Giá gạo hôm nay 24/4: Không có biến động Giá gạo hôm nay 23/4: Đi ngang Giá gạo hôm nay 22/4: Tăng ở một số chủng loại |
Cụ thể, gạo NL IR 504 đang ở mức 8.700 - 8.800 đồng/kg, tăng từ 100 - 200 đồng so với cuối tuần trước. Gạo TP IR 504 (5% tấm) ở mức 10.200 đồng/kg, tăng 100 đồng so với hôm 24/4.
Giá tấm IR 504 trong nước là 8.500 đồng/kg, giá cám vàng là 6.400 đồng/kg, tăng từ 100 - 200 đồng so với hôm 24/4.
![]() |
Giá gạo hôm nay 26/4: Tăng nhẹ |
Ngoài ra, một số loại gạo như nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái dạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; Hương lài 18.000 đồng/kg; Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg… Bên cạnh đó, gạo trắng thường hiện cũng giữ ổn định ở mức 11.000 - 12.000 đồng/kg sau khi bật tăng 500 đồng hôm qua.
Theo các thương nhân, trong tuần lượng gạo nguyên liệu về ít, các kho mua lượng mặt gạo giá nhích tăng nhẹ.
Về giá xuất khẩu, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần qua giảm xuống 386 - 390 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ 21/, so với 388 - 392 USD/tấn trước đó một tuần. Đồng rupee đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng, giúp tăng biên độ lợi nhuận của các thương nhân bán hàng ra nước ngoài.
Nhu cầu từ khách hàng Châu Phi đối với gạo Ấn Độ tuần qua giảm xuống.
Trái với gạo Ấn Độ, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần qua tăng lên 467- 500 USD/tấn, từ mức 465- 482 USD/tấn trước đó một tuần do đồng baht mạnh lên so với USD. Giá gạo Thái Lan đã duy trì ở mức cao kéo dài, kết hợp với chi phí vận chuyển tăng khiến nhu cầu từ khách hàng nước ngoài giảm xuống.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tuần qua vững ở mức 485 – 495 USD/tấn so với tuần liền trước. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.Trong khi đó,
Về thị trường nhập khẩu gạo, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đang điều chỉnh chính sách nhập khẩu gạo cho phù hợp với thực tiễn tình hình. Riêng Bangladesh, nước này sẽ tập trung nhập khẩu gạo trong năm nay để bù đắp cho sản lượng nội địa bị sụt giảm nhằm bình ổn thị trường trong nước.
Tương tự, Hàn Quốc và Australia cũng là hai điểm sáng trên thị trường nhập khẩu gạo trong năm nay khi sản lượng trong nước sụt giảm liên tục do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Đặc biệt, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và Việt Nam là một đối tác thương mại gạo quan trọng nên thị trường châu Âu được dự báo sẽ sôi động hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.