Giải mã diễn biến “lạ” của giá cà phê Cà phê trở lại đường đua tăng giá Sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam dự báo thấp nhất 4 năm |
Giá cà phê trong nước bình quân giao dịch trong khoảng 125.000 - 126.500 đồng/kg. |
Giá cà phê duy trì xu hướng tăng trở lại
Giá cà phê trong nước sáng nay 7/6 bình quân giao dịch trong khoảng 125.000 - 126.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 126.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 126.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 126.000 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 125.900 đồng/kg Tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 126.000 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 1256.500 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 125.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay (7/6) tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 126.0500 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 125.900 đồng/kg.
Tại thị trường thế giới, giá cà phê sáng nay (7/6 - theo giờ Việt Nam) diễn biến tăng giảm trái chiều trên 2 sàn giao dịch quốc tế.
Trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta đang dao động trong khoảng 4.400 - 4.528 USD/tấn. Cụ thể, giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 7/2024 trên sàn London đã tăng lên mức 4.425 USD/tấn, giảm 1,03%, tương đương giảm 46 USD/tấn so với cuối phiên liền trước.
Cùng lúc này, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 7/2024 đang là 234,2 US cent/lb, tăng 0,97% tương đương tăng 2,25 US cent/lb so với cuối phiên liền trước.
Như vậy, sau khi chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong tuần đầu tiên của tháng 5/2024, giá cà phê tại các địa phương dần duy trì xu hướng tăng trở lại trong vòng 4 tuần liên tiếp gần đây. So với mức giá đỉnh lịch sử hồi cuối tháng 4/2024 là 135.000 đồng/kg thì giá cà phê hiện nay chỉ còn kém chưa đến 10.000 đồng/kg.
Đây là những mức tăng vượt kỳ vọng của nhiều chuyên gia ngành hàng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh và chính thức vượt đỉnh lịch sử trong ngày 6/6 (theo giờ địa phương) trong bối cảnh giới đầu tư vẫn lo ngại rủi ro đứt gãy nguồn cung.
Giới đầu tư gia tăng lo ngại triển vọng nguồn cung cà phê từ Việt Nam
Sản lượng cà phê niên vụ tới của Việt Nam có thể giảm khoảng 20%. |
Lượng tồn kho cà phê tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp đánh giá đã “cạn kiệt”. Trong khi đó, sản lượng cà phê niên vụ tới của Việt Nam có thể giảm khoảng 20%.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đánh giá, các điều kiện thời tiết tại loạt vùng trồng cà phê trọng điểm của Brazil, Colombia, và Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện, tiếp tục đe doạ đến khả năng sinh trường của cây trồng. Trong đó, hạn hán, sương giá và cháy rừng ở Brazil đã gây thiệt hại tới 1/5 diện tích trồng cà phê Arabica và lượng mưa dưới mức trung bình tiếp tục cản trở quá trình canh tác cà phê Robusta.
Đối với Việt Nam, USDA nhận định mặc dù giá cà phê tăng cao kỷ lục nhưng các hộ nông dân vẫn có xu hướng thay thế cà phê bằng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như sầu riêng và chanh dây. Điều này khiến diện tích trồng cà phê suy giảm về còn khoảng 600.000 ha và ít có khả năng tăng lên trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, mùa mưa đến muộn hơn trong năm nay cùng với mức nền nhiệt cao đang gây tác động đến năng suất của cây cà phê không chỉ trong niên vụ hiện tại mà có thể ảnh hưởng đến cả niên vụ sau.
Hiện USDA dự báo tổng lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2024/2025 ở mức 29 triệu bao (60 kg/bao), gồm 27,85 triệu bao cà phê Robusta và 1,15 triệu bao cà phê Arabica.
USDA đã nâng dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023/2024 lên mức 26,85 triệu bao do giá cà phê tăng mạnh, và dự báo sơ bộ mức xuất khẩu của niên vụ 2024/2025 là 26,5 triệu bao.
Giải mã hiện tượng giá cà phê liên tục lập đỉnh mới |
Lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tăng vọt |
Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía? |