Hà Nội: 8 làng nghề sẽ được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể năm 2020

TH&SP UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt danh sách làng nghề, nội dung và mức hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể năm 2020.

Hà Nội chiếm 1/3 số làng nghề tại Việt Nam với khoảng 1350 đơn vị, trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Riêng làng nghề gốm sứ Bát Tràng có số lượng nghệ nhân đông nhất cả nước với 75 nghệ nhân. Các làng nghề Hà Nội cũng có 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước, hội tụ đủ các nhóm nghề gồm: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, trồng hoa, cây cảnh…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho biết: “Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước. Hà Nội cũng là nơi có nhiều nghệ nhân tài hoa nhất cả nước. Hà Nội là thị trường giao lưu làng nghề trong nước và quốc tế có thể nói là lớn nhất bởi vì Hà Nội từ khi xưa là Thăng Long cho đến ngày nay vẫn là Thủ đô của cả nước. Hà Nội có tiềm năng lớn về nghề thủ công của các làng nghề truyền thống.”

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3339/QĐ-UBND về việc Phê duyệt danh sách làng nghề, nội dung và mức hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể năm 2020.


sd

8 làng nghề tại Hà Nội sẽ được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể năm 2020


Phê duyệt danh sách 08 làng nghề, gồm: Làng nghề mộc điêu khắc thôn Phụ Chính, xã Phụ Chính, huyện Chương Mỹ; Làng nghề làm lược Sừng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín; Làng nghề đồ mộc dân dụng thôn Định Quán, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín; Làng nghề truyền thống Đậu Chài Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh; Làng nghề Chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức; Làng nghề sản xuất Bún thôn Bặt Chùa, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa; Làng nghề bánh cuốn Thanh Lương, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai; Làng nghề Miến dong thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai).

Cùng với đó là các nội dung được hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề năm 2020.

Theo đó, mỗi nội dung được hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng; mỗi làng nghề được hỗ trợ tối đa nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định. Nguồn kinh phí hỗ trợ trích từ nguồn kinh phí nghiệp vụ năm 2020 đã giao Sở NN&PTNT và hỗ trợ trực tiếp thông qua đại diện của làng nghề được thụ hưởng.

UBND TP giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp UBND các huyện có làng nghề được hỗ trợ kinh phí và đại diện làng nghề: Rà soát hồ sơ, xác định nội dung kinh phí hỗ trợ cụ thể, quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện xây dựng, duy trì, quản lý và phát triển thương hiệu làng nghề sau khi được Thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định. Đồng thời, ký hợp đồng, kiểm tra, giám sát thực hiện, sau khi hoàn thành các nội dung hỗ trợ thực hiện ký thanh lý hợp đồng và thanh quyết toán kinh phí đảm bảo tiến độ, đúng quy định.

UBND các huyện có làng nghề được phê duyệt có trách nhiệm: Phối hợp Sở NN&PTNT rà soát hồ sơ, xác định nội dung kinh phí hỗ trợ cụ thể, quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện xây dựng, duy trì, quản lý và phát triển thương hiệu làng nghề sau khi được Thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định đối với từng làng nghề trực thuộc địa phương; Thực hiện ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo quy định hiện hành; chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện theo hợp đồng đã ký. Quản lý thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề trực thuộc địa phương theo quy định.

Các làng nghề được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể: Triển khai thực hiện xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề theo đúng hợp đồng đã ký kết với Sở NN&PTNT, UBND các huyện; thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành. Thực hiện quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề sau khi đã được Thành phố hỗ trợ.

Hà Anh

Hà Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn liền kỹ thuật sáng tạo, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh lần thứ 11, năm 2024 - 2025.
Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để  nông sản Việt vươn xa

Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để nông sản Việt vươn xa

Không thể xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản bởi điều này không chỉ làm lợi cho nông dân, doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Tỉnh Bình Phước vừa có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng tổng số mã vùng trồng của tỉnh lên 65, đây là tiền đề để sầu riêng Bình Phước bước ra biển lớn.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định ghi danh thêm 26 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt này. Trong đó, Hà Nội có số lượng nhiều nhất với 5 di sản.
“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, một chương trình đặc biệt và ý nghĩa đã diễn ra. Đó chính là sự kiện "Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương" do Liên minh OKVIP tổ chức, sự kiện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội và tạo nên một ngày hội đáng nhớ.
Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Sáng nay 25/2 (tức 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia.
Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 23/2, tại xã Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Du Yến. Tới dự có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), UBND tỉnh Phú Thọ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động