Giá hồ tiêu hôm nay 8/10: Xu hướng giảm nhẹ Giá hồ tiêu hôm nay 7/10: Vững giá Giá hồ tiêu hôm nay 6/10: Biến động trái chiều |
Giá hồ tiêu trong nước
Giá hồ tiêu hôm nay 9/10 giữ mức ổn định tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam.
Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 50.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 47.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 48.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang, dao động ở ngưỡng 50.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai không đổi, dao động trong ngưỡng 47.500đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước ổn định ở ngưỡng 49.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang ở mức 47.000đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay 9/10 giá tiêu thế giới giảm nhẹ |
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu hạt tiêu tháng 8 đạt 18 nghìn tấn, trị giá 45 triệu USD, giảm 0,1% về lượng nhưng tăng 0,3% về trị giá so với tháng 7, so với tháng 8/2019 giảm 4,6% về lượng và giảm 3% về trị giá.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu đạt 203 nghìn tấn, trị giá 445 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 8, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 2.500 USD/tấn, tăng 0,4% so với tháng 7 và tăng 1,6% so với tháng 8/2019.
Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 2.198 USD/tấn, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhận định sự bùng phát và lây lan của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến thương mại và chuỗi cung ứng hồ tiêu toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Năm 2020, theo dự báo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, sản lượng hồ tiêu Việt Nam đạt khoảng 240.000 tấn, giảm 15% so với năm 2019.
Điều này gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu tiêu, theo đó mục tiêu xuất khẩu 280 nghìn tấn tiêu, với giá trị đạt 800 triệu USD, trong năm 2020 cũng được dự báo còn nhiều khó khăn.
Bộ NN&PTNT khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu chế biến, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm Hồ tiêu, hạn chế xuất khẩu thô, tham khảo học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ phát triển ngành gia vị và công nghệ chế biến thực phẩm.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần nâng cao vai trò định hướng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, tăng cường phát hiện và cảnh báo các hoạt động xuất nhập khẩu bất thường và có dấu hiệu vi phạm quy định nước nhập khẩu, tăng cường phối hợp với các ngành hàng tại nước nhập khẩu.
Giá tiêu thế giới
Hôm nay 10/9/2020 (theo giờ Việt Nam) giá tiêu thế giới giao trên sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 33.866,65 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 8/2020 quay đầu giảm 100 Rupi/tạ, tương đương 0,29%, lên ngưỡng 34.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 8/2020, giá hạt tiêu đen trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất: Giá xuất khẩu tại Indonesia giảm, ổn định tại Malaysia nhưng tăng tại Ấn Độ và Việt Nam. Giá hạt tiêu trắng ổn định tại Trung Quốc và Malaysia, nhưng tăng tại Việt Nam và Indonesia.
Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 28/8/2020 giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định ở mức 3.800 USD/tấn; hạt tiêu trắng ổn định ở mức 5.000 USD/tấn so với ngày 30/7/2020.
Tại cảng Hà Khẩu Trung Quốc, ngày 27/8/2020 giá hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 4.285 USD/tấn so với ngày 30/7/2020.
Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 28/8/2020 giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 9,1% so với ngày 30/7/2020, xuống còn 2.413 USD/tấn. Ngược lại, giá xuất khẩu hạt tiêu trắng tại cảng Muntok tăng 7,2% so với ngày 30/7/2020, lên mức 4.317 USD/tấn.
Indonesia hiện đang báo cáo vụ mùa ngắn hơn 20% so với thời gian trước do nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu của Ấn Độ tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm, theo tờ Financial Express.
Theo báo cáo mùa vụ hồ tiêu 2020 của Tập đoàn Nedspice, ước tính tổng sản lượng hồ tiêu niên vụ 2019-2020 đạt mức 558.000 tấn, vẫn cao hơn đáng kể so với tổng nhu cầu tiêu thụ là 496.000 tấn.
Báo cáo trên cũng cho biết thêm rằng, sản lượng tiêu dư thừa sẽ khiến nguồn dự trữ toàn cầu tăng thêm vì có thể sẽ mất một thời gian trước khi nguồn cung tương thích với nhu cầu tiêu thụ.