Giá heo hơi hôm nay 16/9: Ổn định, ghi nhận mức thấp nhất 55.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 17/9: Thị trường duy trì giảm trong tuần tới? Giá heo hơi hôm nay 18/9: Ổn định, cao nhất 58.000 đồng/kg |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg
Theo khảo sát, giá heo hơi tại miền Bắc đi ngang trên diện rộng
Trong đó, tỉnh Yên Bái tiếp tục thu mua heo hơi với giá 56.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực.
Cùng thời điểm khảo sát, heo hơi tại các địa phương bao gồm Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình và Hà Nội được giao dịch ở mức 58.000 đồng/kg.
57.000 đồng/kg là mức giao dịch được ghi nhận tại các địa phương còn lại.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên cao nhất 57.000 đồng/kg
Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm nhẹ.
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg về mức 55.000 đồng/kg - ngang với Bình Định và Đắk Lắk.
Thương lái tại tỉnh Nghệ An hạ một giá về mức 56.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại cùng thu mua heo hơi với giá trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam thấp nhất 55.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi khu vực miền Nam giảm 1.000 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Bình Dương hạ một giá về mức 55.000 đồng/kg cùng với TP HCM.
Sau khi giảm 1.000 đồng/kg, tỉnh Hậu Giang thu mua heo hơi với giá 56.000 đồng/kg.
56.000 - 58.000 đồng/kg là khoảng giao dịch được ghi nhận tại các địa phương còn lại.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay trong khoảng 55.000 - 58.000 đồng/kg.
Thanh Hóa phát triển chăn nuôi theo chuỗi phổ biến
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 2 phương thức chăn nuôi theo chuỗi phổ biến, đó là: Chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín và chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhiều tổ chức, cá nhân cùng liên kết với nhau để chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm con nuôi theo hợp đồng.
Cả 2 phương thức chăn nuôi theo chuỗi này đều giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, người chăn nuôi hạn chế được rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Là một trong những trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn tại xã Nga Bạch (Nga Sơn), ông Thiệu Văn Tươi – người có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện liên kết với Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Golden Star theo hình thức gia công, cho biết: “Năm 2012, gia đình tôi đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghệ cao với 2 dãy chuồng với tổng đàn 7.000 con/lứa. Khi gặp nhiều khó khăn do tiêu thụ tự do qua thương lái, tôi đã tìm hiểu và thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ gà thương phẩm với các doanh nghiệp. Tham gia liên kết chăn nuôi gà theo hình thức gia công, trang trại của tôi được doanh nghiệp cung ứng thuốc, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và công ty sẽ thu mua gà thành phẩm đạt yêu cầu theo giá đã ký kết trong hợp đồng”.
Cũng theo ông Tươi, liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công được các doanh nghiệp quản lý chất lượng nguồn thức ăn, con giống, bảo đảm quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên hạn chế dịch bệnh; nhất là người chăn nuôi ít bị ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ.
Với nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi, huyện Thọ Xuân phấn đấu thời gian tới có 50% tổng đàn gia cầm thực hiện theo hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc hỗ trợ người dân tìm kiếm doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, huyện đã khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thực hiện phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc-xin theo đúng quy định…
Ngoài ra, hệ thống hạ tầng giao thông đến các khu vực chăn nuôi cũng luôn được huyện quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, vận chuyển vật tư, thức ăn phục vụ chăn nuôi và thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Hiện, huyện có 33 trang trại chăn nuôi thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, như: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty C.P Việt Nam…
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 269 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi an toàn, như: chuỗi liên kết chăn nuôi gà gắn với chế biến và tiêu thụ ở các huyện, như: Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc… với Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty CP Nông sản Phú Gia, Công ty Chăn nuôi Thọ Xuân… Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Tập đoàn DABACO,… đang liên kết chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc hầu hết ở các huyện có điều kiện về đất đai, đồng bộ về hạ tầng, kiểm soát dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường và có thị trường tiêu thụ ổn định, như: Nga Sơn, Hà Trung, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy… Cùng với đó là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào chăn nuôi bò sữa gắn với nhà máy chế biến như Vinamilk, TH.
Đánh giá về việc phát triển chăn nuôi theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết: Các chuỗi liên kết hoạt động đã khẳng định được hiệu quả, góp phần hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi trước thực trạng dịch bệnh gia súc gia cầm phức tạp, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh…
Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tập đoàn lớn xây dựng nhà máy, ký kết với các trang trại, hộ chăn nuôi phát triển chuỗi liên kết, đảm nhiệm vai trò tổ chức sản xuất, cung ứng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và thị trường tiêu thụ…
Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho các vùng phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp; tạo điều kiện thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. Mặt khác, người chăn nuôi cũng cần chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc hiện đại, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tuân thủ đúng điều kiện ký kết hợp đồng với công ty, thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường.