Tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng đang giảm?

TH&SP Sau đại dịch Covid – 19, mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm, song tín dụng vẫn tăng trưởng èo uột do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang rất yếu.

Lãi suất giảm trên cả hai thị trường

Thống kê về thị trường tài chính tiền tệ trong tuần từ 22/6 đến 26/6 vừa được Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) công bố cho biết, lãi suất liên ngân hàng trong tuần tiếp tục giảm qua các phiên. Chốt phiên ngày 26/6, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức 0,19% đối với kỳ hạn qua đêm, không thay đổi so với tuần trước đó; 1 tuần là 0,28%, giảm 0,03 điểm %; 2 tuần là 0,39%, giảm 0,04 điểm %; 1 tháng là 0,66%, giảm 0,15 điểm %.

Sở dĩ lãi suất liên ngân hàng giảm do thanh khoản của hệ thống đang rất dồi dào. Bằng chứng là mặc dù NHNN đều đặn chào thầu 1.000 tỷ đồng/phiên trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất 3,0%; song không có khối lượng trúng thầu ở cả 5 phiên. Hiện cũng không có khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố.

Thanh khoản ngân hàng dồi dào là cơ hội để nhiều ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ lãi suất huy động nhằm duy trì mức lợi nhuận hợp lý trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay đã được các nhà băng cắt giảm mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Đơn cử VietinBank điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ 0,1 đến 0,45%/năm so với tháng 5. Chẳng hạn, kỳ hạn từ 3 đến dưới 6 tháng là 4,25%/năm; từ 6 tháng trở lên đến 9 tháng giảm về mức 4,9%/năm và kỳ hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng chỉ còn 5,1%/năm.

Hay như Vietcombank cũng điều chỉnh giảm 0,25%/năm lãi suất huy động tại kỳ hạn 3 tháng, còn 4,25%/năm, giảm 0,1%/năm lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng xuống 4%/năm.

Tương tự, BIDV chỉ giữ nguyên lãi suất kỳ hạn 9 tháng ở mức 5,1%/năm, các kỳ hạn còn lại điều chỉnh giảm từ 0,2 đến 0,5%/năm so với tháng trước.

Theo thống kê, các NHTM đã giảm lãi suất tiền gửi từ 0,3 - 0,5% trong tháng 6 và giảm tổng cộng 0,6 - 1,3% kể từ đầu năm đến nay.



Các NHTM đã giảm lãi suất tiền gửi từ 0,3 - 0,5% trong tháng 6



Tín dụng vẫn ì ạch

Không chỉ lãi suất huy động mà mặt bằng lãi suất cho vay cũng đã giảm khá mạnh so với đầu năm. Mặc dù vậy, tín dụng vẫn tăng trưởng khá ì ạch. Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, tính đến 29/6 tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 3,26%, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Một chuyên gia ngân hàng cho biết, sở dĩ tín dụng tăng trưởng ì ạch dù lãi vay giảm là do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang rất yếu khi mà đã có một lượng lớn doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị trường do không vượt qua được những khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Quả vậy số liệu thống kê cho thấy, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể trong nửa đầu năm nay lên tới 56,2 nghìn doanh nghiệp, trong khi lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ là 62 nghìn. “Chính lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường này đã kéo nhu cầu tín dụng giảm mạnh. Trong khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ là trên giấy, chứ chưa đi vào hoạt động nên chưa phát sinh nhu cầu tín dụng”, vị chuyên gia trên nói.

Chưa hết, có không ít doanh nghiệp trong số còn trụ lại được cũng không thể tiếp cận được tín dụng do không đáp ứng được các điều kiện tín dụng mà các ngân hàng đưa ra. “Có doanh nghiệp vẫn còn nợ vay ngân hàng chưa trả, tài sản cũng đang được thế chấp để đảm bảo cho các khoản nợ trước đó; số khác lại lại thiếu tài sản thế chấp, không chứng minh được dòng tiền trả nợ trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn do dịch bệnh... nên không thể vay được vốn mới”, vị chuyên gia này nhấn mạnh và cho biết thêm, các ngân hàng lo nợ xấu nên rất thận trọng trong việc cho vay.

Trước thực tế này, nhiều ý kiến lo ngại mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% mà NHNN đề ra cho năm nay có khả năng bị “phá sản”. Tuy nhiên, theo một quan chức NHNN, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này chỉ mang tính định hướng chứ không phải là quy định bắt buộc và sẽ được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của nền kinh tế

Giới chuyên gia cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế năm nay có khả năng chỉ dưới 5%. Vì thế, tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 9-10% sẽ là phù hợp. “Không nên ép tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, bởi điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cũng như tạo sức ép lạm phát trong năm tới”, vị chuyên gia nói trên khuyến nghị.

Gia Khánh

Gia Khánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
BAC A BANK mở rộng mạng lưới tại Đắk Lắk

BAC A BANK mở rộng mạng lưới tại Đắk Lắk

Vừa qua, ngân hàng TMCP Bắc Á đã long trọng tổ chức lễ khai trương Phòng giao dịch (PDG) Buôn Ma Thuột và đưa vào hoạt động trụ sở mới của chi nhánh Đắk Lắk. Sự ra đời phòng giao dịch Buôn Ma Thuột nâng số điểm giao dịch của BAC A BANK lên 175 điểm tại 42 tỉnh thành phố kinh tế trọng điểm trên cả nước.
Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động