LOẠI QUẢ XƯA TRỒNG LÀM CẢNH,NAY BẤT NGỜ THÀNH ĐẶC SẢN LẠ ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ ĐẮT ĐỎ |
Ở Việt Nam, cau không mang lại giá trị về kinh tế bởi hầu như loại quả này không ai mua bán chỉ người già dùng ăn trầu và thắm hương ngày lễ, Tết hoặc những dịp đặc biệt. Thế nhưng, khoảng vài năm trở lại đây, giá cau tươi tăng chóng mặt khi các thương lái Trung Quốc "vận dụng hết công suất" để đi thu mua. |
Ở Việt Nam, trầu và cau như được ví von là lời để mở đầu câu chuyện bởi "miếng trầu là đầu câu chuyện" |
Cây cau được trồng ở các khu vực ấm áp của châu Á để lấy quả, khi còn non có màu xanh ánh vàng, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, có chứa hạt kích thước cỡ hạt của quả cây sồi. Quả sẽ bổ (hay cắt) thành các lát mỏng cuộn trong lá trầu không và têm vôi thành miếng trầu. Ở Việt Nam, "miếng trầu là đầu câu chuyện", do vậy trầu và cau cũng rất được ưa chuộng. Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, là những thứ ngày xưa không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt; là một thứ đầu các lễ nghĩa. |
Kẹo cau khá được người Trung ưa chuộng, có tác dụng giữ ấm cơ thể, chống viêm họng vào mùa lạnh |
|
Trên các sàn thương mại điện tử, kẹo cau được bán với giá khá đắt đỏ |
Cau bắt đầu cho thu hoạch quả từ đầu tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 12 âm lịch. Trung bình, cứ 15 ngày thương lái đến thu hoạch 1 đợt. Loại cau mà thương lái thu mua là quả cau non, chưa có hạt bên trong. Sau khi mua về, người ta thường lựa cau non đủ chất lượng (hạt nhỏ hoặc không có hạt) luộc ở nước sôi, rồi sấy khô đóng vào bao chuyển sang thị trường Trung Quốc làm kẹo. Loại kẹo này ăn có vị ngọt ngọt, the the như kẹo gừng, có công dụng chống viêm họng, giữ ấm cơ thể nên rất được ưa chuộng ở xứ Trung. Trên các chợ mạng và sàn thương mại điện của Việt Nam, kẹo cau Trung Quốc được bán với giá trung bình từ 35k - 70k (tuỳ loại). Mỗi gói kẹo có trọng lượng tầm 20g, gồm nhiều màu sắc và nhãn hiệu khác nhau. |
Thanh Bình |