Tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch Covid - 19

Nghị quyết 145/NQ-CP, Nghị quyết 16/NQ-CP và Nghị quyết 58/NQ-CP do Chính Phủ ban hành quy định chi tiết về quyền lợi dành cho lực lượng chống dịch Covid-19.
Hà Nội: Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp đầu năm Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron Bộ Y tế hướng dẫn phòng COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng
Tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch Covid - 19
Tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch

Đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị, địa phương có số lượng nhiễm COVID-19 cao:

1. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 450.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm COVID-19, nghi nhiễm COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, trừ trường hợp Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động)

2.Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bao gồm:

- Người làm công việc kiểm soát nhiễm khuẩn;

- Người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh, thu gom và xử lý dụng cụ sau khi sử dụng cho người nhiễm COVID-19;

-Người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, người nhiễm COVID-19;

- Người thu gom chất thải, đồ vải, vỏ chai, lọ, hộp hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế;

- Người làm nhiệm vụ bảo vệ.

3. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:

- Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động);

- Người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2;

- Người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2;

- Người vận chuyển người nhiễm COVID-19, bệnh phẩm;

- Người làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong nhiễm SARS-CoV- 2

Tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch

4. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 225.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với các đối tượng làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (bao gồm cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố) nhưng không thuộc một trong các đối tượng quy định tại (1), (2) và (3) như đã nêu trên.

5. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách được huy động hoặc tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19:

- Được hưởng một trong các mức phụ cấp như đối với cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này ( Có nghĩa rằng tuỳ theo nhiệm vụ mà người đó thực hiện có thể hưởng từ 225.000, 300.000 hoặc 400.000 đồng)

- Được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày; mức chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 40.000 đồng/người/ngày.

=>Chế độ từ (1) đến (5) áp dụng đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2021.

Trường hợp đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ nhưng với mức hỗ trợ thấp hơn mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết này thì được truy lĩnh phần chênh lệch.

6. Cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 16/NQ-CP được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày

=>Chế độ (6) áp dụng kể từ ngày cán bộ, chiến sỹ lhoặc các học sinh, sinh viên mà thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

7. Người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại các Khoa Hồi sức tích cực, các khoa có giường Hồi sức tích cực, các Trung tâm Hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.

=>Chế độ (7) áp dụng kể từ ngày có quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.

Trường hợp trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, mức chi tiền ăn được thanh toán theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp đã được chi trả từ các nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân thì giảm tương ứng phần chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.

8. Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) trong chương trình tiêm chủng miễn phí.

=> Chế độ (8) được áp dụng đối với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến hết 31 tháng 10 năm 2021.

9. Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động, học sinh, sinh viên, tình nguyện viên (trong thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19), được nhà nước chi trả chi phí chỗ ở và chi phi đi lại ( đứa đón) trong thời gian tham gia phòng, chống dịch

Tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch

10. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch ngoài chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian chống dịch tại địa phương đã được địa phương bố trí ăn, nghỉ thì được hưởng phần chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong thời gian đi công tác và mức tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đã được địa phương bố trí.

=>Chế độ (9) và (10) được áp dụng kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2021 (thời điểm hiệu lực của Nghị quyết số 16/NQ-CP).

11. Người bị tạm giữ, bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc phải cách ly y tế (F1) được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày.

=>Chế độ (11) áp dụng kể từ ngày 19/11/2021, trước ngày này, mức chi tiền ăn sẽ được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng vượt quá 80.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp đã được chi trả từ các nguồn tài trợ, ủng hộ thì giảm tương ứng phần chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Việc thanh toán thực hiện theo số ngày thực tế làm việc. Số ngày thực tế làm việc được tính theo số ngày tham gia phòng, chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết.

Các đối tượng khác tiếp tục hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết 16/NQ-CP và khoản 1 Nghị quyết 58/NQ-CP, cụ thể bao gồm:

12. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:

Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.

13. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:

- Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú).

- Người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế.

- Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch.

- Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tổ, chốt, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển.

- Người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người nhiễm COVID-19.

- Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không bao gồm đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điều trị người mắc COVID-19.

Tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch

14. Chế độ thường trực chống dịch mức 130.000 đồng/người/ngày áp dụng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (không bao gồm các đối tượng tại (17) ), cụ thể là:

- Người lao động thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được phân công thường trực chống dịch 24/24 giờ tại nơi công tác thì áp dụng mức phụ cấp thường trực; được huy động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự

- Trường hợp người lao động thuộc cơ sở y tế dự phòng, trong ngày được phân công và đang làm nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự phòng nhưng được thủ trưởng đơn vị điều động trực tiếp tham gia hoạt động chống dịch thì được hưởng một chế độ phụ cấp có mức cao nhất.

15. Chế độ hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày dành cho các đối tượng ( bao gồm 80.000 đồng tiền ăn và 40.000 đồng tiền chi phí nhu cầu sinh hoạt)

- Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú), phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh;

- Người bảo vệ khu vực cách ly y tế tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước;

- Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19

16. Chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19

- Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị COVID-19; khu vực dân cư có người nhiễm COVID-19 bị phong tỏa; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch, số lượng phóng viên, báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ.

- Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch.

- Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.

17. Chế độ đối với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp

- Thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các Tiểu ban, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo khi tham gia phòng, chống dịch theo các nhóm quy định tại Điều này thì được hưởng mức phụ cấp chống dịch tương ứng theo nhóm đó.

- Các thành viên vừa nêu trong những ngày thực hiện nhiệm vụ thường trực, chỉ đạo chống dịch theo quyết định phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/người/ngày nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đã tạm dừng giải quyết chi hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Đã tạm dừng giải quyết chi hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, trong đó ghi rõ từ ngày 23/12/2021 BHXH Việt Nam tạm dừng giải quyết chi trả hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Làm cho công ty tư nhân có được hỗ trợ diện lao động tự do?

Làm cho công ty tư nhân có được hỗ trợ diện lao động tự do?

Ông Ngô Minh Tiến (Long An) làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân, chưa có hợp đồng lao động và không đóng BHXH. Ông Tiến hỏi trường hợp của ông có được xét duyệt vào nhóm lao động tự do để được hưởng hỗ trợ hay không?
Cách tính mức hỗ trợ người phải cách ly y tế

Cách tính mức hỗ trợ người phải cách ly y tế

Ông Lê Đức Ninh (Quảng Ninh) là F1, cách ly tại nhà 7 ngày (23-30/12/2021). Hết thời gian cách ly, ông làm đề nghị hỗ trợ và ngày 27/1/2022, ông nhận được số tiền 320.000 đồng. Ông Ninh hỏi số tiền ông được nhận có đúng không?
TP. Hạ Long chấn chỉnh việc thu phí test nhanh không đúng quy định

TP. Hạ Long chấn chỉnh việc thu phí test nhanh không đúng quy định

Theo Thông tư số 02/2022/TT-BYT, Bộ Y tế quy định mức mức giá dịch vụ xét nghiệm Covid -19 mẫu đơn đã bao gồm sinh phẩm xét nghiệm + chi phí tiền lương tối đa không quá 78.000 đồng/xét nghiệm.
BHXH đã cập nhật thời gian đóng bảo hiểm của bà Huỳnh Lê Ngân

BHXH đã cập nhật thời gian đóng bảo hiểm của bà Huỳnh Lê Ngân

Bà Huỳnh Lê Ngân (TPHCM) cho biết: Năm 2019, bà nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, nhận được 1 tháng thì bà tìm được việc làm và đã khai báo dừng nhận trợ cấp, bảo lưu 78 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Vừa qua, đơn vị bà làm hồ sơ hỗ trợ mới phát hiện BHXH không cập nhật bảo lưu 78 tháng BHTN của bà. Bà Ngân hỏi trường hợp của bà đơn vị nào giải quyết?
Điều kiện để người lao động được hỗ trợ thất nghiệp do dịch covid-19?

Điều kiện để người lao động được hỗ trợ thất nghiệp do dịch covid-19?

Ông Đào Đình Dũng đóng BHXH tại Công ty TNHH Kim khí Nội thất Xuân Hòa. Ông chưa nhận được tiền hỗ trợ ảnh hưởng dịch COVID-19. Theo BHXH huyện thông báo, trên hệ thống ông không có tên trong danh sách người lao động tại Công ty. Ông Đình đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, giải quyết trường hợp của ông.
Buôn bán điện, nước nhỏ lẻ có phải công việc được hỗ trợ?

Buôn bán điện, nước nhỏ lẻ có phải công việc được hỗ trợ?

Ông Huỳnh Văn Tâm (Hậu Giang) cho biết: Gia đình ông buôn bán điện, nước nhỏ lẻ ở xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A. Trong thời gian dịch bệnh, ông phải đóng cửa. Ông Tâm hỏi trường hợp của ông có được hỗ trợ không?
Hướng dẫn giải quyết chế độ hỗ trợ cho người mắc COVID-19

Hướng dẫn giải quyết chế độ hỗ trợ cho người mắc COVID-19

Bà Nguyễn Thu (Hà Nội) cùng 2 con (sinh năm 2013 và năm 2018) được xác định là F0, có quyết định của địa phương cách ly tại nhà. Bà Thu hỏi 2 con của bà có được hỗ trợ hay không? Bà đã liên hệ UBND phường và được trả lời là không được nhận.
Hướng dẫn cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0

Hướng dẫn cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0

Bà Uông Thị Ly (TP. Hà Nội) cho biết: Trạm Y tế xã nơi bà ở từ chối cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0 khi hoàn thành cách ly ngày 4/2/2022. Bà Ly hỏi người lao động phải lấy Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu?
Cách xác định thời gian hỗ trợ tiền ăn đối với F0, F1

Cách xác định thời gian hỗ trợ tiền ăn đối với F0, F1

Tại Khoản 8 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP quy định: Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
Đối tượng lao động tự do được hỗ trợ tại TP. Vinh?

Đối tượng lao động tự do được hỗ trợ tại TP. Vinh?

Theo Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 9/8/2021 của UBND tỉnh Nghệ An quy định hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch covid-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Căn cứ xét hỗ trợ lao động làm công việc bốc vác

Căn cứ xét hỗ trợ lao động làm công việc bốc vác

Ông Nguyễn Văn Xuân (Nghệ An) hỏi bố ông làm nghề bốc vác có thuộc đối tượng nhận hỗ trợ của Chính phủ không? Ở địa phương ông những người được hỗ trợ đa số là thợ xây, còn bố ông thì không được. Ông Xuân đề nghị cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc này của ông.
Chính sách hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng F0, F1

Chính sách hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng F0, F1

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng F0, F1 sẽ được thực hiện trên cơ sở Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh Tiền Giang.
Có được đăng ký bổ sung nhận hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19?

Có được đăng ký bổ sung nhận hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19?

Bà Phạm Thị Mỹ Hồng có đóng BHXH nhưng chưa đăng ký nhận gói hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bà Hồng hỏi bà đăng ký bổ sung để nhận gói hỗ trợ này có được không?
Điều kiện người lao động được trợ cấp cho thời gian nghỉ không lương

Điều kiện người lao động được trợ cấp cho thời gian nghỉ không lương

Tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) hướng dẫn về đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Thời hạn giải quyết và chi trả hỗ trợ người lao động

Thời hạn giải quyết và chi trả hỗ trợ người lao động

Bà Đinh Thị Hồng Vân (TP. Hà Nội) cho biết: Công ty bà có gửi thông tin của bà lên BHXH quận để hưởng khoản hỗ trợ theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg từ ngày 14/12/2021, nhưng đến nay bà vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ. Bà Vân đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, trả lời.
Nghỉ việc theo thỏa thuận có được hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19?

Nghỉ việc theo thỏa thuận có được hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19?

Theo Điều 21 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg người lao động phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện.
Điều kiện nhận hỗ trợ theo diện kinh doanh vận tải

Điều kiện nhận hỗ trợ theo diện kinh doanh vận tải

Ông Trần Văn Cảnh (TP. Hà Nội) là lái xe taxi tự do không qua công ty. Ông có làm đơn đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng không được. Ông Cảnh đề nghị cơ quan chức năng giải đáp lý do.
Một số chính sách hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

Một số chính sách hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Hà Nội) cho biết: Tháng 11/2021, mẹ bà bị nhiễm COVID-19 (F0), phải đi cách ly tập trung; bố tôi 67 tuổi, tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19 (F1). Bà Nguyệt hỏi bố mẹ bà có được hưởng chế độ hỗ trợ đối với người cao tuổi không?
F0 điều trị tại nhà từ tháng 1/2022 có được hỗ trợ?

F0 điều trị tại nhà từ tháng 1/2022 có được hỗ trợ?

Ông Nguyễn Ngọc Toàn (TP. Hà Nội) cho biết, gia đình ông mắc COVID-19, điều trị tại nhà từ ngày 4/1/2022. Ông Toàn hỏi gia đình ông có được trợ cấp không? Nếu có thì được trợ cấp những gì và làm thế nào để được nhận?
Hộ gia đình hoạt động kinh doanh dịch vụ có được hỗ trợ?

Hộ gia đình hoạt động kinh doanh dịch vụ có được hỗ trợ?

Ông Huỳnh Anh Nhựt cho biết, gia đình ông kinh doanh 1 cửa hàng điện thoại nhỏ, có đăng ký thuế. Do dịch COVID-19 cửa hàng ông phải đóng cửa từ ngày 19/7/2021 đến ngày 21/8/2021. Đến nay ông vẫn chưa nhận được trợ cấp từ địa phương. Ông Nhựt hỏi có được hỗ trợ khó khăn không?
BHXH Hà Nội trả lời ông Phạm Ngọc Huy về tiền hỗ trợ thất nghiệp

BHXH Hà Nội trả lời ông Phạm Ngọc Huy về tiền hỗ trợ thất nghiệp

Ông Phạm Ngọc Huy (Hà Nội) thuộc đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19, theo hình thức chuyển khoản, đã gửi đơn đề nghị nhận hỗ trợ trên ứng dụng VssID và đã có mã số hồ sơ, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền. Ông Huy đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Làm thế nào nếu chưa được hỗ trợ thất nghiệp do dịch COVID-19?

Làm thế nào nếu chưa được hỗ trợ thất nghiệp do dịch COVID-19?

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 28/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Cà Mau: Lao động tự do có được hỗ trợ đồng thời hai gói hỗ trợ?

Cà Mau: Lao động tự do có được hỗ trợ đồng thời hai gói hỗ trợ?

Tại Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 9/8/2021 và Quyết định số 1712/QĐ-UBND ban hành ngày 4/9/2021 đã quy định đối tượng, mức chi hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Thủ tục nhận hỗ trợ đối với lao động tạm hoãn hợp đồng đóng BHXH

Thủ tục nhận hỗ trợ đối với lao động tạm hoãn hợp đồng đóng BHXH

Bà Hoàng Thị Hà Tú (Hà Nội) là lao động có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Bà đã nộp hồ sơ đề nghị trợ cấp 3.710.000 đồng dành cho người lao động tạm hoãn hợp đồng từ tháng 8/2021, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được. Bà Tú hỏi hạn cuối được nhận hỗ trợ là bao giờ?
Các chính sách hỗ trợ cho người lao động có đóng BHXH

Các chính sách hỗ trợ cho người lao động có đóng BHXH

Tại Điều 13 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021, quy định những trường hợp thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ là những lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên.
Điều kiện, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng

Điều kiện, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng

Hành nghề công chứng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy để thành lập Văn phòng công chứng cần những điều kiện, thủ tục gì?
Sẽ có quy định về giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của F0

Sẽ có quy định về giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của F0

Bộ Y tế cho biết, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) thì người lao động điều trị ngoại trú phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Hiện nay, các văn bản luật chưa có quy định dùng giấy tờ khác để thay thế Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Khi nào doanh nghiệp được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất?

Khi nào doanh nghiệp được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất?

Để được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vào Quỹ hưu trí và tử tuất phải có điều kiện gì, thủ tục thế nào… là những vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp, người lao động quan tâm nhất.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động