờ trình, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính.
Ngày 2/4/1975: Giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Ngày 2/4/1975: Giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Ngày 2/4/1975, ta giải phóng tỉnh Khánh Hòa. Tổng cục Chính trị ra chỉ thị công tác chính trị trước thời cơ chiến lược mới, động viên bộ đội xốc tới giải phóng hoàn toàn miền nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Vào 21h00 ngày 1/4 theo giờ địa phương (tức 24h00 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Kể từ khi gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào năm 1979, trong hơn 45 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm, cùng nghị viện các nước chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, luật pháp, không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, luôn lấy người dân làm trung tâm của quá trình xây dựng chính sách.
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh... là những chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án đã có báo cáo, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, tinh thần là rõ tới đâu làm tới đó, làm tới đâu chắc tới đó.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đà Nẵng đã lập tạo kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam

“Đà Nẵng đã tạo nên kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với mô hình năm cao là tri thức cao, văn hóa cao, thu nhập cao, quản trị cao và mức sống cao”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

Ngày 29/3/1975: Giải phóng thành phố Đà Nẵng

15h ngày 29/3/1975, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân và dân ta tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy quyền Sài Gòn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm: Dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, dự kiến sắp tới cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố hiện nay.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động