Cảnh sát biển Việt Nam sắp được trang bị 6 tàu tuần tra công nghệ cao

TH&SP Nhật Bản vừa ký kết Hiệp định vốn vay ODA số tiền 36,626 tỷ yên với Việt Nam để đóng 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển nhằm tăng cường năng lực đảm bảo an ninh, an toàn trên Biển Đông.

Hôm nay 28/7 tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định vốn vay ODA với số tiền 36,626 tỷ yên cho dự án trang bị sáu tàu tuần tra, tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn trên biển Việt Nam. Đây là khoản vay có lãi suất ưu đãi trong thời gian 40 năm (vay ân hạn 10 năm). Dự kiến, trong tháng 8 tới, các bên sẽ phát hành thư mời thầu dịch vụ tư vấn (tư vấn hỗ trợ đấu thầu, giám sát thi công…), phấn đấu hoàn thành vào tháng 10/2025 (khi tàu tuần tra thứ 6 được bàn giao).

Theo đó, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được hỗ trợ tài chính để trang bị sáu tàu tuần tra, nhằm tăng cường năng lực chấp pháp và cứu hộ hàng hải nhanh chóng, phù hợp, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và tự do hàng hải tại Việt Nam.


sa

Cảnh sát biển Việt Nam sắp được trang bị 6 tàu tuần tra công nghệ cao. Ảnh minh họa


Theo JICA, dự án đóng góp vào mục tiêu 14 và 16 của Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đồng thời góp phần thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Dự án áp dụng điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế (STEP), sử dụng các công nghệ đóng tàu tiên tiến của Nhật Bản.

Điều khoản này áp dụng cho các dự án cần tận dụng đáng kể công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản, dựa trên yêu cầu của nước đang phát triển về việc sử dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Điều kiện cơ bản của khoản vay STEP là nhà thầu chính sẽ là công ty Nhật Bản, hoặc chi nhánh của công ty Nhật Bản tại nước ngoài, hoặc liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty Việt Nam (Công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh).

Công ty Việt Nam có thể tham gia với tư cách là thành viên của liên doanh Nhật Bản - Việt Nam hoặc là nhà thầu phụ. Trong một số điều kiện nhất định, liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty có vốn chủ sở hữu Nhật Bản (công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh) có thể là nhà thầu chính.

Hiệp định vốn vay này được ký kết dựa trên cơ sở Công hàm Trao đổi của dự án được thực hiện trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản vào ngày 6/6/2017 và là hiệp định vốn vay đầu tiên được ký kết tại Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây kể từ tháng 8/2017.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành các hoạt động của Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Đắk Lắk điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự

Đắk Lắk điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự

Sáng 2/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ, trong đó điều động, luân chuyển, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt đến các địa phương và sở, ngành.
Cây quế - một sản phẩm thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam

Cây quế - một sản phẩm thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam

Hiện nay, tổng diện tích quế của Việt Nam đạt gần 170.000 ha, chiếm gần 17% diện tích trồng quế trên toàn thế giới.
Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung nhân sự

Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung nhân sự

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 2/5 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Nhiều chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, viên chức, về giá điện, về lĩnh vực giáo dục… sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng 5/2024.
Sẽ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5

Sẽ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu hoàn thành xây dựng vị trí việc làm trước 31/3/2024; ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào Quý III/2024.
Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Chiến thắng mùa Xuân 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và thống nhất đất nước

Hôm nay, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2024.
Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi và nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động