Giá cà phê hôm nay 6/11/2022: Tăng thêm 300 đồng/kg/tuần Giá cà phê hôm nay 7/11/2022: Đứng yên ở mức 40.700 - 41.300 đồng/kg Giá cà phê hôm nay 8/11/2022: Quay đầu giảm trung bình 400 đồng/kg |
Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.900 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.500 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.400 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.400 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.500 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.400 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 giảm 20 USD/tấn ở mức 1.831 USD/tấn, giao tháng 3/2023 giảm 17 USD/tấn ở mức 1.816 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 4,1 cent/lb, ở mức 166,45 cent/lb, giao tháng 3/2023 giảm 1,9 cent/lb, ở mức 164,15 cent/lb.
Ở Ấn Độ, sản lượng cà phê thấp trong khi chi phí sản xuất đang tăng so với các nước sản xuất cà phê hàng đầu khác. Điển hình như tại Brazil, phí nhân công chiếm 25% trong tổng chi phí sản xuất, nhưng ở Ấn Độ, con số này lên đến 65%.
Ấn Độ có thể giảm chi phí sản xuất ở một mức độ nào đó thông qua cơ giới hóa, nhưng điều kiện địa hình của các vùng trồng cà phê tại Ấn Độ hạn chế khả năng này. Trong khi các nước khác trồng cà phê ở những vùng đất bằng phẳng, thì Ấn Độ trồng cà phê trong bóng râm và ở khu vực cao nguyên.
Chi phí đầu vào cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, khiến cho việc canh tác cà phê của nông dân tại quốc gia Nam Á này trở nên khó khăn hơn. Trước đây, chi phí sản xuất sẽ tăng trung bình 4% đến 5% hàng năm, nhưng hiện nay nó đã tăng ít nhất 20% hàng năm.
Ngoài ra, ngành cà phê Ấn Độ còn chứng kiến sự thiếu hụt nguồn lao động trong khi chi phí nhân công đang gia tăng. Các đồn điền hiện phải phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư không có tay nghề, đồng nghĩa với việc phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc đào tạo lao động.
Xét về mặt thương hiệu, cà phê Ấn Độ vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhận diện trên thị trường toàn cầu, mặc dù nước này đã bắt đầu tích cực xuất khẩu cà phê từ trước thế kỷ XIX.
Việc Ấn Độ bán robusta và arabica với giá cao hơn colombia được quảng bá rầm rộ là dấu hiệu cho thấy việc xây dựng thương hiệu được thực hiện bởi nhà xuất khẩu Ấn Độ và các đặc tính nổi trội về mặt chất lượng của cà phê Ấn Độ.
Tuy nhiên, cà phê Ấn Độ không có một thương hiệu riêng biệt trên thị trường quốc tế và chưa bao giờ được coi là một loại cà phê có xuất xứ riêng biệt mà vẫn luôn được sử dụng làm chất độn.
Con đường phía trước mà ngành cà phê Ấn Độ có thể đi đó là, một mặt tìm kiếm các nguồn thu thay thế và tăng tiêu thụ nội địa, mặt khác là xây dựng thương hiệu và quảng bá cà phê của mình tốt hơn trên thị trường toàn cầu.
Song song đó, người trồng nên tạo thêm các dòng doanh thu thông qua việc xen canh hoặc thông qua các biện pháp cải tiến. Ngoài việc trồng xen truyền thống giữa hồ tiêu và thảo quả, người trồng cà phê có thể thử trồng các loại cây ăn quả lạ, cây lương thực hoặc tham gia nuôi cá, chăn nuôi bò sữa, trồng rừng hoặc du lịch xanh để tăng thu nhập từ vườn cà phê của mình.
Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ có thể xem xét sự thay đổi trong việc sử dụng đất, cho phép người nông dân trồng cây xen kẽ trên vùng đất không thích hợp cho việc trồng cà phê. Việc chuyển đổi kịp thời sẽ giúp người trồng không gặp khó khăn về mặt tài chính, theo trang Civils Daily.