Giá cà phê hôm nay 4/9: Đi ngang Giá cà phê hôm nay 3/9: Chiều hướng giảm nhẹ Giá cà phê hôm nay 2/9: Chiều hướng tăng nhẹ |
Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê hôm nay 5/9: Đi ngang |
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.000 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.900 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.900 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 3 USD/tấn ở mức 2.059 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 4 USD/tấn ở mức 2.025 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 1,35 cent/lb ở mức 193 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 1,35 cent/lb ở mức 195,7 cent/lb.
Tổng hợp tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2021 tăng 41 USD/tấn, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 0,95 cent/lb.
Thị trường cà phê
Diễn biến thị trường cà phê tuần này cho thấy động thái gom hàng của các giới đầu cơ, trong bối cảnh nguồn cung robusta tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang bị chậm lại vì Covid-19. Hiện giá cà phê Robusta đã bước vào vùng quá mua, nên nhiều khả năng sẽ có đợt điều chỉnh giảm vào đầu tuần sau.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica sụt giảm khi các báo cáo thời tiết Brazil đã bắt đầu có mưa rải rác trên vành đai cà phê ở miền Nam. Tuy lượng mưa vẫn chưa đáng kể và chủ yếu tại các vùng trồng Conilon robusta, trong khi các bang trồng arabica vẫn còn khô nóng cho tới giữa tháng 9.
Theo Bloomberg, đợt hạn hán và sương giá đã tàn phá mùa màng ở thủ phủ cà phê Brazil khiến sản lượng cà phê toàn cầu giảm. Người tiêu dùng cà phê toàn cầu đang có xu hướng tìm đến Indonesia và Việt Nam nhằm lấp đầy khoảng trống từ Brazil. Tuy nhiên, thế giới khó có thể trông cậy vào nguồn cung của Việt Nam do hàng tồn kho của nông dân dần cạn kiệt.
Giới quan sát cho rằng, khó có thể hưởng lợi trong đợt tăng giá này vì nông dân Việt Nam không còn sản phẩm để bán. Bản thân doanh nghiệp cũng không mua được hàng và xuất hàng đi trong hơn một tháng nay. Việc giá tăng cũng không mang lại lợi ích nhiều cho các nhà xuất khẩu bởi chi phí vận chuyển tăng cao, các đối tác e ngại nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Do đó, không có hợp đồng mới để thu mua cà phê cho nông dân.