Chương trình Ngữ văn 2018 giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực

Theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể và Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, mục tiêu của SGK mới là giúp người học phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
Một tiết học môn Ngữ văn tại Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình).
Một tiết học môn Ngữ văn tại Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình).

Quy định mở về ngữ liệu…

Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên SGK lớp 12 theo Chương trình GDPT 2018 được triển khai, trong đó có SGK môn Ngữ Văn. Chia sẻ điểm mới trong lựa chọn ngữ liệu cho SGK của môn Ngữ Văn theo Chương trình GDPT 2018 PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT, thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Ngữ văn, Tổng chủ biên SGK môn Tiếng Việt – Ngữ văn, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cho biết, Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 là chương trình mở, trong đó mở về ngữ liệu. Chỉ có 6 tác phẩm được chương trình quy định “cứng”, nghĩa là các bộ sách phải có: “Sông núi nước Nam” (Thời Lý), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) và “Tuyên ngôn Độc lập” (Hồ Chí Minh).

Bên cạnh đó, các bộ sách phải “cài đặt” đủ phần ngữ liệu “bắt buộc lựa chọn”, gồm: Một số tác phẩm thuộc văn học dân gian như truyện cổ, ca dao, sử thi, truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam, chèo hoặc tuồng; ít nhất một tác phẩm của một trong số các nhà văn lớn dân tộc.

Trong đó, có 3 tác gia cần dạy riêng: Nguyễn Trãi (lớp 10), Nguyễn Du (lớp 11), Hồ Chí Minh (lớp 12). Chương trình cũng quy định, có ít nhất một tác phẩm của một trong những nền văn học lớn thế giới: Anh, Pháp, Mỹ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra, chương trình có phụ lục gợi ý những văn bản cụ thể.

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT, thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Ngữ văn, Tổng chủ biên SGK môn Tiếng Việt – Ngữ văn, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT, thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Ngữ văn, Tổng chủ biên SGK môn Tiếng Việt – Ngữ văn, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

“Tuy nhiên, tác giả SGK không nhất thiết chọn đúng những văn bản đó mà chỉ cần tuân thủ quy định đối với nhóm văn bản bắt buộc; còn nhóm văn bản bắt buộc lựa chọn thì có thể chọn bất kỳ, miễn thuộc nhóm thể loại, tác giả hoặc nền văn học nói trên”, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho hay.

Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, tính tổng cộng các ngữ liệu bắt buộc và bắt buộc lựa chọn chỉ khoảng 40 văn bản. Một bộ SGK mới như Tiếng Việt - Ngữ văn, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống từ lớp 1 đến lớp 12 có khoảng 600 văn bản đọc (tác phẩm, đoạn trích). Chưa tính đến hàng trăm văn bản, văn bản ngắn được chọn làm bài viết tham khảo cho phần thực hành viết và ngữ liệu thực hành tiếng Việt.

Như vậy, chỉ riêng phần văn bản đọc, tác giả SGK phải tự lựa chọn khoảng 550 văn bản để đưa vào hệ thống bài học do mình thiết kế. Trước đây, Chương trình Ngữ văn 2006 ở cấp THCS và THPT quy định cụ thể, nghiêm ngặt tất cả văn bản đọc ở từng lớp. Tác giả biên soạn SGK hoàn toàn dựa vào hệ thống ngữ liệu được chương trình lựa chọn.

… những thách thức đối với người viết sách

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng chia sẻ, quy định mở về ngữ liệu của Chương trình Ngữ văn 2018 là bước ngoặt trong xây dựng và triển khai chương trình của Việt Nam, phù hợp với xu thế quốc tế, nhất là các nước phát triển.

“Quy định mới này tạo cơ hội chủ động, sáng tạo trước hết cho tác giả SGK, sau đó là giáo viên sử dụng SGK như một học liệu quan trọng để tổ chức dạy học”, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng khẳng định.

Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”
Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Bên cạnh đó theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng quy định mở về ngữ liệu của Chương trình Ngữ văn 2018 cũng đặt ra thách thức đó là phải chọn được văn bản vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình, đảm bảo chất lượng, phù hợp vốn sống, tâm lý tiếp nhận của học sinh; vừa có văn bản kinh điển, truyền thống đảm bảo sự kế thừa, văn bản tươi mới phản ánh những vấn đề đời sống đương đại…

Trong bộ sách cũng cần có văn bản thể hiện thành tựu sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số, phản ánh đời sống vùng miền cả nước. Các văn bản cần đảm bảo yêu cầu về bình đẳng giới trong lựa chọn tác giả cũng như nội dung.

Đáp ứng đồng thời các yêu cầu này là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Đó là chưa kể những tiêu chí hiển nhiên như: Văn bản được dùng trong SGK không mang định kiến tôn giáo, sắc tộc, kỳ thị người khuyết tật, kích động bạo lực…

“Theo định hướng của Chương trình GDPT tổng thể và Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, mục tiêu của SGK mới là giúp người học phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực, trong đó có 2 năng lực đặc thù ngôn ngữ và văn học”, Tổng chủ biên SGK môn Tiếng Việt – Ngữ văn, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” nói.

Đến sự chủ động của giáo viên

Với những thay đổi trong Chương trình Ngữ văn 2018, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng, giáo viên không phải dạy hết các văn bản trong SGK.

“Mỗi bài học có những văn bản giúp học sinh nắm được “mã thể loại”, nhờ vậy, các em có thể đọc văn bản mới. Giáo viên chỉ cần dạy đủ văn bản đó. Còn những văn bản kết nối về chủ đề, chủ yếu khai thác về nội dung hay có chức năng bổ trợ thì giáo viên không nhất thiết phải dạy hết trên lớp mà hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà”, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho hay.

Về phía học sinh để tiến nhận tốt các nội dung chương trình học, theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng khuyên bên cạnh bài giảng, hướng dẫn của giáo viên học sinh cần phải phát huy tính chủ động, tự học, tự tìm hiểu để nâng cao năng lực của người học.

Đề dự kiến môn Ngữ văn phù hợp với định hướng đổi mới của chương trình GDPT 2018

Chương trình Ngữ văn 2018 giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực
Đề thi minh họa môn Ngữ văn tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Đề thi minh họa môn Ngữ văn tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Bàn về cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn dự kiến cho năm 2025, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng -Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt - Ngữ văn, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" đánh giá: “Về cơ bản, cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn dự kiến cho năm 2025 phù hợp với định hướng đổi mới của Chương trình GDPT 2018, nhất là quy định sử dụng ngữ liệu ngoài tất cả các bộ sách giáo khoa đang được lưu hành”.

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng đánh giá, cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn dự kiến từ năm 2025 có khả năng gây áp lực đối với học sinh vì các em phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khó hơn trước trong một thời gian hạn chế.

“Mức độ áp lực này sẽ rất đáng kể trong bối cảnh năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, thời gian học theo chương trình và sách giáo khoa mới chỉ ba năm; kĩ năng đọc, viết của các em chưa thực sự đáp ứng ngay được yêu cầu, nhất là phần tự đọc hiểu và viết bài trên ngữ liệu mới”, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho hay.

Chính vì vậy, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng khuyên các địa phương không nên phỏng theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông để thiết kế đề thi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10 một cách máy móc mà phải tuỳ vào điều kiện dạy học thực tế của mỗi địa phương.

Sáng kiến Tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ x Sáng kiến Tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ x
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp tập huấn giáo viên người Việt ở nước ngoài Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp tập huấn giáo viên người Việt ở nước ngoài
Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng
Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Mục tiêu của tinh gọn bộ máy là ít người nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mục tiêu của tinh gọn bộ máy là ít người nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.
Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hôm nay là hạn các tỉnh thành báo cáo tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025 theo đề nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hàng loạt địa phương đã thống kê về tiền lương, thưởng Tết năm 2025, cho thấy không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Tỉnh Nam Định hiện là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh Nam Định có 142/146 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (97,2%); 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (28,1%); 8/15 thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh (53,3%).
Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Giao các nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được, trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, chiến lược của Việt Nam.
Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được phê duyệt với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “văn hiến - văn minh - hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Ngày 13/12/2024, Ban chấp hành Đảng bộ Hoàng Mai đã tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy chuẩn y đồng chí Đỗ Thanh Tùng, Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai bổ sung vào Ban Thường vụ Quận ủy Hoàng Mai.
Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Ngày 12/12, tại TP Thanh Hóa, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24. Kỳ họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14/12/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả, các chức năng, nhiệm vụ không bỏ, thậm chí có những nhiệm vụ phải tăng cường.
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng, bảo đảm đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm nếu không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.
Xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 07/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024.
Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Tại khoản 4, Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2024, số 51/2024/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT?
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự dôi dư sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?

Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự dôi dư sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ phải tính toán việc ưu tiên, bố trí, sử dụng những người có trình độ, phẩm chất, năng lực vượt trội.
Đề xuất phương án tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đề xuất phương án tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tại dự thảo, Bộ đề xuất 2 phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất quy định về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động.
Thủ tướng: Tập trung ưu tiên sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn

Thủ tướng: Tập trung ưu tiên sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; thực hiện tốt kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA khẳng định đây là thời điểm hoàn hảo để Việt Nam xây dựng một tương lai của AI. "AI của Việt Nam nên được xử lý ở đây, xây dựng ở đây, vận hành ở đây vì người dân và nền công nghiệp Việt Nam" - ông Jensen Huang nói.
Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 2/2025.
Thông tin về phương án sáp nhập để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ

Thông tin về phương án sáp nhập để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ

Sau khi sắp xếp, hợp nhất, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều các tổ chức bên trong.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không thể chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không thể chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, nhân dân

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội sáng nay (3/12), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh không thể chậm trễ được nữa bởi đây là thời cơ, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, với nhân dân.
Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài

Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài

Trong khuôn khổ chương trình Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN tổ chức tại Hà Nội từ 01 – 15/12/2024, sáng 2/12, đã diễn ra Tọa đàm “Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài”.
Thủ tướng nêu 3 mục tiêu, 7 giải pháp để phát triển ngành logistics Việt Nam

Thủ tướng nêu 3 mục tiêu, 7 giải pháp để phát triển ngành logistics Việt Nam

Dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 7 giải pháp lớn mang tính đột phá để phát triển ngành logistics Việt Nam, trong đó có việc xây dựng, phát triển quốc gia thương mại tự do.
Thủ tướng: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức

Thủ tướng: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức

Thủ tướng cho biết năm 2025 Chính phủ hướng đến tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém

Quan điểm “không để cơ quan Nhà nước là vùng trú ẩn an toàn cho cán bộ yếu kém” được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ khi phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển, sáng 1/12.
Chính phủ dự kiến sẽ giảm 5 bộ, Quốc hội giảm 4 Ủy ban

Chính phủ dự kiến sẽ giảm 5 bộ, Quốc hội giảm 4 Ủy ban

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết các cơ quan đang nghiên cứu đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, Tăng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan quân đội, Tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin là những chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 30/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động