Giá hồ tiêu hôm nay 28/9/2022: Không có thay đổi mới Giá hồ tiêu hôm nay 29/9/2022: Lặng sóng toàn thị trường Giá hồ tiêu hôm nay 30/9/2022: Thị trường chững lại |
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 63.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 64.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với 64.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.000 đồng/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 65.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay 1/10/2022: Tiếp tục giảm 500 đồng/kg |
Theo các chuyên gia, giá tiêu nước ta trong tháng 9/2022 vẫn sẽ giảm do đầu ra gặp khó khăn, lượng tiêu thụ toàn cầu tiếp tục giảm.
Ngoài ra, lạm phát tăng cao, các quốc gia trên thế giới nỗ lực tăng lãi suất để kìm hãm, điều này càng gây sức ép lên mặt hàng nông sản, trong đó có hạt tiêu.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 9/2022 đạt 5.983 tấn tiêu các loại, giá trị kim ngạch 23,87 triệu USD, đưa xuất khẩu 8,5 tháng đầu năm lên đạt 166.672 tấn, giảm 18,30% về lượng nhưng lại tăng 7,98% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.989 USD/tấn, giảm 1,99% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 8/2022.
Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch ngày 30/9, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới niêm yết tăng với tiêu đen Lampung (Indonesia) và tiêu đen Ấn Độ sau nhiều phiên điều chỉnh giảm.
Cụ thể, tiêu đen Lampung của Indonesia tăng 4 USD/tấn lên mức 3.827 USD/tấn. Tiêu đen Ấn Độ tăng 3 USD/tấn lên mức 6.316 USD/tấn.
Trong khi đó, tiêu đen Malaysia và tiêu đen Việt Nam ổn định lần lượt ở mức 5.900 USD/tấn 3.350 USD/tấn, tiêu đen Brazil ổn định ở 2.650 USD/tấn.
Với tiêu trắng, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới niêm yết mức giá tăng 6 USD/tấn với tiêu Muntok (Indonesia). Trong khi đó, tiêu trắng Việt Nam giảm mạnh 400 USD/tấn xuống còn 4.900 USD/tấn.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng vừa có báo cáo tuần trước (19 - 23/9), cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận sự gia tăng trong bối cảnh đồng tiền các nước đều giảm so với USD.
Theo đó, sau 2 tuần ổn định, giá tiêu Ấn Độ giảm do đồng Rupee Ấn Độ giảm 1% so với USD (80,11 INR/USD). Giá tiêu Indonesia cũng giảm do đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (15.000 IDR/USD) và khan hiếm nguồn cung nên xuất khẩu tiêu tiếp tục giảm.
Giá tiêu nội địa Malaysia giảm do đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD (4,56 MYR/USD). Trong khi đó giá tiêu Malaysia giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục ổn định và không thay đổi. Tuần trước, giá tiêu nội địa Việt Nam giảm. Trong khi đó giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế ổn định. Duy nhất chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng trong tuần trước sau 5 tuần giảm.