Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn; đồng thời nhận thấy, dự án Luật đã được xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật.
Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, chiều 14/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc

Trình bày tóm tắt Tờ trình dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, việc ban hành dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là cần thiết, nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; tiếp tục thể chế hóa quy định tại Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; khắc phục những hạn chế, bất cập tại Nghị quyết số 130/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.

Mục đích xây dựng Luật là nhằm kịp thời thể chế hoá đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về việc tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương nêu rõ, việc xây dựng Luật phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của Luật với hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời bám sát 03 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua, gồm: (i) Xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; (ii) Triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; (iii) Bảo đảm nguồn lực; chế độ, chính sách.

Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc quy định về nguyên tắc, đối tượng, hình thức, lĩnh vực; xây dựng, triển khai lực lượng; đảm bảo nguồn lực, chế độ, chính sách; hợp tác quốc tế về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Đại tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Đối tượng áp dụng của Luật gồm: (1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; (2) Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; (3) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, bố cục của dự thảo Luật gồm 05 Chương, 29 Điều, trong đó quy định về xây dựng và triển khai lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; về công tác bảo đảm và chế độ, chính sách; quy định hợp tác quốc tế về tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc…

Hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại (UBQPANĐN) cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ) với những lí do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Đồng thời nhận thấy, dự án Luật Tham gia lực lượng GGHB của LHQ đã được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo thành phần hồ sơ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định tại Nghị quyết số 130/2020/QH14; cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về phạm vi lĩnh vực tham gia hoạt động GGHB. Thường trực UBQPANĐN đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các nội dung trên, hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến Thường trực UBQPANĐN nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các ý kiến nêu trên để bảo đảm tính bao quát, toàn diện, đầy đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với bối cảnh và thực tiễn đang đặt ra.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới

Về đối tượng áp dụng, Thường trực UBQPANĐN nhất trí việc bổ sung đối tượng áp dụng là “Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước” tham gia lực lượng GGHB của LHQ tại khoản 2 Điều 2. Có ý kiến cho rằng, tại khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật mới chỉ quy định đối với cá nhân là “Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước” mà chưa có quy định đối với đơn vị ngoài lực lượng vũ trang; có ý kiến đề nghị gộp khoản 1 và khoản 2 thành một khoản và viết gọn lại; có ý kiến đề nghị bỏ Điều 2. Do đó, Thường trực UBQPANĐN đề nghị cơ quan soạn thảo tiến hành rà soát, làm rõ thêm lý do chưa quy định đối với đơn vị thuộc các Ban, bộ, ngành, địa phương; đồng thời nghiên cứu các ý kiến nêu trên để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi trong quy định của Luật.

Liên quan đến nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (Điều 4), tại khoản 2, có ý kiến đề nghị rà soát và bổ sung nội dung về việc tuân thủ “pháp luật nước sở tại” và phù hợp với “pháp luật quốc tế”. Tại khoản 4, có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung theo hướng mở rộng việc tham gia lực lượng GGHB của LHQ trong trường hợp hỗ trợ các quốc gia khắc phục thiên tai, thảm họa. Do đó, Thường trực UBQPANĐN đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát các ý kiến nêu trên, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (Điều 8 và Điều 18), Thường trực UBQPANĐN thấy rằng, các quy định của dự thảo Luật là phù hợp, tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với chủ trương đổi mới, tư duy trong công tác xây dựng pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp

Bảo đảm tính thống nhất, tính tương thích với các quy định của LHQ cũng như phù hợp với pháp luật có liên quan

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn; đồng thời nhận thấy, dự án Luật đã được xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật. Tại Phiên họp, các ý kiến tham gia góp ý về giải thích từ ngữ; về nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; về lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; về xây dựng lực lượng; về thẩm quyền, quy trình cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang; về chế độ, chính sách…

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ và Bộ Quốc phòng đã tích cực, nỗ lực xây dựng Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, quá trình chuẩn bị Hồ sơ đầy đủ, đúng tiến độ. Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đã khẩn trương thẩm tra sơ bộ dự án Luật và Bộ Quốc phòng đã có văn bản tiếp thu ý kiến thẩm tra sơ bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu kết luận
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu kết luận

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết xây dựng Luật này và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo Luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại. Dự thảo Luật đã bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng về lĩnh vực này cũng như về đổi mới hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật. “Dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét. Nếu chuẩn bị tốt thì báo cáo Quốc hội cho thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình một kỳ họp…”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết.

Để hoàn thiện dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu rà soát quy định của pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế có liên quan, các quy định chung của LHQ về tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình, các ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với LHQ cũng như hợp tác với các nước để quy định trong Luật phù hợp với chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, tính thương thích với các quy định của LHQ cũng như phù hợp với các pháp luật có liên quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đối với trường hợp chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh và đang vận dụng đối với sĩ quan, lực lượng vũ trang và cán bộ dân sự theo quy định để đảm bảo toàn diện, phù hợp. Đồng thời chú ý làm rõ hơn các nguyên tắc bảo đảm như bảo đảm nguồn nhân lực, tài chính trong xây dựng, triển khai lực lượng, trong chế độ, chính sách…

Bên cạnh đó, cần rà soát, nghiên cứu quy định về thẩm quyền, còn quy trình và thủ tục nên giao cho Chính phủ quy định để Luật dễ tiếp cận, dễ thực hiện; cần tính toán thêm các chính sách có tính đặc thù, vượt trội; lưu ý rà soát, rút gọn tên chương, điều, nhất là các Điều 14, 15, 16, 17; có thể rút gọn Điều 22, 23 và giao Chính phủ quy định cụ thể về quy trình, thủ tục để đảm bảo phù hợp, thống nhất, tránh chồng chéo, dễ thực hiện và có tính khả thi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương giao Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại chủ trì phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan liên quan trên cơ sở báo cáo của Cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm tra chính thức dự án Luật này. “Nếu chuẩn bị tốt Hồ sơ dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thì gửi xin ý kiến Chính phủ, báo cáo Quốc hội để xem xét, thông qua Luật này tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình 01 kỳ họp”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Ban hành Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Ban hành Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ: Bước phát triển mới Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ: Bước phát triển mới
Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025 Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sáp nhập tỉnh, thành: Có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Sáp nhập tỉnh, thành: Có bắt buộc phải làm lại sổ đỏ?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Chiều 17/4, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gồm: Lê Thanh Hoàn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Yên Định, trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 18/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Thiết

Ngày 18/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Thiết

Ngày 18/4/1975, ta giải phóng thị xã Phan Thiết. Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ Tổng tiến công và nổi dậy cho Quân khu 9.
UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thường kỳ quý I/2025

UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 17/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I, năm 2025 để thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025; thông tin về các hoạt động, sự kiện du lịch biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý Hà Nội miễn phí bữa trưa cho học sinh từ tháng 9

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý Hà Nội miễn phí bữa trưa cho học sinh từ tháng 9

Sáng 17/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đoàn TP Hà Nội tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng) trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.
Thanh Hóa: Đặc sắc chương trình “Tri ân đồng đội”

Thanh Hóa: Đặc sắc chương trình “Tri ân đồng đội”

Tối 16/4, Hiệp hội Doanh nghiệp - doanh nhân (DNDN) cựu chiến binh (CCB) tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu nghệ thuật “Tri ân đồng đội” nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Ngày 16/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận

Ngày 16/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận

Ngày 16/4/1975, ta đập tan tuyến phòng thủ Phan Rang của địch, giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã giành chiến thắng tại Phan Rang.
Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

Thanh Hóa cắt giảm 60 thủ tục hành chính "làm khó" người dân và doanh nghiệp

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 29/4/2023 của Chính phủ về việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 2025–2026.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

Thanh Hóa tổ chức 2.038 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại 10 đơn vị cấp huyện

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 38/2025/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh về số lượng tổ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) cùng số lượng thành viên tại các thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn tỉnh.
Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 15/4/2025 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam ra sân bay tiễn đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 -15/4/2025, sáng 15/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi

Ngày 15/4/1975, cuộc chiến đấu ở Phan Rang tiếp tục diễn ra ác liệt. Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi.
Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW). Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm giới thiệu nội dung Kết luận số 150.
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2025.
Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Trong tiến trình phát triển của một quốc gia, có những thời điểm không chỉ đánh dấu sự điều chỉnh chính sách, mà còn mở ra một chuyển động sâu sắc trong cấu trúc quyền lực, mô hình tổ chức và tư duy phát triển. Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII chính là một thời điểm như vậy.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động