Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9

Dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp cơ bản bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.
Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Tiếp tục Phiên họp thứ 43, chiều 14/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Tăng tính chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp

Tại Phiên họp, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trình bày Tờ trình về sự cần thiết, mục đích ban hành luật, quan điểm xây dựng luật, các nội dung chủ yếu của dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC)…

Theo đó, mục đích ban hành Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật về TTKC; tạo lập cơ sở pháp lý cho thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước và Nhân dân, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quan điểm xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với Hiến pháp năm 2013 và đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật hiện hành về TTKC đã được thực tiễn kiểm nghiệm còn phù hợp, đồng thời bổ sung những vấn đề còn thiếu để giải quyết những nội dung về TTKC đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo…

Dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ TTKC; các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp; tổ chức thi hành Nghị quyết ban bố, Lệnh công bố tình trạng khẩn cấp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tình trạng khẩn cấp.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Dự thảo Luật gồm 6 chương, 42 điều, gồm các quy định chung,; Ban bố, công bố, bãi bỏ TTKC; Các biện pháp được áp dụng trong TTKC; Tổ chức thi hành Nghị quyết ban bố, Lệnh công bố TTKC; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và điều khoản thi hành.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, nội dung dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp tập trung vào 02 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 118/NQ-CP ngày 03/8/2024 và báo cáo Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết số 55/2024/QH15 ngày 28/10/2024, gồm: (1) Biện pháp áp dụng trong TTKC, thẩm quyền tổ chức, chỉ đạo, điều hành và quyết định áp dụng các biện pháp đặc biệt của một số chủ thể trong TTKC; (2) Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp; cứu trợ, hỗ trợ người dân ứng phó trong và sau TTKC.

Làm rõ thêm căn cứ ban bố tình trạng khẩn cấp để bảo đảm tính thống nhất

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại (UBQPANĐN) của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, Thường trực UBQPANĐN nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng: Việc ban hành Luật TTKC là nhằm thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố; đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân. Việc ban hành Luật nhằm kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về TTKC, nhất là từ khi diễn ra đại dịch COVID-19.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới

Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đa số ý kiến trong Thường trực UBQPANĐN nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; có ý kiến cho rằng, với đặc thù của hệ thống pháp luật về TTKC thì nên ban hành luật này với tính chất là đạo luật quy định trình tự, thủ tục về TTKC; ý kiến khác đề nghị cần xây dựng theo hướng là Luật gốc của TTKC, thu hút các quy định của Luật khác có liên quan đến TTKC vào Luật này.

Thường trực UBQPANĐN thấy rằng, dự thảo Luật đã cơ bản bám sát chủ trương, đường lối của Đảng nhất là các văn bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 có liên quan, bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính khả thi, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, làm rõ mối quan hệ pháp luật, phân định cụ thể phạm vi điều chỉnh giữa Luật này và các luật liên quan, hoàn thiện quy định về TTKC, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, trong đó có các luật mới được Quốc hội thông qua.

Thẩm tra thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp (Điều 9), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Thường trực UBQPANĐN cơ bản nhất trí như dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu, làm rõ thêm về căn cứ ban bố TTKC để bảo đảm tính thống nhất. Việc xây dựng các căn cứ để ban bố TTKC phải đáp ứng các yếu tố khách quan và chủ quan, vượt ra ngoài cấp độ 3 phòng thủ dân sự; đồng thời cũng phải có tiêu chí để tránh áp dụng tùy tiện, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Có ý kiến đề nghị rà soát thẩm quyền đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 1 vì Hiến pháp chỉ quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền quyết định ban bố TTKC mà không quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến khác đề nghị làm rõ thêm các căn cứ, cơ sở, quy trình để các bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBTVQH ban bố TTKC; trường hợp nào thì ban bố TTKC ở địa phương, trường hợp nào là trên phạm vi cả nước, nếu ở địa phương thì khi nào ở cấp tỉnh, khi nào ở cấp thấp hơn...

Về các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, Thường trực UBQPANĐN cho rằng, quy định về các biện pháp được áp dụng trong TTKC là rất quan trọng, tạo tính thống nhất để áp dụng khi xảy ra TTKC; dự thảo Luật quy định 4 nhóm biện pháp áp dụng tương ứng với 4 dạng TTKC. Tuy nhiên, việc phân chia biện pháp áp dụng này đối với các loại hình TTKC (4 loại) lại khác với cách phân loại TTKC tại Điều 2 (Giải thích từ ngữ), do đó đề nghị nghiên cứu thiết kế lại cách thức phân loại về TTKC để bảo đảm tính thống nhất.

Thường trực UBQPANĐN cơ bản tán thành với quy định ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ: Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định. Tuy nhiên, để bảo đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, đề nghị bổ sung nội dung các biện pháp này phải phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3, đồng thời cần tiếp tục làm rõ thêm về thời điểm hiệu lực, đối tượng, các biện pháp đặc thù này để bảo đảm khả thi…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang phát biểu
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang phát biểu

Dự thảo luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về mục đích ban hành luật, hồ sơ dự án luật, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, về áp dụng tình trạng khẩn cấp và các luật liên quan, các biện pháp được áp dụng trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp, các chính sách và biện pháp hỗ trợ, thời điểm thông qua luật…

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho biết, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Bộ Quốc phòng chủ động, tích cực, nỗ lực, trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án luật đảm bảo đúng tiến đột theo quy định. Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tích cực thẩm tra sơ bộ bảo đảm chất lượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo luật do Chính phủ trình và các nội dung thẩm tra. Dự thảo luật cơ bản bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu kết luận
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu kết luận

Qua ý kiến thẩm tra và ý kiến phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tình trạng khẩn cấp và các điều ước quốc tế, để bảo đảm tính thống nhất, tính tương thích, tính khả thi; xử lý hài hòa các quy định liên quan được các luật khác quy định, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tiếp tục nghiên cứu thể chế hóa các quan điểm về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật đối với các nội dung trách nhiệm quản lý nhà nước về phân cấp, phân quyền, giao quyền cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, các cơ quan ngang bộ; đơn giản hóa thủ tục hành chính, không quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, hồ sơ trong dự thảo luật.

Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu phạm vi điều chỉnh phù hợp với tên gọi và nội hàm của luật, không thay thế các luật chuyên ngành khác đang điều chỉnh nội dung có liên quan. Dự thảo luật chỉ tập trung quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ và các biện pháp được áp dụng đã chín, đã rõ và được thực tiễn kiểm nghiệm. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khái niệm “tình trạng khẩn cấp”, “khẩn cấp quốc phòng”, “khẩn cấp an ninh trật tự”, “khẩn cấp thảm họa lớn”…; đồng thời không cần thiết giải thích khái niệm “hàng hóa dịch vụ thiết yếu” bởi đã được quy định trong hệ thống pháp luật.

Đại biểu tham dự Phiên họp
Đại biểu tham dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, hoàn thiện các quy định về các biện pháp áp dụng bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo với các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và các biện pháp dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, quy định tại Luật Phòng thủ dân sự; việc phân quyền cho Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định hoặc khác luật, bảo đảm linh hoạt trong việc ứng phó xử lý các tình trạng khẩn cấp; quy định rõ trong trường hợp chưa hoặc không ban bố tình trạng khẩn cấp quốc phòng có thể áp dụng các biện pháp khác; đồng thời làm rõ thêm thời điểm hiệu lực, đối tượng, các biện pháp này để đảm bảo tính khả thi bằng các văn bản pháp luật dưới luật.

Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Đội công tác tuyên truyền đặc biệt, Đội tuần tra đặc biệt, đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương… Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc thẩm định; đồng thời tiếp thu ý kiến cơ quan thẩm tra, ý kiến tại Phiên họp để hoàn thiện hồ sơ dự án luật; Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra chính thức, báo cáo Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 tới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Hóa chất (sửa đổi) Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Hóa chất (sửa đổi)
Sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính khái quát, ổn định và khả thi của luật Sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính khái quát, ổn định và khả thi của luật
Những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 Những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ xác định 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ xác định 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga.
Thủ tướng: Việt Nam đàm phán phiên đầu tiên với Mỹ về chính sách thuế vào 7/5

Thủ tướng: Việt Nam đàm phán phiên đầu tiên với Mỹ về chính sách thuế vào 7/5

Đó là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 5/5.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Chương trình từ thiện hướng về cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

Chương trình từ thiện hướng về cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

Ngày 27/4, Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Dương Ngọc Thoả – Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội – đã phối hợp cùng Công ty Tây Trường Sơn và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình từ thiện tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam

Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thăm cựu tù Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thăm cựu tù Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại tại nghĩa trang Hàng Dương, Nghĩa trang Hàng Keo, Đền thờ Côn Đảo,...
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5/2025.
Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức cấp thẻ căn cước cho công dân xuyên suốt 05 ngày lễ

Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức cấp thẻ căn cước cho công dân xuyên suốt 05 ngày lễ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2025) và ngày Quốc tế lao động (01/5/2025), cán bộ công chức, viên chức được nghỉ liên tiếp 05 ngày, từ thứ tư (ngày 30/4/2025) đến hết chủ nhật (ngày 4/5/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực, như: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; sửa đổi quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam…
Thủ tướng yêu cầu khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ngày 19/12

Thủ tướng yêu cầu khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ngày 19/12

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án vào ngày 19/12. Trường hợp cần thiết huy động nhân lực từ Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội để tăng cường, hỗ trợ trong quá trình tổ chức thực hiện.
Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Nhiều hãng thông tấn và các tờ báo lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin về sự kiện này, trong đó nổi bật là lễ diễu binh, diễu hành trang trọng diễn ra sáng ngày 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân, máy bay chiến đấu và đông đảo người dân trong nước.
Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Ngày 30/4, các hãng truyền thông lớn trên thế giới, cùng nhiều trang tin điện tử của các nước như tờ Bưu điện Hoa Nam (South China Morning Post) của Trung Quốc, channelnewsasia.com của Singapore, abc.net.au của Australia đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái: Chiến tranh giúp tôi thấu hiểu giá trị của hoà bình

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái: Chiến tranh giúp tôi thấu hiểu giá trị của hoà bình

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964) là một nhân chứng lịch sử của ngày 30/4/1975 khi ông có mặt trong lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và là một trong những người lên tiếng sớm nhất trên Đài phát thanh Sài Gòn để đón chào đoàn quân giải phóng. Với ông, ngày hôm đó là thời khắc cảm nhận rõ giá trị của hòa bình khi Sài Gòn không còn tiếng súng.
Trang trọng Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang trọng Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tiết trời tại Thành phố Hồ Chí Minh dịu mát. Trong không khí hân hoan, tự hào của hàng triệu người dân trên mọi miền Tổ quốc, Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể.
Lễ chào cờ đặc biệt chào mừng 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình

Lễ chào cờ đặc biệt chào mừng 50 năm thống nhất đất nước tại Quảng trường Ba Đình

Sáng 30/4, Quảng trường Ba Đình đón hàng nghìn người dân về dự lễ chào cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Ngày 30/4/1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Ngày 30/4/1975, ta tổng công kích vào nội thành, đánh chiếm các mục tiêu chiến lược đã định. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Sài Gòn và phần lớn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được giải phóng.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thuế trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đàm phán thuế trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt

Sáng 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước qua tâm sự của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị

Khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước qua tâm sự của các chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị

“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
30/4 – ngày Đất nước trọn niềm vui

30/4 – ngày Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy. Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui.
Thanh Hóa dự kiến không còn tên xã, phường mới đặt tên theo số thứ tự

Thanh Hóa dự kiến không còn tên xã, phường mới đặt tên theo số thứ tự

Ngày (28/4), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa họp trước khi Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp, sau đó sẽ trình HĐND tỉnh để sửa đổi nghị quyết về việc đặt tên đơn vi hành chính cấp xã sau sắp xếp.
Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 28/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến dâng hoa, dâng hương tại các địa điểm lịch sử trên địa bàn tỉnh.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động