TP. HCM: Phát hiện, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm

TH&SP Đại diện Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 1.224 vụ vi phạm, trong đó hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã phát hiện 53 vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đã xử lý 1.181 vụ, thu nộp ngân sách 21,7 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu đang chờ bán khoảng 98 tỷ đồng; trị giá hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 17,2 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Ngọc Hải Yến, Phó Phòng Kiểm tra phối hợp chuyên ngành Cục QLTT TP. HCM cho biết, cùng với kiểm tra chuyên ngành, Cục QLTT TP. HCM còn tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và quận huyện, phát hiện 194 vụ vi phạm. Trong đó có 118 vụ vi phạm về kiểm dịch, đã giao cơ quan thú y xử lý 1.882 con gia cầm, 69 con gia súc và 648kg thịt gia súc, gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận, phát hiện 26 vụ vi phạm do không đủ dụng cụ bảo quản thực phẩm sống, chín riêng biệt; bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không đảm bảo vệ sinh…

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện, xử lý nhiều vụ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện, xử lý nhiều vụ mất vệ sinh an toàn thực phẩm


Thực hiện kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2020, các đội QLTT đã phát hiện 157 vụ vi phạm, trong đó hàng không hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị tạm giữ 164.308 đơn vị sản phẩm thực phẩm các loại; hàng hóa hết hạn sử dụng đã tạm giữ 580kg bơ động vật, thịt trâu Ấn Độ. Hàng hóa giả xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu đã tạm giữ 734kg và 3.793 đơn vị sản phẩm thực phẩm các loại.

Kết quả kiểm tra, kiểm soát nhóm hàng hóa bình ổn thị trường, các đội QLTT đã phát hiện 73 vụ vi phạm. Hàng hóa vi phạm do không hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ. Đã tạm giữ 12.580kg đường cát, 1.124kg bột mì, thịt bò, thịt gà, thịt heo các loại; 73.536 đơn vị sản phẩm sữa, mì gói, bánh kẹo, thực phẩm các loại, 80kg thịt trâu hết hạn sử dụng.

Ngoài số thực phẩm vi phạm bị thu giữ, từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm tra liên ngành còn phát hiện các hành vi vi phạm khác trong sản xuất kinh doanh thực phẩm. Cụ thể, mặc dù hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng nhiều cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật…

từ đầu năm đến nay, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được đẩy mạnh

Từ đầu năm đến nay, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn đã được đẩy mạnh


Trên địa bàn TP. HCM ngoài các vụ vi phạm đã bị phát hiện và xử lý, các bếp ăn tập thể tại các công ty, trường học cũng đang là mối lo về mất an toàn thực phẩm. Trên đia bàn thành phố hiện có 1.280 bếp ăn tập thể tự tổ chức, 112 bếp ăn tập thể thuê nấu, 292 cơ sở nhận suất ăn sẵn, 630 căng tin trong trường học. Theo Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM, từ năm 2015 - 2019, tại TP. HCM đã xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học với 196 người mắc, do khâu chế biến, vận chuyển suất ăn khiến cho vi sinh vật xâm nhập gây ngộ độc.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố cho biết: Trong 6 tháng cuối năm, tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông, huy động tối đa các kênh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện giám sát an toàn thực phẩm Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP, học kỳ 2, năm học 2019 - 2020. Tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp về đảm bảo an toàn thực phẩm trong khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2023. Triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm và nhân rộng các mô hình điểm kiểm soát an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố năm 2020 và các năm tiếp theo.

Mặt khác, tiếp tục phát triển, triển khai các Đề án, Dự án đảm bảo an toàn thực phẩm, mở rộng chủng loại sản phẩm tham gia chuỗi. Kiểm tra định kỳ và lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tham gia Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” và Đề án “Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm” lưu thông trên thị trường Thành phố để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm. Cũng như phối hợp, trao đổi thông tin với các địa phương khác nhằm kịp thời ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường.

Yên Thư

Yên Thư

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Ngô luộc là món ăn được nhiều người yêu thích. Có không ít người lựa chọn ăn ngô luộc vào bữa sáng vì đơn giản và tiện dụng. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?
Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Người phụ nữ 26 tuổi bị mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống sản phẩm có tên gọi Detox Táo mua trên mạng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine bị cấm sử dụng trên người.
5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra những bệnh như sốt virus, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da... Vậy nên làm gì để phòng tránh bệnh thường gặp mùa nắng nóng có hiệu quả?
Bữa sáng "thần kỳ" giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Bữa sáng "thần kỳ" giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Dưới đây là những thực đơn giúp người bệnh bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Sắn dây và Mật ong là hai thực phẩm tốt cho sức khỏe thế nhưng có rất nhiều lời đồn thổi rằng khi pha kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc khiến không ai dám thử. Vậy thực hư là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Sa kê là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những tác dụng thú vị về sa kê.
Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế - Gia vị thơm, dược liệu quý

Quế không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của gia đình Việt mà còn là dược liệu với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng Quế đúng cách và liều lượng phù hợp để tránh tác dụng phụ.
Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Bánh trôi, bánh chay đại diện cho văn hóa lúa nước và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì 2 loại bánh này chứa nhiều tinh bột và đường nên những người mắc một số bệnh lý cần lưu ý khi ăn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động