TP Hồ Chí Minh sẽ siết chặt dự án nhà ở cao tầng

TH&SP Theo đề án “Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021 - 2030” mà Sở Xây dựng TP HCM mới trình UBND TP, thì đến năm 2025 các quận trung tâm sẽ hạn chế phát triển các dự án nhà ở cao tầng mới nếu chưa được đầu tư hệ thống hạ tầng tương ứng.

Các huyện ngoại thành cũng không ngoại lệ

Đối với khu vực trung tâm Q.1, Q.3, TP không chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng; ưu tiên tăng chỉ tiêu dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng… cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tạo lập, xác định rõ quĩ đất phát triển nhà ở theo dự án của từng giai đoạn 5 năm.



Khu vực trung tâm TP HCM gần như đã quá tải nhà cao tầng


Đối với các quận 4, 5, 6, 11, Phú Nhuận có dân số giảm trong 10 năm trở lại đây sẽ hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp. Riêng các quận 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội để kêu gọi đầu tư dự án nhà ở tại những khu vực có kế hoạch xây dựng hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp.

Bên cạnh đó, 6 quận nội thành phát triển gồm 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn như tuyến metro số 1, các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kĩ thuật tương ứng, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo.

Đối với 5 huyện ngoại thành gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kĩ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính. Sẽ phát triển các khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh. Tại đây cũng không phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu vực chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tương ứng.

Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng, hệ thống hạ tầng kĩ thuật nhà ở nhiều khu vực hiện chưa được cải tạo, nâng cấp tương xứng, dẫn tới quá tải về hạ tầng chung. Trong khi tốc độ phát triển nhà ở dân tự xây rất lớn, nhu cầu sử dụng hạ tầng cao nhưng tốc độ cải tạo, nâng cấp hạ tầng chưa tương xứng. Do đó, TP sẽ hạn chế phát triển các dự án nhà ở tại các quận trung tâm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp (DN) phát triển dự án nhà ở phải đảm bảo đồng bộ và thống nhất với cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở cao tầng gắn với hệ thống giao thông ngầm, đường sắt trên cao tại khu vực trung tâm, khu vực nội thành hiện hữu.

Lo ghim hàng, thổi giá

Ông Ngô Quang Phúc, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, ủng hộ quan điểm của Sở Xây dựng. Bởi theo ông thì trên cùng một diện tích, khu chung cư cao tầng có quy mô dân số cao hơn rất nhiều lần khu nhà thấp tầng. Do vậy, áp lực dân số tạo ra do khu nhà ở cao tầng là rất lớn. Áp lực dân số sẽ tác động và ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng xã hội trong đó trực tiếp là cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, cấp thoát nước, xử lí nước thải... và kéo theo nhu cầu về hạ tầng xã hội là trường học, y tế... Ngoài ra, khu vực lõi trung tâm là trung tâm hiện hữu hiện nay gần như đã quá tải và rất khó để quy hoạch lại để bổ sung hạ tầng nên việc không cấp mới dự án chung cư cao tầng là cần thiết.



Thành phố ưu tiên phát triển nhà ở lan tỏa theo hệ thống giao thông đô thị, nhất là tuyến metro số 1


Tuy nhiên, ông Phúc cũng lo ngại, với quy định hạn chế cấp phép dự án mới, các dự án cấp phép rồi vẫn được triển khai thì rất có thể DN đã nhận giấy phép xây dựng rồi sẽ “ghim hàng” đợi đến sau năm 2020 mới bung ra nhằm đẩy giá khi thị trường khan hàng.

Mặt khác, lãnh đạo một tập đoàn bất động sản lớn tại TP HCM cho biết DN của ông đang có nhiều quĩ đất ở các quận trung tâm, nên việc hạn chế trên sẽ tác động lớn đến kế hoạch của công ty ông bởi tiền đã bỏ vào chuyển nhượng đất là rất lớn, trong đó phần lớn là tiền vay.

“Việc đầu tư hạ tầng là trách nhiệm của nhà nước. Nếu quy định hạn chế phát triển các dự án mới đầu tư nhà ở cao tầng nếu chưa được đầu tư hệ thống hạ tầng tương ứng đến năm 2025 có khi DN sẽ đuối sức. Chưa kể việc siết cấp phép dự án mới ở các quận trung tâm có thể sẽ tạo ra cảnh khan hiếm nguồn hàng, từ đó giá nhà đất sẽ tăng cao hơn”, vị này nói.

Kiến trúc sư Nguyễn Hoài Nam phân tích, về lí thuyết thì nghe có vẻ ổn vì nếu quá tải hạ tầng thì hạn chế là điều cần thiết. Nhưng, xét về mặt thị trường, về tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nhà ở của người dân thì không thể hạn chế toàn bộ mà chỉ nên hạn chế ở những tuyến đường huyết mạch đã có quá nhiều cao ốc, chung cư cao tầng. Hiện nay trung bình 5 năm dân số TP tăng 1 triệu người, tỉ trọng của dân số cơ học tăng thêm tại khu vực nội thành phát triển là 54,5% và ngoại thành là 42%. Dự báo từ nay đến năm 2030, TP cần khoảng 150 triệu m2 sàn nhà ở, tương đương khoảng 830.000 căn nhà, tương đương với việc TP cần phải có 946 ha để xây dựng chung cư và 850 ha để xây dựng nhà ở riêng lẻ.

"TP cần tìm giải pháp tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư hạ tầng hoặc tạo cơ chế thông thoáng để kêu gọi DN chỉnh trang đô thị kết hợp đầu tư hạ tầng cho đồng bộ bằng hình thức xã hội hóa. Mạnh dạn cho nhà đầu tư chỉnh trang cả một khu phố, một ô phố để xây chung cư cao tầng, đưa dân lên đó ở, dành đất xây dựng hạ tầng. Có như vậy TP mới khang trang, hạ tầng mới phát triển mà không ảnh hưởng đến quyền lợi, nhu cầu chính đáng của DN, của người dân", ông Nam nêu giải pháp.

Huyền Thanh

Huyền Thanh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Mỹ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với “giai đoạn xem xét” trước đó.
Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng nếu phát hiện bất thường trong việc sử dụng thẻ

Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng nếu phát hiện bất thường trong việc sử dụng thẻ

Nếu ngân hàng phát hiện các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ của khách hàng như không phát sinh giao dịch, phát sinh nợ quá hạn kéo dài..., các nhà băng cần chủ động thông tin đến khách hàng.
Đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Hiện nay, nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương.
Tập đoàn TH đầu tư các dự án công nghệ cao trong nông nghiệp và khai khoáng theo định hướng phát triển bền vững

Tập đoàn TH đầu tư các dự án công nghệ cao trong nông nghiệp và khai khoáng theo định hướng phát triển bền vững

Với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD, tập đoàn TH trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào tỉnh Đắk Nông. Tập đoàn sẽ áp dụng công nghệ cao theo định hướng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững, đồng hành cùng tỉnh Đắk Nông triển khai các dự án trên nhiều lĩnh vực tỉnh có lợi thế như nông, lâm nghiệp và thảo dược; thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp khai khoáng, năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm:  Tôm tăng trưởng cao, cá tra hồi phục chậm

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm: Tôm tăng trưởng cao, cá tra hồi phục chậm

Xuất khẩu thủy sản tháng 2/2024 ước đạt 564 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 1,31 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023…
9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 59,3 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ 2023; nhập khẩu 54,6 tỷ USD, tăng 19% và nhờ đó cả nước xuất siêu 4,7 tỷ USD. Kết quả này lộ diện cơ hội và thách thức qua các mặt hàng cùng các thị trường.
BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

Sau gần 4 tháng ra mắt kể từ ngày 29/11/2023, đã có gần 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV sau khi trải nghiệm... Với kết quả khả quan bước đầu, BIDV Open API đang mở ra cơ hội hợp tác giữa BIDV với nhiều đối tác phát triển phần mềm, fintech, bigtech,... hỗ trợ đẩy nhanh việc tích hợp dịch vụ ngân hàng lên các nền tảng số mới.
Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng liên kết vùng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản còn yếu. Liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, lỏng lẻo, do chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị nông sản.
Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Dù đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 34 năm qua, tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt vẫn bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động