TT gạo Châu Á: Giá xuất khẩu gạo Việt tăng Xuất khẩu gạo sang các thị trường chủ đạo tăng trưởng tốt Giá xuất khẩu gạo châu Á có sự biến động nhẹ |
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng
Theo đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng khoảng 5 USD/tấn so với mức giá 410 - 420 USD/tấn trong tuần tính đến ngày 17/9 lên 415 - 420 USD vào tuần trước.
"Hoạt động mua bán diễn ra trầm lắng. Không có nhiều khách hàng quay lại mua vì chi phí vận chuyển cao và giao hàng chậm", một thương nhân có trụ sở tại TP. HCM cho biết.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng |
Hiện Việt Nam đang nới lỏng dần các hạn chế di chuyển nhằm sự lây lan của COVID-19, vì vậy hoạt động thương mại có thể phục hồi trong những tuần tới.
Thương nhân này cũng cho hay việc gạo Thái Lan và Ấn Độ đang ở mức rẻ hơn có thể giữ cho giá gạo Việt Nam không tăng thêm.
Các thương nhân cho biết nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành vụ thu hoạch lúa hè thu, trong khi một số khu vực bắt đầu thu hoạch vụ thu đông nhỏ hơn.
Giá gạo xuất khẩu Thái Lan xuống đáy hơn 1 năm rưỡi
Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm từ 380 - 393 USD/tấn trong tuần tính đến ngày 17/9 xuống 380 - 386 USD/tấn vào tuần trước. Đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 3/2019.
Các nhà giao dịch có trụ sở tại Bangkok cho biết đồng baht suy yếu đã góp phần làm giảm giá gạo, và dự kiến sẽ không có thêm nguồn cung mới cho đến tháng 11. Đồng baht đã giảm khoảng 3% kể từ cuối tháng 8, điều này dẫn đến giá gạo xuất khẩu thấp hơn sau khi chuyển đổi tiền tệ.
"Giá đã giảm nhưng vẫn có thể biến động vì giai đoạn tháng 9 - 11 là khoảng thời gian trước khi nguồn cung mới đến", một thương nhân cho biết.
Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ ổn định
Tại Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá gạo đồ 5% tấm không đổi ở mức 360 - 365 USD/tấn trong tuần tính đến ngày 24/9.
"Nhu cầu từ người mua châu Phi đã được cải thiện một chút, nhưng vẫn thấp ở khu vực châu Á", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, Andhra Pradesh cho biết.
Trong năm 2021 - 2022, sản lượng gạo vụ mùa hè của quốc gia này ước đạt kỷ lục 107,04 triệu tấn, tăng từ 104,41 triệu tấn của năm 2020 - 2021, theo Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi của người nông dân.
Sản lượng cao hơn sẽ giúp Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu gạo.
Ấn Độ có thể chiếm tới 45% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu vào năm 2021, do năng lực bốc dỡ của cảng được mở rộng giúp nhà sản xuất gạo lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, xuất khẩu khối lượng kỷ lục sang người mua trên khắp châu Phi và châu Á.
Trong khi đó, người mua của quốc gia láng giềng, Bangladesh đã tổ chức một cuộc đấu thầu quốc tế để mua 50.000 tấn gạo nhằm tăng lượng dự trữ trong nước, vốn đang ở mức thấp.
Bangladesh cũng nhận được đề nghị thấp nhất là 428,98 USD từ một thương nhân Ấn Độ để mua khối lượng gạo tương tự trong một cuộc đấu thầu kết thúc hôm 23/9.