Nhà xã hội đang trở thành điểm sáng đầu tư sau đại dịch Covid 19

TH&SP Mới đây, Chính phủ thông qua nghị quyết số 41/NQ-CP nhằm hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Đây là tín hiệu tốt và đang trở thành điểm sáng thu hút các chủ đầu tư cũng như những người dân đang có nhu cầu mua nhà.

Hàng loạt thông tin tích cực từ chính sách

Trước diễn biến nền kinh tế bị tác động do dịch bệnh Covid- 19 gây ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 41 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020. Theo Nghị quyết, để thúc đẩy nhà ở xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời, bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước chỉ định, để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.



Nhu cầu mua nhà ở xã hội của người lao động hiện nay rất lớn và vô cùng cần thiết.


Chính phủ cũng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định 100 năm 2015 để xem xét và ban hành trong quý 4/2020. Mục tiêu rút gọn thủ tục, đổi mới phương thức, cơ chế chính sách để giải quyết căn bản nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp.

Theo Chỉ định của Thủ tướng, chương trình thí điểm hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, biện pháp ưu tiên mua nhà ở xã hội cũng nằm trong danh mục được công bố.

Chính phủ cũng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định 100 năm 2015 để xem xét và ban hành trong quý 4/2020. Mục tiêu rút gọn thủ tục, đổi mới phương thức, cơ chế chính sách để giải quyết căn bản nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp.

Theo Chỉ định của Thủ tướng, chương trình thí điểm hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, biện pháp ưu tiên mua nhà ở xã hội cũng nằm trong danh mục được công bố.

Trong đề án phát triển nhà ở của TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030 do Sở xây dựng trình UBND TP.HCM mới đây, TP khuyến khích cơ chế và chính sách mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, nhà nước sẽ bố trí vốn phát triển nhà ở xã hội để cho thuê, thuê mua. Tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê đối với phân khúc nhà ở giá rẻ để giải quyết nhu cầu nhà ở khá lớn của các đối tượng có thu nhập thấp, nhất là các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch cần di dời, tái định cư hoặc các hộ gia đình trong các chung cư cũ, hư hỏng nặng.

Dù đang được Chính phủ khuyến khích làm nhưng trên thị trường địa ốc phía Nam chỉ "đếm trên đầu ngón tay" các doanh nghiệp BĐS theo đuổi phân khúc này, chẳng hạn như Công ty Cổ phần Địa ốc Hoàng Quân được xem là đơn vị dẫn đầu về nhà ở xã hội tại khu vực phía Nam, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp như Lê Thành, Tổng công ty Xây dựng số 1, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phúc Phúc Yên cũng đầu tư phân khúc này nhưng không nhiều, chỉ tham gia lẻ tẻ một vài dự án.

Trong khi nhu cầu về loại hình này còn rất lớn. Thống kê cho thấy, sẽ có khoảng 3,4 triệu công nhân và người lao động khó khăn cần ổn định chỗ ở trong năm nay. Do đó, một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 là xây dựng thêm ít nhất 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội phục vụ đối tượng này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới chỉ đạt 40% kế hoạch. Nhiều con số được đưa ra, cho thấy kế hoạch phát triển nhà ở xã hội đã gần như "vỡ trận".

Tại TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2019, chỉ mới xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng khoảng 14 dự án nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất 15,8ha, quy mô 10.255 căn hộ, trong khi nhu cầu thực tế cần khoảng 134.000 căn.

Theo chia sẻ từ ông Hà Thiện Ý, Phó Giám Đốc sở Xây Dựng tỉnh Tiền Giang, từ Nghị quyết 41 của Chính Phủ vừa ban hành cho thấy, đây là một trong những chủ trương đúng đắn và kịp thời của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay nhằm thúc đẩy phân khúc BĐS nhà ở xã hội. Đồng thời mang đến cơ hội cho những người có thu nhập thấp sở hữu nhà.

Cần cơ chế thông thoáng hơn

Tuy thời gian qua, chính sách phát triển nhà ở xã hội đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng, theo các chuyên gia vẫn còn tồn tại khá nhiều những bất cập trong câu chuyện phát triển loại hình này.



Phát triển nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp đô thị được mua, thuê, thuê mua nhà ở giá thấp, phù hợp với khả năng tài chính.


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã chỉ ra 12 điểm bất cập "kìm hãm" quá trình phát triển nhà ở xã hội. Có thể kể đến như, bất cập về việc chưa có quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, kết hợp với các dự án nhà ở thương mại giá thấp; bất cập khi sử dụng quỹ đất công để làm nhà ở xã hội; bất cập khi sử dụng quỹ đất do doanh nghiệp tạo lập làm dự án nhà ở xã hội; bất cập trong quy định về cách tính giá trị "quỹ đất 20%"…

Theo HoREA, hiện TP.HCM đang triển khai kế hoạch xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với tổng số 44.701 căn hộ, và đến năm 2020, có thể hoàn thành 20.000 căn. Nhưng trên thực tế, do nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa nên vẫn thiếu nguồn cung nhà ở xã hội chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở rất lớn của xã hội.

Các vướng mắc liên quan đến các thủ tục triển khai, lợi nhuận bị khống chế khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà đầu tư xây dựng, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến nhà ở xã hội... Cụ thể, thủ tục pháp lý khi vay vốn đầu tư xây dựng chưa "thông thoáng", kể cả việc rao bán nhà cũng phải qua nhiều khâu xét duyệt. Những rào cản này không chỉ đến với nhà đầu tư mà còn đến với người mua nhà. Chưa kể, các dự án nhà xã hội chưa được công khai rộng rãi khiến người mua khó tiếp cận…

Nêu giải pháp tháo gỡ khó khăn phát triển phân khúc này, ông Châu cho hay, Hiệp hội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND Tp.HCM kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn phân khúc này, giúp người có thu nhập thấp có được nơi ăn chốn ở ổn định cuộc sống.

Cụ thể, HoREA đề nghị bãi bỏ quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, để cho phép ngân hàng chính sách xã hội được cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay ưu đãi, theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Về lãi suất cho vay ưu đãi, HoREA đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội thống nhất cùng một loại lãi suất tại ngân hàng chính sách xã hội và tại các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.

Về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển mạnh hơn, HoREA kiến nghị thực hiện mức lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội từ 3-3,5%/năm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người có thu nhập thấp ở các đô thị có thể mua được nhà ở.

Cùng với việc nêu các kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, trong những năm qua, HoREA đã có nhiều khuyến nghị đến các tập đoàn và doanh nghiệp BĐS cần chuyển hướng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp.

"Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp, thì sẽ huy động được nhiều doanh nghiệp BĐS tham gia, có thể hình thành các khu đô thị, khu dân cư có các loại nhà ở vừa túi tiền, bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp có đầy đủ các hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, các tiện ích, dịch vụ, thân thiện môi trường… Khi được triển khai đồng bộ, cũng có thể giảm thêm giá bán, giá cho thuê loại nhà này và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phát triển nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp đô thị được mua, thuê, thuê mua nhà ở giá thấp, phù hợp với khả năng tài chính", ông Châu nhấn mạnh.

Huyền Thanh

Huyền Thanh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm:  Tôm tăng trưởng cao, cá tra hồi phục chậm

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm: Tôm tăng trưởng cao, cá tra hồi phục chậm

Xuất khẩu thủy sản tháng 2/2024 ước đạt 564 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 1,31 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023…
9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 59,3 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ 2023; nhập khẩu 54,6 tỷ USD, tăng 19% và nhờ đó cả nước xuất siêu 4,7 tỷ USD. Kết quả này lộ diện cơ hội và thách thức qua các mặt hàng cùng các thị trường.
Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thách thức và cơ hội đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng liên kết vùng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản còn yếu. Liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, lỏng lẻo, do chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị nông sản.
Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Dù đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 34 năm qua, tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt vẫn bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Từ đầu năm 2024 đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, rau quả, gạo. Trong đó, 3 nhóm hàng mới đạt kim ngạch tỷ đô tính trong 2,5 tháng đầu năm là cà phê, rau quả và gạo.
Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt đang “tự gõ vào chân mình" khi tự đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán. Tình trạng này khiến hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân trong nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận, nhiều nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng.
Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tương đối thuận lợi. Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu.
Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Nửa đầu tháng 3 (từ ngày 1 - 15/3), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 16,67 tỷ USD. Đáng chú ý, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3 có tới 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

Thời gian tới, An Giang sẽ đổi mới việc xúc tiến thương mại; hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.
Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Đề nghị Brazil thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam

Brazil đang áp dụng tiêu chuẩn phụ gia, phốt phát và thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phụ gia đối với cá tra Việt Nam không phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng thị trường. Hiện vấn đề này cần phía Brazil xem xét lại.
Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Mặc dù đạt kết quả xuất khẩu cao trong năm vừa qua, song từ giữa năm 2023 và nhất là từ năm 2024 trở đi, xuất khẩu thép sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức có thể tác động tới xuất khẩu của ngành.
Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt con số 1 tỉ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Các thị trường tiêu thụ quan trọng vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…
Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, cao hơn 18 lần so với mức 1,6 triệu USD cùng thời điểm 2023.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Đối với thị trường Canada, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường này vẫn rất khả quan, bởi Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 thế giới sau EU, Mỹ và Anh.
Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những tháng đầu năm nay, với nhiều điểm đột phá. Các chuyên gia nhận định, với "cánh cửa" mở rộng tại nhiều thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2024 hoàn toàn có thể đạt mục tiêu 55 tỷ USD.
Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 558 tấn và thu về 3,4 triệu USD trong tháng 2/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta thu về 7,9 triệu USD với 1.437 tấn hoa hồi, giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang 6 thị trường thuộc khối ASEAN với tổng trị giá 19,31 triệu USD, giảm 13% so với mức 22,2 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Hiện nay giá cà phê đang tăng mạnh, nên dù sản lượng cà phê xuất khẩu ra thế giới có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến xuất khẩu cà phê có thể đạt khoảng 4,5 - 5 tỉ USD trong năm 2024.
Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Theo VASEP, Việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ, xu hướng của thế giới, tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trong năm 2023, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu dăm gỗ chính của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Sản lượng sầu riêng của Việt Nam lợi thế hơn nhiều nước bởi trồng gối vụ, sản lượng có quanh năm. Không những thị trường Trung Quốc, mà cả các thị trường khác. Năm 2024, ngành rau quả có nhiều cơ hội đạt được kỷ lục mới.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) còn rất nhiều dư địa để khai thác.
Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 315.531 tấn với trị giá hơn 218,5 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 1/2024. Đây là mặt hàng hiếm hoi tăng trưởng dương so với tháng trước và có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng.
Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng thiết yếu tại Philippines và dự kiến trong năm 2024 Philippines có thể nhập tới 4,1 triệu tấn gạo, đây là thời cơ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc. Dự báo, năm 2024 xuất khẩu chuối đạt khoảng 310 - 312 triệu USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM đến hết tháng 2/2024 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023 và hiện đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn. Các Hiệp định Thương mại tự do được Việt Nam phê chuẩn tiếp tục là “cú hích”, cơ hội thuận lợi để ngành gỗ đi xa.
Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Kinh tế thế giới vẫn bất ổn, báo hiệu một năm không ít khó khăn với xuất khẩu dệt may, buộc các doanh nghiệp trong ngành phải có biện pháp ứng phó linh hoạt và nỗ lực tìm hướng đi mới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động