Giá cà phê hôm nay 15/9: Tiếp tục tăng nhẹ Giá cà phê hôm nay 14/9: Tăng nhẹ Giá cà phê hôm nay 13/9: Đi ngang |
Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.100 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê hôm nay 16/9 tiếp đà tăng |
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.000 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.000 đồng/kg.
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), cà phê đang là mặt hàng có mức tăng trưởng giao dịch mạnh nhất trong quý III năm 2021, với giá trị giao dịch trung bình đạt trên 1.200 tỷ đồng mỗi phiên, tốc độ tăng hơn 20% mỗi tháng.
So với giá cà phê Arabica vốn đang bị tác động bởi các tin tức về thời tiết ở Brazil, giá Robusta được hỗ trợ tốt hơn nhờ những số liệu xuất khẩu có phần kém khả quan ở Việt Nam - quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất thế giới.
Tình hình dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng cà phê và hỗ trợ cho giá Robusta trong thời gian gần đây. Số ca nhiễm mới hàng ngày ở Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, để kiểm soát dịch, các tỉnh sẽ vẫn duy trì các biện pháp giãn cách, và việc lưu thông hàng hóa trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể phục hồi trong ngắn hạn.
MXV đánh giá triển vọng tăng giá của cà phê Robusta vẫn còn rất sáng sủa. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa hai sàn giao dịch đang liên tục được thu hẹp trong 2 tuần gần đây, và có thể khiến cho giá Robusta giảm mạnh hơn nếu thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 19 USD/tấn ở mức 2.082 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 21 USD/tấn ở mức 2.068 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 1,9 cent/lb ở mức 187,35 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 1,95 cent/lb ở mức 190,15 cent/lb.
Báo cáo của ICO cũng cho thấy, tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7/2021 đạt 10,7 triệu bao, tăng 1,7% so với 10,5 triệu bao của tháng 7/2020. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 4,4% so với 11,9 triệu bao của tháng 7/2019, thời điểm trước đại dịch.
Xuất khẩu cà phê xanh trong tháng 7/2021 tăng 3,3% so với tháng trước lên 9,7 triệu bao nhờ vào mức tăng xuất khẩu của nhóm cà phê arabica Colombia, arabica khác và robusta bù đắp cho sự suy giảm của cà phê tự nhiên Brazil.
Cà phê nhân xanh chiếm 91,2% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7/2021, tăng so với tỷ trọng 89,8% của tháng 7/2020.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê rang xay cũng tăng khá mạnh 18,3% so với tháng trước lên 64.000 bao trong tháng 7. Ngược lại, xuất khẩu cà phê hòa tan giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 870.000 bao.
Tính chung 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (tháng 10 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021) xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 108,96 triệu bao, tăng 2,2% so với 106,63 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2019-2020.
Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 tăng 6,1% lên 69,7 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê robusta giảm 4,2% xuống 39,3 triệu bao.
Xét theo khu vực, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 đạt 11,5 triệu bao, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ niên vụ trước. Trong khu vực này, xuất khẩu tăng ở Uganda (20,5%), Tanzania (22,7%) và Kenya (11,6%) và giảm 15,9% và 48,1% ở Ethiopia và Bờ Biển Ngà.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương đạt 32,4 triệu bao, giảm 5,2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Theo đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 9,8%, trong khi Ấn Độ và Indonesia tăng 4,5% và 4,9%. Các biện pháp ngăn chặn đại dịch COVID-19 gần đây dự kiến sẽ khiến sản xuất và xuất khẩu của của Việt Nam chậm lại.
Xuất khẩu của khu vực Trung Mỹ và Mexico trong 10 tháng đầu niên vụ cà phê 2020-2021 tăng 1,4% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 14,6 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu giảm 7,8% tại Nicaragua nhưng tăng lần lượt 7,5%, 5,3% và 2,5% ở Mexico, Guatemala và Costa Rica. Ngoài ra, Honduras cũng ghi nhận mức tăng nhẹ 0,7%.
Còn tại khu vực Nam Mỹ, xuất khẩu cà phê của khu vực này tăng 8,3% từ 46,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước lên 50,5 triệu bao trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021. Trong khu vực này, xuất khẩu của Brazil tăng 12,1% lên 37,2 triệu bao, trong khi Colombia ghi nhận mức giảm 0,4%.