Biến rác thải thành điện: Cần có cơ chế thúc đẩy đầu tư

TH&SP Khoảng 85% lượng rác thải tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, còn khoảng 15% được sử dụng cho các mục đích khác; trong đó có đốt rác để phát điện.



Vận hành tại Nhà máy phát điện từ chất thải công nghiệp được xây dựng tại huyện Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)

Đốt rác thải để phát điện là một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay, có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch; đồng thời giảm diện tích đất sử dụng để chôn lấp rác...

Với lượng lớn rác thải tại Việt Nam, đốt rác phát điện có thể tạo ra hàng trăm, hàng nghìn MW cung ứng cho hệ thống điện. Tuy nhiên, loại hình phát điện này vẫn chưa thực sự phát triển như tiềm năng đang có.

Tiềm năng từ rác thải

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tại Việt Nam, mỗi ngày, rác thải sinh hoạt từ đô thị và nông thôn thải ra môi trường khoảng 70.000 tấn; riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thải ra mỗi ngày từ 7.000-8.000 tấn rác.

Tuy nhiên, lượng rác hiện nay chưa được sử dụng triệt để biến thành nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống.

Khoảng 85% lượng rác thải tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp đòi hỏi nhiều quỹ đất; trong đó, còn nhiều bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, chưa tận dụng được hiệu quả nguồn năng lượng sinh ra. Còn khoảng 15% được sử dụng cho các mục đích khác; trong đó có đốt rác để phát điện.

Bên cạnh đó, việc vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn do các bãi chôn lấp chất thải thường ở xa khu dân cư, làm tăng chi phí vận chuyển.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho biết lượng rác thải khổng lồ thải ra mỗi ngày là gánh nặng cho xử lý môi trường, nhưng lại là tiềm năng lớn cho việc sử dụng để sản xuất thành điện ở Việt Nam.

Việc biến chất thải rắn thành năng lượng có thể giúp cung cấp thêm nguồn năng lượng sạch và có giá trị hợp lý, góp phần giảm tình trạng ô nhiễm rác thải rắn, bảo vệ môi trường.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, hiện trên thế giới, công nghệ đốt chất thải đã ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Tại Việt Nam, thời gian gần đây cũng đã có nhiều dự án được thực hiện như điện rác Sóc Sơn, điện rác Phú Thọ, điện rác VIETSTAR, điện rác Thanh Hóa, điện rác Thái Bình, điện rác Hải Phòng, Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và y tế Thái Nguyên...

Ông Hoàng Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Nhiệt điện và Năng lượng mới thuộc Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) cho biết, trên thế giới có khoảng 1.000 lò đốt phát điện; trong đó châu Âu chiếm 38%, Nhật Bản chiếm 24%, Mỹ chiếm 19%, khu vực Đông Á chiếm 15%...

Công nghệ này cũng đang được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam rất quan tâm, đặc biệt là các thành phố lớn, nơi có quỹ đất hạn chế, tình trạng ô nhiễm rác thải rắn sinh hoạt.

Hiện nay, PECC1 đảm nhiệm tư vấn thiết kế và tham gia vào nhiều dự án như: Nhà máy điện đốt rác VIETSTAR hiện đại nhất Việt Nam ở Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đốt 2.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện 40MW; Nhà máy đốt rác phát điện lớn nhất Đông Nam Á tại Sóc Sơn đốt 4.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện 75MW, đã khởi công xây dựng tháng 8/2019; Nhà máy đốt rác phát điện Phú Thọ đốt 1.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện 18MW...

Các nhà máy này khi hoàn thành sẽ góp phần tận dụng được nguồn năng lượng sinh ra để phát điện, xử lý hiệu quả lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng...


Một phần khu vực lò đốt rác của Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ. (Ảnh: /TTXVN)

Cụ thể hóa chính sách ưu đãi

Theo Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị cho mục tiêu năng lượng dự kiến sẽ tăng lên 30% trong năm 2020 và xấp xỉ 70% vào năm 2030.

Đến năm 2050, phần lớn chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được sử dụng cho mục đích sản xuất năng lượng.

Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành cũng đang khuyến khích các địa phương đủ điều kiện chuyển sang đốt rác phát điện.

Tại Cần Thơ, Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ trong gần 1 năm đã xử lý khoảng 175.000 tấn rác thải sinh hoạt của thành phố, tạo ra 53,2 triệu kWh điện. Hiện nay, mỗi ngày, nhà máy xử lý từ 400-430 tấn rác, chiếm khoảng 70% lượng rác thải hàng ngày của Cần Thơ.

Theo ông Chen Wei, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng Môi trường EB Cần Thơ - đơn vị quản lý vận hành Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ, sau một năm vận hành đốt rác và phát điện ổn định, công ty quyết định thực hiện mục tiêu xử lý toàn bộ rác sinh hoạt của toàn thành phố, góp phần giúp Cần Thơ giảm áp lực từ các bãi rác đang chôn lấp.

Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, để xây dựng nhà máy xử lý rác phát điện với công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp.

Song hiệu suất của các nhà máy điện rác khoảng 20-25%, kém hơn nhiều so với các nhà máy nhiệt điện khoảng 40-42%. Do công suất điện phát lên lưới quốc gia nhỏ nên thời gian thu hồi vốn của các dự án này thường kéo dài, từ 10-20 năm.

Trong khi đó, giá điện bán lên lưới cho loại hình dự án này được nhà nước ưu đãi là 10,05 cents/kWh, nhà đầu tư có lãi. Nhưng giá mua điện mới chỉ áp dụng đối với các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp và đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải.

Các công nghệ mới trong lĩnh vực điện rác như: Khí hóa phát điện, đốt phát điện, lên men tạo khí biogas phát điện... lại có giá mua điện chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ.

Theo ông Phạm Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty PECC1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện doanh nghiệp còn gặp không ít rào cản về chính sách dù vốn và công nghệ đã sẵn sàng.

Cùng với đó, tại Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 5/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam, có các quy định hỗ trợ về giá mua điện nhưng các dự án xử lý chất thải phải theo quy hoạch ngành điện.

Hiện nay, do chưa có các hướng dẫn cụ thể thực hiện Luật Quy hoạch nên việc bổ sung các dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực bị kéo dài, đình trệ.

Cũng theo ông Hùng, doanh nghiệp khi muốn đầu tư xử lý rác tại Việt Nam đang gặp thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài. Chẳng hạn, đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt là loại hình đầu tư theo hình thức đối tác công-tư, thủ tục đầu tư cần thiết lựa chọn nhà đầu tư đã mất từ 1-2 năm.

Việc chậm triển khai còn do vướng các quy định, thủ tục đầu tư cần sự phê duyệt của các bộ, ngành Trung ương, phê duyệt đánh giá tác động môi trường, quy hoạch phát triển nguồn điện...

Ngoài những khó khăn trên, việc đầu tư nhà máy điện rác cũng yêu cầu hệ thống xử lý rác đồng bộ, khép kín, tránh gây ô nhiễm môi trường. Điều này khiến cho chi phí xây dựng cao; trong khi đó, chi phí vận hành lớn, phải bảo trì thường xuyên và tuổi thọ thiết bị ngắn hơn so với các dự án nhiệt điện đốt than...

Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đây cũng đặt ra mục tiêu đối với điện sinh khối (cây cối, bã nông nghiệp, lâm nghiệp); rác thải, chất thải rắn; trong đó, khai thác tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát (sử dụng động cơ nhiệt hoặc máy điện để đồng thời tạo ra cả điện và nhiệt hữu ích); tăng cường phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, cần phải có cơ chế cho điện rác để thu hút và thúc đẩy hơn nữa đầu tư trong lĩnh vực này.

Đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cho rằng mặc dù không còn mới, song điện rác vẫn đang là lĩnh vực đầu tư khá khiêm tốn ở Việt Nam so với điện mặt trời và điện gió. Vì thế, Việt Nam cần sớm có các cơ chế khuyến khích, cụ thể hơn về giá điện, các quy chuẩn hay các quy định về quản lý chất thải... để tăng thu hút nhà đầu tư.

Ông Phạm Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty PECC1 cũng kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị, đồng thời, cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư... nhằm hỗ trợ thúc đẩy loại hình điện rác phát triển.

Theo TTXVN

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Tin khác

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

Vừa qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản” với nhiều dấu ấn thành công. Chương trình không chỉ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về an toàn vệ sinh lao động mà còn giới thiệu các kỹ thuật làm đẹp đặc biệt tại Nhật Bản để các học viên tham khảo mở rộng dịch vụ của salon, đồng thời xây dựng hình ảnh khác biệt và chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Từ năm 2023 đến nay, 100% sản phẩm chuối tươi Việt Nam vào chuỗi cửa hàng gồm 91 điểm bán ở Hong Kong (Trung Quốc).
Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Nhiều lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư do khoảng cách địa lý, thiếu thông tin về môi trường, chính sách khuyến khích đầu tư cũng như chưa thể hiện được tiềm năng của thị trường.
Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Nhằm triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay hàng loạt giải pháp để ổn định thị trường vàng.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Việt Nam với lợi thế về thuế nhập khẩu theo cam kết trong hiệp định CPTPP sẽ là thế mạnh để cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại thị trường Chile.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Với quy mô hơn 100 gian hàng, hội chợ đã thu hút gần 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước và các làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội và huyện Thạch Thất tham gia.
Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

“Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm là vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu”, đó là khẳng định của bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Trong quý I/2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, đạt 39.142 tấn, trị giá hơn 208 triệu USD, tăng về lượng và kim ngạch.
Phát triển hệ sinh thái xanh cho vựa nông sản Vĩnh Long

Phát triển hệ sinh thái xanh cho vựa nông sản Vĩnh Long

Vừa qua, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ “Kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”; không tăng trưởng bằng mọi giá; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển hệ sinh thái xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp, chuyển đổi năng lượng...”.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1 tỷ đồng.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương “gỡ khó” cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương “gỡ khó” cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành có liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định, sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến giảm 2% trong quý I/2024

Xuất khẩu mực, bạch tuộc trong quý I/2024 dự kiến đạt khoảng 136 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon

Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon

Việt Nam bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 1.200 tỷ đồng, chuyện “tiền tươi thóc thật” đã trở thành dấu mốc quan trọng, giúp Việt Nam chuyển từ kinh tế “nâu’’ sang ‘’xanh”, đồng thời có thể giúp Việt Nam kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon.
Các quốc gia đa dạng nguồn cung gạo: Rào cản mới của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt

Các quốc gia đa dạng nguồn cung gạo: Rào cản mới của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt

Việt Nam xuất khẩu hơn 2,1 triệu tấn gạo trong 3 tháng, trị giá gần 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, các quốc gia nhập khẩu gạo từ Việt Nam đã lên kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung, đây là rào càn lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt

Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt

Xác định được điểm yếu của ngành tôm trong năm 2023, bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này được chứng minh bởi sự "tăng nhiệt" của tiêu thụ tôm tại các thị trường lớn trong 3 tháng đầu năm 2024.
Hải quan Việt Nam tích cực hợp tác, hội nhập trong khu vực ASEAN

Hải quan Việt Nam tích cực hợp tác, hội nhập trong khu vực ASEAN

Là một thành viên tích cực của khu vực, Hải quan Việt Nam đã chủ động thực hiện các chương trình sáng kiến hợp tác hải quan ASEAN, tạo nền tảng cho hợp tác, hội nhập về hải quan trong khu vực. Thông qua đó giúp tạo thuận lợi thương mại, hàng hoá tự do lưu thông và thực hiện các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu rộng của ASEAN.
Ngành nông nghiệp tự tin "cán đích" mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD

Ngành nông nghiệp tự tin "cán đích" mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD

Với những kết quả đầy khả quan trong quý I/2024, ngành Nông nghiệp tự tin "cán đích" mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD.
Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, cơ hội cho gạo Việt bứt phá

Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, cơ hội cho gạo Việt bứt phá

Hiện nay trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam đang tăng, nếu đợt mở thầu 300.000 tấn gạo lần này doanh nghiệp Việt Nam thắng thầu với số lượng lớn thì chắc chắn giá gạo trong nước sẽ tăng lên.
EU dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê, cơ hội “vàng” cho Việt Nam

EU dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê, cơ hội “vàng” cho Việt Nam

Quy mô thị trường cà phê châu Âu dự tính đạt 47,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ đạt 58,14 tỷ USD vào năm 2029, đây là cơ hội lớn cho cà phê Việt Nam gia tăng thị phần ở thị trường này.
Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa Việt Nam - Lào

Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa Việt Nam - Lào

Việc triển khai Biên bản ghi nhớ sẽ giúp hai nước Việt Nam - Lào tăng cường và hỗ trợ lẫn nhau phòng chống hàng giả nhất là tại khu vực biên giới, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường giữa hai nước.
Tăng thuế giúp kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường hiệu quả nhất

Tăng thuế giúp kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường hiệu quả nhất

Nhằm hạn chế sử dụng đồ uống có đường và tác hại của nó đối với sức khỏe con người, các chuyên gia cho rằng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tăng giá bán đồ uống có đường là biện pháp hữu hiệu giúp giảm tiêu thụ loại đồ uống này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động