Giới hạn tổng độ rộng băng tần, tránh tình trạng thâu tóm, độc quyền tài nguyên tần số

Ngày 15/6, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung làm rõ các quy định liên quan đến giới hạn tổng độ rộng băng tần…
Sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện góp phần xây dựng hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số Cần quy định cụ thể về phương thức cấp giấy phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện Quán triệt quan điểm bảo vệ chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Sử dụng, khai thác hiệu quả, bảo vệ tài nguyên tần số

Cho ý kiến về sự cần thiết sửa đổi luật, đa số đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành và phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật; đồng thời nhấn mạnh tần số vô tuyến điện là tài sản quốc gia, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, bảo vệ tài nguyên tần số, quỹ đạo vệ tinh trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện lần này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; đồng thời, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với pháp luật hiện hành, khắc phục những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Các ý kiến đều khẳng định, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện rất cần thiết, là điều kiện để xây dựng hành lang pháp lý tốt, góp phần thực hiện xây dựng hạ tầng số phù hợp với tiến trình thực hiện cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số của quốc gia, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Cho ý kiến về giới hạn tổng độ rộng băng tần cho một tổ chức sử dụng triển khai mạng thông tin di động mặt đất trong dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng, một trong những mục tiêu cốt lõi được nêu tại Đại hội lần thứ 13 của Đảng là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình
Đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình

Đại biểu bày tỏ băn khoăn việc giới hạn tổng độ rộng băng tần cho một tổ chức sử dụng liệu có làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường, gây ảnh hưởng đến phát triển thị trường của doanh nghiệp, quyền lợi của người dân trong việc lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sử dụng dịch vụ mạng thông tin di động hay không?

Đại biểu phân tích, hiện nay các quy định về tổ chức đấu giá, thi tuyển để cấp phép sử dụng tần số, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, điều kiện chưa rõ ràng, cụ thể, chưa có cơ chế quản lý, kiểm tra tình trạng sử dụng trên thực tế.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng băng tần được cấp phép chưa làm rõ nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông, giới hạn tỷ lệ phần trăm sử dụng tần số thì được xem là tuân thủ cam kết triển khai mạng viễn thông; thời gian tối đa là bao lâu nếu doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết băng tần được cấp phép chỉ được xem là không thực hiện cam kết. Đây là căn cứ quan trọng để áp dụng các chế tài như đình chỉ quyền sử dụng tần số, thu hồi giấy phép sử dụng băng tần.

Đại biểu nêu ý kiến, quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần cho một tổ chức sử dụng để thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, đảm bảo công bằng, thúc đẩy tính cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, kích thích tăng cường đầu tư về công nghệ, thiết bị để kinh doanh có hiệu quả, tránh tình trạng doanh nghiệp có băng tần khối băng tần nhiều sử dụng không hết, còn doanh nghiệp khác không đủ cho nhu cầu, xảy ra tình trạng tích tụ tần số, gây lãng phí tài nguyên. Do vậy luật cần bổ sung những quy định cụ thể, chi tiết và đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, trường hợp doanh nghiệp được cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua hình thức cấp phép.

Làm rõ nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện xác định hạn mức sử dụng băng tần

đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng
Đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng cơ bản tán thành về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà các tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng, theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 1 của dự thảo luật.

Trong đó, cần quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà doanh nghiệp được phép nắm giữ, sử dụng để tránh xảy ra tình trạng thâu tóm, độc quyền, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên tần số. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, đại biểu Lã Thanh Tân băn khoăn về việc thực tế tại Việt Nam nhu cầu tần số của mỗi nhà mạng khác nhau, phụ thuộc vào số lượng thuê bao.

Việc quy định giới hạn có thể dẫn đến không đủ tài nguyên tần số, doanh nghiệp cần ít lại được cấp nhiều tần số, doanh nghiệp cần nhiều không có gây lãng phí tài nguyên. Mặt khác, khi công nghệ ngày càng phát triển, quỹ băng tần ngày càng mở rộng trên các băng tần cao với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh như hiện nay thì băng tần càng nhiều. Việc quy định giới hạn có thể gây khó khăn trong việc xác định được số lượng, tỷ lệ băng tần có thể được cấp cho mỗi nhà mạng.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện xác định hạn mức sử dụng băng tần. Theo đại biểu Lã Thanh Tân, trong dự thảo luật đã quy định nguyên tắc xác định giới hạn bảo đảm tránh tích tụ tần số nhưng cũng không phân bổ bình quân tần số, như vậy là chưa thỏa đáng.

Thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình các vấn đề đại biểu nêu.
Thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình các vấn đề đại biểu nêu.

Giải trình về vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung làm rõ nguyên tắc để xác định hạn mức sử dụng băng tần nhằm đảm bảo quy định không cản trở quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp tại Điều 33 của Hiến pháp năm 2013.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dự thảo luật đã có quy định nguyên tắc xác định giới hạn bảo đảm tránh tích tụ tần số để không dẫn đến độc quyền viễn thông. Điều này không cản trở quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ quy định về giới hạn băng tần là áp dụng cho một doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, Bộ trưởng nêu rõ, quy định tại dự thảo Luật chỉ áp dụng đối với từng doanh nghiệp mà không áp dụng đối với nhóm doanh nghiệp. Một nhóm doanh nghiệp không thể tích tụ tần số, tần số cấp riêng cho từng doanh nghiệp được sử dụng riêng. Nếu chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong nhóm thì doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vẫn bị giới hạn về tích tụ tần số.

Sử dụng chung tần số vô tuyến điện có tiềm ẩn nguy cơ làm lộ lọt bí mật quốc phòng an ninh, bí mật quốc gia?

Quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế xã hội quy định tại Điều 45 dự thảo luật là vấn đề được nhiều đại biểu tập trung cho ý kiến. Đại biểu Nguyễn Thành Công - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng, việc sử dụng cùng một tần số cho hai mục đích, vừa để kinh doanh, vừa để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh rất khó khả thi. Bởi có sự khác biệt về đặc điểm hạ tầng vận hành khai thác, đặc điểm hoạt động phục vụ quốc phòng, an ninh có tính ưu tiên bảo mật đặc biệt khác với hoạt động phát triển kinh tế xã hội có tính minh bạch, cạnh tranh cao.

Việc sử dụng kết hợp như vậy có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, tiềm ẩn nguy cơ làm lộ lọt bí mật nghiệp vụ, bí mật quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia. Bên cạnh đó, Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 đã phân tích rõ nội dung quy định về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích kinh tế, mục đích quốc phòng, an ninh với tính chất bí mật và đặt mục đích đặc biệt chỉ có Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được phép và có trách nhiệm sử dụng, quản lý các tần số này.

Đại biểu đặt câu hỏi, quy định như dự thảo luật có đi ngược lại với mục tiêu quan trọng ưu tiên ban đầu để phân bổ tần số này hay không? Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ tính khả thi, minh bạch, phương án sử dụng về mặt kinh tế để tách bạch rõ ràng về kinh phí ngân sách dành cho quốc phòng, an ninh với kinh phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh thương mại, cơ chế tiếp cận, kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước, cũng như doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quy định quy định của Luật Doanh nghiệp.

Do tính chất đặc thù nên các tần số được phân bổ riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sử dụng không cần cấp phép sử dụng thông qua các hình thức cấp phép trực tiếp đấu giá, thi tuyển như đối với các doanh nghiệp thông thường phục vụ cho mục đích kinh doanh. Như vậy, khi chuyển mục đích sử dụng tần số có kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế thì doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có cần phải đấu giá không? Nếu không thì liệu có không nhất quán với quy định về tiêu chí, điều kiện cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện có bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường viễn thông hay không?

đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ
Đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ

Bảy tỏ đồng tình với Tờ trình của Chính phủ, đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ cho biết, tại Điều 45 dự thảo Luật bổ sung khoản 4: “Trường hợp đặc biệt doanh nghiệp quốc phòng, an ninh cần sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế phải có phương án sử dụng băng tần báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, theo nguyên tắc phương án sử dụng kết hợp không làm ảnh hưởng đến bảo đảm quốc phòng, an ninh và sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông”.

Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng đây là vấn đề hệ trọng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện và trước mắt chưa nên quy định. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đại biểu Đào Chí Nghĩa cho rằng, thẩm quyền cho phép sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội là thẩm quyền của Thủ tướng.

Theo quy định hiện hành, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, phê duyệt phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, nếu mục tiêu là mạng lưỡng dụng thì chắc chắn ngay từ khâu thiết kế mạng và quy trình vận hành ban đầu phải tính toán sao cho bảo đảm phục vụ quốc phòng, an ninh với các yêu cầu an toàn, bảo mật cao, đảm bảo an toàn thông tin cho quốc phòng, an ninh. Đồng thời vẫn có thể cung cấp dịch vụ cho phát triển kinh tế - xã hội khi cần thiết.

Vì vậy, đại biểu ủng hộ việc quy định tại khoản 4, Điều 45, trường hợp đặc biệt các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh cần sử dụng tần số vô tuyến điện phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế trình Bộ Quốc phòng và Bộ Công an xem xét, trình Thủ tướng quyết định.

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý dự thảo luật cần nghiên cứu bổ sung cụ thể thế nào là trường hợp đặc biệt; hoặc bổ sung một điều khoản giao cho Thủ tướng quy định các trường hợp đặc biệt được phép đề nghị Thủ tướng quyết định sử dụng tần số vô tuyến điện với mục đích lưỡng dụng là gì, nhằm minh bạch và phù hợp. Đồng thời, xem xét bổ sung các quy định để bảo đảm sự bình đẳng về lợi ích và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường của nước ta tiếp tục phát triển lành mạnh và bền vững.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Giải trình vấn đề liên quan đến việc sử dụng chung tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng an ninh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị chưa quy định sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng của quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế, đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách này vì ảnh hưởng đến bảo mật, cạnh tranh bình đẳng.

Làm rõ nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, dự thảo Luật đã quy định rất rõ việc sử dụng tần số, phân bổ cho phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.

Lượng tần số sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội thì phải thực hiện nghĩa vụ phí, lệ phí và tiền cấp quyền sử dụng tần số. Cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng quy định như vậy mới đảm bảo các yếu tố bảo mật và cạnh tranh lành mạnh.

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh góp ý về phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (sửa đổi, bổ sung Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện).

Các đại biểu đề nghị quy định rõ ràng, cụ thể hơn các tiêu chí, điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo từng phương thức cấp phép, đặc biệt là phương thức cấp giấy phép trực tiếp. Phương thức cấp phép thông qua đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đại biểu đề nghị giải trình lý do trong 13 năm qua không thực hiện được quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo Luật Tần số vô tuyến điện hiện hành; đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định các tiêu chí, điều kiện của băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển; quy định rõ những trường hợp nào phải đấu giá, những trường hợp nào phải thi tuyển….

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết thúc phiên thảo luận chiều 15/6/2022.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết thúc phiên thảo luận

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, có 8 ý kiến phát biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình vấn đề đại biểu quan tâm. Các ý kiến cơ bản đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch tần số vô tuyến điện, tài sản công quốc gia có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh, đảm bảo yêu cầu hội nhập lợi ích quốc gia, chủ quyền số quốc gia tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để phát triển hạ tầng thông tin viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số và xã hội số.

Các đại biểu cũng đề nghị rà soát để đảm bảo dự án luật thống nhất với các luật khác, cụ thể hóa tối đa trong dự thảo luận những nội dung đã được kiểm nghiệm, đã được áp dụng ổn định trong thực tiễn. Rà soát, quy định thêm về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, chế tài xử lý vi phạm trong quản lý, phân bổ sử dụng các khối băng tần, giới hạn tổng độ rộng băng tần để tránh lãng phí hoặc tích tụ độc quyền tần số không hợp lý.

Các ý kiến đề nghị quy định cụ thể tách bạch giữa phương thức đấu giá, phương thức thi tuyển và phương thức cấp phép trực tiếp, điều kiện, thẩm quyền quyết định việc áp dụng đối với từng phương thức làm rõ khái niệm băng tần có giá trị thương mại cao để có căn cứ thực hiện đấu giá, giải pháp để thực hiện việc đấu giá, đối tượng, điều kiện tham gia đấu giá. Rà soát, quy định cụ thể thêm về cấp lại giấy phép sử dụng băng tần về điều kiện chuyển tiếp chế tài áp dụng, xử lý vi phạm.

Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể để đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền số quốc gia đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tham gia đấu giá hoặc thi tuyển băng tần. Thận trọng rà soát, nghiên cứu kỹ chính sách sử dụng tần số vô tuyến điện, phân bổ mục đích quốc phòng, an ninh được kết hợp cho mục đích phát triển kinh tế; có cơ chế giám sát, kiểm tra, quy định rõ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phát biểu tại hội trường, tại tổ để hoàn thiện dự án luật trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mục tiêu của tinh gọn bộ máy là ít người nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mục tiêu của tinh gọn bộ máy là ít người nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.
Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng

Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng

Bắt đầu từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung thêm môn Tin học, Công nghệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là những môn thi lần đầu tiên được tổ chức thi trong Kỳ thi. Vậy, học sinh sẽ có những thuận lợi/khó khăn như thế nào, để đạt được kết quả tốt nhất, nhà trường và các thầy cô giáo cần làm gì để hỗ trợ học sinh…? Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có cuộc trò chuyện với ông Lục Văn Hào, Tác giả SGK Tin học THPT, bộ sách Chân trời sáng tạo (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) xoay quanh chủ đề này.
Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hôm nay là hạn các tỉnh thành báo cáo tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025 theo đề nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hàng loạt địa phương đã thống kê về tiền lương, thưởng Tết năm 2025, cho thấy không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Tỉnh Nam Định hiện là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh Nam Định có 142/146 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (97,2%); 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (28,1%); 8/15 thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh (53,3%).
Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Giao các nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được, trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, chiến lược của Việt Nam.
Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được phê duyệt với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “văn hiến - văn minh - hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Ngày 13/12/2024, Ban chấp hành Đảng bộ Hoàng Mai đã tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy chuẩn y đồng chí Đỗ Thanh Tùng, Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai bổ sung vào Ban Thường vụ Quận ủy Hoàng Mai.
Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Ngày 12/12, tại TP Thanh Hóa, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24. Kỳ họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14/12/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả, các chức năng, nhiệm vụ không bỏ, thậm chí có những nhiệm vụ phải tăng cường.
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng, bảo đảm đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm nếu không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.
Xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 07/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024.
Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Tại khoản 4, Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2024, số 51/2024/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT?
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự dôi dư sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?

Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự dôi dư sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ phải tính toán việc ưu tiên, bố trí, sử dụng những người có trình độ, phẩm chất, năng lực vượt trội.
Đề xuất phương án tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đề xuất phương án tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tại dự thảo, Bộ đề xuất 2 phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất quy định về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động.
Thủ tướng: Tập trung ưu tiên sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn

Thủ tướng: Tập trung ưu tiên sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; thực hiện tốt kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA khẳng định đây là thời điểm hoàn hảo để Việt Nam xây dựng một tương lai của AI. "AI của Việt Nam nên được xử lý ở đây, xây dựng ở đây, vận hành ở đây vì người dân và nền công nghiệp Việt Nam" - ông Jensen Huang nói.
Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 2/2025.
Thông tin về phương án sáp nhập để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ

Thông tin về phương án sáp nhập để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ

Sau khi sắp xếp, hợp nhất, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều các tổ chức bên trong.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không thể chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không thể chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, nhân dân

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội sáng nay (3/12), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh không thể chậm trễ được nữa bởi đây là thời cơ, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, với nhân dân.
Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài

Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài

Trong khuôn khổ chương trình Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN tổ chức tại Hà Nội từ 01 – 15/12/2024, sáng 2/12, đã diễn ra Tọa đàm “Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài”.
Thủ tướng nêu 3 mục tiêu, 7 giải pháp để phát triển ngành logistics Việt Nam

Thủ tướng nêu 3 mục tiêu, 7 giải pháp để phát triển ngành logistics Việt Nam

Dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 7 giải pháp lớn mang tính đột phá để phát triển ngành logistics Việt Nam, trong đó có việc xây dựng, phát triển quốc gia thương mại tự do.
Thủ tướng: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức

Thủ tướng: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức

Thủ tướng cho biết năm 2025 Chính phủ hướng đến tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém

Quan điểm “không để cơ quan Nhà nước là vùng trú ẩn an toàn cho cán bộ yếu kém” được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ khi phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển, sáng 1/12.
Chính phủ dự kiến sẽ giảm 5 bộ, Quốc hội giảm 4 Ủy ban

Chính phủ dự kiến sẽ giảm 5 bộ, Quốc hội giảm 4 Ủy ban

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết các cơ quan đang nghiên cứu đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, Tăng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan quân đội, Tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin là những chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 30/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động