Nâng tầm sản phẩm OCOP: Chưa phát huy hết vai trò cấp xã trong phát triển OCOP

TH&SP Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, chương trình đã được các địa phương quyết liệt thực hiện, tạo nên điểm nhấn cho chương trình xây dựng Nông thôn mới nói chung. Tuy nhiên, thời gian qua, vai trò cấp xã trong chương trình OCOP chưa nổi bật, thậm chí vắng bóng.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị tập huấn triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 tại tỉnh Quảng Trị. Đại diện các Văn phòng điều phối Nông thôn mới tại 63 tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài Bộ NN&PTNT đã tới dự hội nghị.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, chương trình OCOP vốn xuất phát từ sự học hỏi từ nhiều nơi và không có gì là có sẵn. Từ tỉnh đi đầu là Quảng Ninh, OCOP được triển khai sâu rộng khắp cả nước. Riêng tại Quảng Ninh, hơn 300 sản phẩm đã được công nhận, xếp hạng OCOP.


fdf

Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm


Theo Thứ trưởng, chương trình đã được các địa phương quyết liệt thực hiện, tạo nên điểm nhấn cho chương trình xây dựng Nông thôn mới nói chung. Tuy nhiên, thời gian qua, vai trò cấp xã trong chương trình OCOP chưa nổi bật, thậm chí vắng bóng.

Thông qua hội nghị, Thứ trưởng Nam đề nghị các địa phương mạnh dạn nêu và đóng góp ý kiến để triển khai chương trình năm 2020. Qua đó có thể thống nhất các nội dung triển khai. Sau hội nghị, làm sao để các địa phương thực hiện chương trình OCOP một cách đồng bộ tới từng cấp xã.

Nội dung tập huấn chủ yếu tập trung vào các chuyên đề về nhiệm vụ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn; triển khai quyết định thành lập Hội đồng OCOP cấp quốc gia và quy chế của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; những điểm mới trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; giới thiệu dự thảo bộ tiêu chí dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch; Quy chế quản lý chương trình OCOP và một số tài liệu tập huấn chương trình OCOP cơ bản khác.

Chương trình OCOP được triển khai trong thời gian ngắn (từ tháng 5/2018) song đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn.

Đến nay, các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhiều sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng đã được các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán thương mại điện tử (Trung tâm thương mại BigC, Vinmart, VNPost…) ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn, doanh thu bán sản phẩm trong năm của các nhóm sản phẩm đạt sao đều tăng đáng kể.

Hiện nay, cả nước có 61/63 UBND tỉnh đã phê duyệt, triển khai đề án kế hoạch thực hiện chương trình OCOP. Tính đến hết tháng 4/2020, đã có 33 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Qua đó đánh giá, phân hạng và có quyết định công nhận 1.711 sản phẩm. Trong đó, có 22 sản phẩm đề xuất 5 sao, 604 sản phẩm 4 sao và 1.085 sản phẩm 3 sao.

Hà Linh

Hà Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương có công văn gửi Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho thấy, đã có 978 sản phẩm được công nhận 4 sao, trong đó có 607 (chiếm 62%) sản phẩm đã được bảo hộ quyền SHTT, các sản phẩm còn lại đều đã nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT.
Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Chiều 30/3, tại trung tâm thương mại Gigamall (số 240 – 242 Phạm Văn Đồng, TP.Thủ Đức, TP.HCM), Báo Người Lao Động đã tổ chức khai mạc lễ hội “Tôn vinh cà phê – trà Việt” lần 2 - năm 2024.
Hải Phòng đón nhận bằng Di tích quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận

Hải Phòng đón nhận bằng Di tích quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận

Với những giá trị, ý nghĩa lịch sử, văn hóa tiêu biểu, Đền thờ Phạm Thượng Quận, xã An Hưng, huyện An Dương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích Quốc gia theo Quyết định số 4244/QĐ-BVHTTDL ngày 29/12/2023.
Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024: Những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu

Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024: Những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu

Hội nghị sẽ tập trung thảo luận về thực trạng, sở hữu trí tuệ với công tác bảo hộ, quản lý và phát triển sản phẩm OCOP; những vướng mắc và giải pháp trong bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài cho các doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực địa phương.
Dâu tây vào suất ăn phục vụ hành khách Vietnam Airlines: Cơ hội quảng bá, nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

Dâu tây vào suất ăn phục vụ hành khách Vietnam Airlines: Cơ hội quảng bá, nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

Từ ngày 26-30/3, dâu tây Sơn La sẽ được đưa vào suất ăn phục vụ hành khách trên các chuyến bay nội địa và quốc tế, đây là cơ hội để Sơn La quảng bá, giới thiệu, nâng tầm thương hiệu và giá trị các sản phẩm nông sản.
Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà

Năm 2024, Hải Dương có 8.850 ha vải. Trong đó có 2.700 ha vải sớm và 6.150 ha vải thiều chính vụ. Riêng diện tích vải sớm của huyện Thanh Hà là 1.700 ha gồm vải u trứng trắng, u trứng gai, u hồng, tàu lai.
Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt vẫn rất “mờ nhạt”

Việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt đến nay vẫn rất “mờ nhạt”. Hiện có đến 90% nông sản vẫn xuất khẩu dưới dạng thô; 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

“Trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh muốn đến học, giáo viên muốn đến dạy, còn phụ huynh thì luôn muốn đưa con mình đến trường”. Đó là khái niệm đơn giản nhất về “Trường học hạnh phúc” mà GS. TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng - Tổng hiệu trưởng Việt Nam Hệ thống TH School, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân Lực - Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chia sẻ trong chương trình Vì tầm vóc Việt - phát sóng trên kênh VTV1 ngày 23/3/2024.
TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng nghìn trường học, tổ chức phát triển bền vững triển khai và nhân rộng mô hình có tên SPIRE - bao gồm 5 yếu tố mang lại hạnh phúc nội tại cho mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, TH School cùng Tập đoàn TH là những tổ chức tiên phong áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thức và phát triển bản thân mỗi ngày.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động