Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở.

Cần rà soát kỹ để tránh chồng lấn, xung đột về phạm vi điều chỉnh

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, sáng 5/6, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở. Đồng thời, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở, trong đó cần quan tâm vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp; thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, bảo đảm rành mạch, rõ trách nhiệm và điều kiện bảo đảm thực hiện.

Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bên cạnh đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung đầy đủ các dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; tiếp tục nghiên cứu để luật hóa tối đa các nội dung đang được quy định trong các văn bản dưới luật đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và phát huy hiệu quả trên thực tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhận thấy, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có mối quan hệ mật thiết với nhiều luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng..., do đó, cần rà soát kỹ để tránh chồng lấn, xung đột về phạm vi điều chỉnh.

Về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình làm rõ, đề xuất phương án chỉnh lý để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với chủ trương của Đảng, thống nhất về chính sách đất đai, nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định rõ tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) về quyền sở hữu nhà ở (bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) của cá nhân nước ngoài không gắn với quyền sử dụng đất, bảo đảm minh bạch, phù hợp với quy định tại Điều 5 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh (từ Điều 25 đến Điều 31), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, vấn đề này có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định trong dự thảo Luật nhưng đề nghị chỉnh lý chặt chẽ hơn một số nội dung của chương trình phát triển nhà ở để tránh tình trạng can thiệp hành chính quá mức cần thiết vào quan hệ thị trường bất động sản; rà soát lại nội dung của kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh để tránh trùng lặp, chồng chéo với các nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện quy định tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); đồng thời, rà soát trình tự, thủ tục phê duyệt, thông qua chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh, không đặt thêm yêu cầu lấy ý kiến Bộ Xây dựng nhằm bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với nội dung đã được phân cấp.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh mà quy định tích hợp nội dung về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

Đánh giá tác động chính sách thận trọng đối với các hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại

Về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (Điều 38), Ủy ban Pháp luật nhận thấy, các nội dung mới được bổ sung trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) không thống nhất với các quy định có liên quan của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này.

Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động chính sách toàn diện, thận trọng đối với các hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại để quy định thống nhất nội dung này trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm tháo gỡ các vướng mắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, làm rõ tính phù hợp của quy định Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại với yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XIII) về “tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Liên quan đến việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Ủy ban Pháp luật cho rằng các quy định của dự thảo Luật cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung các giải pháp khả thi để tháo gỡ các điểm nghẽn về: (1) Trình tự, thủ tục di dời cư dân ra khỏi các nhà chung cư nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ; (2) Lựa chọn chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; (3) Thống nhất phương án bồi thường, tái định cư sau khi lựa chọn được chủ đầu tư; (4) Trình tự, thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài đối với các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Toàn cảnh Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
Toàn cảnh Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

Về bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định của dự thảo Luật. Tuy nhiên, để bảo đảm tính minh bạch, khả thi và nâng cao trách nhiệm thực thi của chính quyền địa phương, đề nghị bổ sung quy định tỷ lệ phần trăm tối thiểu của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mà ngân sách địa phương được hưởng phải dành cho việc phát triển nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, Ủy ban Pháp luật thấy rằng, theo quy định của Luật Nhà ở hiện hành, ngoài việc bố trí 20% quỹ đất thì chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, khu đô thị còn phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho khu đất xây dựng nhà ở xã hội, nếu chỉ trích phần tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì thực chất vẫn là lấy từ tiền ngân sách nhà nước. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu quy định bổ sung trách nhiệm đóng góp kinh phí xây dựng nhà ở xã hội của các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị.

Về ưu đãi đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định của dự thảo Luật; đồng thời đề nghị tại khoản 2 Điều 82 bổ sung quy định tỷ lệ tối đa phần quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại trong dự án nhà ở xã hội nhằm bảo đảm chặt chẽ, tránh sơ hở có thể bị lạm dụng trong việc đề xuất dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhưng mục tiêu chính là để có đất xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại.

Về xác định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội không do Nhà nước đầu tư xây dựng, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định của dự thảo Luật về các chi phí được tính đủ vào giá bán để thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, để bảo đảm minh bạch, chặt chẽ, đề nghị nghiên cứu làm rõ “các chi phí hợp lý khác” được tính vào giá bán hoặc quy định các nguyên tắc, điều kiện để chi phí có thể coi là hợp lý khi tính vào giá bán.

Việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp cần thực hiện thống nhất theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Liên quan đến việc xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, Ủy ban Pháp luật tán thành cần có chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp để thể chế hóa chủ trương tại Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, về việc xây dựng nhà lưu trú công nhân ở trong hàng rào khu công nghiệp, Ủy ban Pháp luật đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ một số nội dung, đồng thời có giải pháp bảo đảm tính khả thi và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cụ thể như sau: (1) Quy định của dự thảo Luật chưa thống nhất với quy định của Luật Đầu tư và Luật Đất đai hiện hành về việc quy hoạch, xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ cho người lao động nằm ngoài khu công nghiệp; (2) Việc xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cần nghiên cứu, giải quyết đồng bộ các vấn đề như: Bảo đảm an toàn lao động, an ninh trật tự trong khu công nghiệp, nhất là những khu công nghiệp lớn, có đông người lao động làm việc; Quản lý hành chính về trật tự và an ninh chính trị trong khu công nghiệp trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều người lao động nước ngoài đến làm việc trong các khu công nghiệp tại Việt Nam…

Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp cần thực hiện thống nhất theo khoản 10 Điều 201 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Liên quan quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, Ủy ban Pháp luật tán thành nhận thấy, khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở cho công nhân thì cần làm rõ tài chính dành cho các dự án đầu tư này sẽ lấy từ nguồn nào, từ kinh phí do đoàn viên công đoàn đóng, từ kinh phí 2% do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng hay bằng nguồn vốn đầu tư công do ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ… Vì vậy, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình làm rõ nội dung này, xác định trách nhiệm về những rủi ro tài chính (nếu có) khi thực hiện dự án đầu tư, đồng thời đề xuất sửa đổi đồng bộ quy định của các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật./.

Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo
Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội
Quyết liệt chỉ đạo triển khai các biện pháp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân Quyết liệt chỉ đạo triển khai các biện pháp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
Kiên quyết thu hồi các nhà ở xã hội bán cho đối tượng không đúng quy định Kiên quyết thu hồi các nhà ở xã hội bán cho đối tượng không đúng quy định
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất cấp gạo cho 6 tỉnh hỗ trợ Nhân dân thời gian giáp hạt năm 2023

Xuất cấp gạo cho 6 tỉnh hỗ trợ Nhân dân thời gian giáp hạt năm 2023

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 3.308,61 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 6 tỉnh gồm: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Bắc Kạn, Đắk Lắk và Cao Bằng.
Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Thu dọn công trình khí phải bảo đảm an toàn với con người, bảo vệ môi trường

Thu dọn công trình khí phải bảo đảm an toàn với con người, bảo vệ môi trường

Việc thu dọn công trình khí phải bảo đảm an toàn với con người, bảo vệ môi trường; các yêu cầu về bảo vệ lòng đất, khôi phục môi trường, an toàn giao thông và các nguồn lợi khác của biển và trên đất liền nơi xây dựng công trình.
Kiện toàn Hội đồng thẩm định Quy hoạch không gian biển quốc gia

Kiện toàn Hội đồng thẩm định Quy hoạch không gian biển quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 11/9/2023 kiện toàn Hội đồng thẩm định Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hội đồng).
Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Chiều 10/9, Lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án

Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án

Theo dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Áp lực tăng trưởng kinh tế cho những tháng cuối năm là rất lớn

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Áp lực tăng trưởng kinh tế cho những tháng cuối năm là rất lớn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho rằng, kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm mới đạt 3,72%. Đây là mức thấp hơn so với các mục tiêu đề ra. Điều đó đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những tháng cuối năm.
Thủ tướng: Tiếp tục củng cố và phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quyết tâm vực dậy công nghiệp

Thủ tướng: Tiếp tục củng cố và phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quyết tâm vực dậy công nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tập trung thúc đẩy có trọng tâm, trọng điểm 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng). Trong đó tiếp tục củng cố, phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, vực dậy lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, tháo gỡ khó khăn thị trường, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng...
Trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc với người lao động trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ

Trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc với người lao động trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ

Theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.
Gần 19 nghìn bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo tỉnh Gia Lai

Gần 19 nghìn bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo tỉnh Gia Lai

Gần 19 ngàn bộ sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tặng cho học sinh nghèo của tỉnh Gia Lai.
Chủ tịch nước đánh trống khai giảng tại trường PTDTNT tỉnh Gia Lai

Chủ tịch nước đánh trống khai giảng tại trường PTDTNT tỉnh Gia Lai

Sáng 5/9, trong không khí tưng bừng khai giảng năm học mới trên cả nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự Lễ khai giảng tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai năm học 2023-2024.
Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 78 năm Quốc khánh Việt Nam

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 78 năm Quốc khánh Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023), lãnh đạo các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Cuba, Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia, Malaysia, Cộng hòa Philippines đã có điện và thư chúc mừng gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Chính phủ của dân, do dân và vì dân, "đại biểu cho toàn dân"

Chính phủ của dân, do dân và vì dân, "đại biểu cho toàn dân"

Những cảm xúc thiêng liêng của ngày tuyên bố đất nước độc lập 78 năm về trước (2/9/1945) luôn nhắc nhở chúng ta rằng, chỉ có gắn bó chặt chẽ với lợi ích của nhân dân và dân tộc thì chính quyền mới có cơ sở chính đáng để tồn tại. Chỉ có phụng sự nhân dân, luôn ý thức bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc thì chính quyền mới thực sự là “của dân, do dân và vì dân”, “đại biểu cho toàn dân”.
Trung thu sớm cho học sinh, trẻ em khuyết tật xã nghèo

Trung thu sớm cho học sinh, trẻ em khuyết tật xã nghèo

Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk) phối hợp cùng TC Thương hiệu & Sản phẩm kêu gọi, trao nhiều phần quà cho học sinh, trẻ em khuyết tật tại xã Ea Hồ, huyện Krông Năng.
Giữ trọn lời thề Ngày Tuyên ngôn độc lập

Giữ trọn lời thề Ngày Tuyên ngôn độc lập

Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) là thành quả của trí tuệ và sức mạnh của Đảng, của toàn dân tộc Việt Nam sau gần 100 năm "dưới các xiềng xích thực dân" và "mấy mươi thế kỷ" dưới chế độ quân chủ.
Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long đã ký Quyết định số 52/QĐ-HĐĐPĐBSCL ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đà Nẵng ngập sắc cờ đỏ chào mừng kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9

Đà Nẵng ngập sắc cờ đỏ chào mừng kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9

Chào mừng kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9, khắp các tuyến đường, con hẻm ở TP. Đà Nẵng ngập tràn sắc đỏ của lá cờ Việt Nam, áp phích, băng rôn, pa-nô được treo trang hoàng thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; bổ sung quy định đánh giá, xếp loại chất lượng với cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật; tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023.
Sửa đổi thủ tục về môi trường cho hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, đường thủy nội địa

Sửa đổi thủ tục về môi trường cho hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, đường thủy nội địa

Tại dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đề xuất một số quy định sửa đổi thủ tục về môi trường cho hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, đường thủy nội địa.
Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân

Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân

Độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân mãi mãi gắn liền với nhau như đôi cánh nâng đất nước Việt Nam yêu dấu bay cao, vươn xa, cùng nhân loại tiến về phía trước.
Ý nghĩa thời đại và sự tái sinh của một quốc gia, một dân tộc

Ý nghĩa thời đại và sự tái sinh của một quốc gia, một dân tộc

Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ có giá trị lịch sử khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển ngày nay.
Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

"Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" là bảo vật quốc gia - một trong 5 di sản tinh thần của Người để lại cho dân tộc Việt Nam. Di chúc Bác viết từ ngày 10/5/1965 đến 19/5/1969, được Trung ương Đảng công bố năm 1969.
Từ Tuyên ngôn Độc lập đến Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Từ Tuyên ngôn Độc lập đến Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là lời khẳng định trước thế giới về quyền độc lập tự do của Việt Nam mà còn mở ra thời kỳ xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta.
Chủ tịch Quốc hội dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Quốc hội dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, ngày 31/8 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 31/8/2023 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Bài 3: Lợi ích khi doanh nghiệp đạt được Net Zero

Bài 3: Lợi ích khi doanh nghiệp đạt được Net Zero

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành chuyển dịch năng lượng, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050 theo cam kết. Các chuyên gia cho rằng, để đạt được mục tiêu Net Zero doanh nghiệp cần có lộ trình cụ thể xây dựng một nền kinh tế xanh, chủ động nắm bắt xu hướng dịch chuyển xanh với thách thức và cơ hội…
Tổng cục Hải quan Việt Nam triển khai thực hiện nhiều hoạt động Ngày Pháp luật năm 2023

Tổng cục Hải quan Việt Nam triển khai thực hiện nhiều hoạt động Ngày Pháp luật năm 2023

Ngày 30/8, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngày Pháp luật Tài chính và ngày Pháp luật Hải quan năm 2023.
Bài 2: Phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng lớn, rào cản nhiều

Bài 2: Phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng lớn, rào cản nhiều

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển điện gió ngoài khơi và nếu làm tốt quy hoạch không gian biển, sẽ giúp nâng cao thu nhập, đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động