Vĩnh Long: Có một 'Vương quốc' gạch ngói Mang Thít

TH&SP Vĩnh Long có một "kho báu” được lưu truyền nhiều đời nay - đó chính là “Vương quốc” gạch gốm Mang Thít. Hệ thống lò gạch, gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Dân gian thường hay gọi nơi đây là "vương quốc gạch ngói hay lò gạch".

Huyện Mang Thít từng được mệnh danh là "Vương quốc gạch" bởi đây là nơi sản xuất gạch nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Làng nghề nằm dọc ven sông Cổ Chiên, kênh Thầy Cai. Ngay từ đầu làng đã có thể thấy những lò nung đỏ au, trên nền xanh đất trời tạo nên một bức tranh rất đỗi thân thương. Thời hoàng kim - những năm 1980, cả “vương quốc” có trên dưới 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò. Từ những sản phẩm bình dân như chum, vại, gạch, ngói cho tới những sản phẩm cao cấp hơn là bát, đĩa, chén... sản xuất ra đều được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận “Gốm đỏ Vĩnh Long” đặc trưng.

Nghề làm gạch ngói ở Vĩnh Long đã có từ rất sớm, trải qua bao nhiêu đời nay

Nghề làm gạch ngói ở Vĩnh Long đã có từ rất sớm, trải qua bao nhiêu đời nay


Tuy nhiên, hiện nay, nghề sản xuất gạch tại địa phương đang đứng trước những khó khăn, thách thức do tình trạng ô nhiễm môi trường, nguyên liệu sản xuất cạn kiệt, giá nguyên liệu tăng cao... Thời gian qua, địa phương cũng đã có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi, tháo dỡ các lò gạch truyền thống để chuyển sang sản xuất bằng các lò nung liên hoàn hoặc các hình thức kinh doanh khác nhằm hạn chế tác động đến môi trường, duy trì việc làm và thu nhập cho người dân.

Làng nghề lò gạch Mang Thít thực sự có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm

Làng nghề lò gạch Mang Thít thực sự có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm


Đến nay, đã có nhiều cơ sở sản xuất gạch ngưng hoạt động, một số cơ sở phá bỏ lò gạch để chuyển sang ngành nghề khác, số còn lại có nguy cơ bị dỡ bỏ hoặc hư hỏng. Trước thực trạng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long hướng tới việc xây dựng đề án “Di sản đương đại Mang Thít” nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo mà các thế hệ trước để lại, đồng thời, giúp người dân trong vùng chuyển đổi sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần phát triển ngành du lịch, tạo đà phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.


Làng nghề truyền thống Mang Thít hiện nay vẫn được lưu giữ và phát triển không chỉ ở trong nước mà còn có tiếng vang ở nước ngoài

Làng nghề được kừ sự giao thoa văn hóa - kỹ nghệ đặc sắc giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa để tạo ra khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống rất độc đáo

Gần đây nhất vào ngày 18/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền đề án “Di sản đương đại Mang Thít" nhằm giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa, giá trị của việc thực hiện đề án nhắm đến đại diện các chủ cơ sở sản xuất gạch và người dân các xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long).

Đề án được xây dựng dựa trên ý tưởng về việc khai thác các lò gạch truyền thống hiện có trên địa bàn huyện Mang Thít làm nền tảng, điểm nhấn mang tính đột phá để phát triển du lịch với quy mô lớn, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Làng nghề truyền thống Mang Thít hiện nay vẫn được lưu giữ và phát triển không chỉ ở trong nước mà còn có tiếng vang ở nước ngoài


Làng nghề truyền thống Mang Thít hiện nay vẫn được lưu giữ và phát triển không chỉ ở trong nước mà còn có tiếng vang ở nước ngoài

Theo TS.KTS Ngô Anh Đào - đại diện nhóm chuyên gia vừa làm việc với tỉnh Vĩnh Long để trình bày đề án "Di sản đương đại Mang Thít" - khẳng định hệ thống lò gạch Mang Thít là một kho báu chưa được nhìn nhận, đánh giá đầy đủ.

Kho báu này thực sự có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm, từ sự giao thoa văn hóa - kỹ nghệ đặc sắc giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa để tạo ra khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống rất độc đáo, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

Nhóm chuyên gia nhận định "vương quốc lò gạch" Mang Thít hội tụ đầy đủ những điều kiện cơ bản để trở thành một khu di sản đương đại tầm cỡ quốc tế, một điểm đến du lịch hấp dẫn, có thể mang lại những lợi ích không nhỏ cho chính địa phương và quốc gia.

Nhưng để đạt được điều này thì cần thiết phải có được sự hợp tác giữa chính quyền các cấp, cộng đồng người dân địa phương và các nhà đầu tư. KTS Ngô Anh Đào lấy ví dụ Vĩnh Long có thể chuyển đổi chức năng của cụm lò - xưởng - nhà dân để mở các dịch vụ như homestay, các hoạt động nghề gốm - bảo tàng, triển lãm gốm, vườn nghệ thuật, vườn cưới, tháp ngắm cảnh, trạm xe đạp, nhà hàng nông sản…


Lê Thoa

Lê Thoa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thu gom vỏ hộp sữa chung tay bảo vệ hệ sinh thái san hô cùng TH true MILK

Thu gom vỏ hộp sữa chung tay bảo vệ hệ sinh thái san hô cùng TH true MILK

Chỉ cần đem vỏ hộp sữa đến 20 cửa hàng TH true mart tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, người tiêu dùng có cơ hội nhận quà tặng túi vải sử dụng thay túi nilon, đóng góp tài chính bền vững cho dự án bảo tồn rạn san hô Vườn quốc gia Cát Bà.
May 10 đẩy mạnh phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa

May 10 đẩy mạnh phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa

Sáng 8/4/2024 Tổng Công ty May 10 (May 10) chính thức khai trương Trung tâm thời trang May 10 Centurion tại số 3 Ô Chợ Dừa. Sự kiện đánh dấu bước đột phá trong cách phục vụ và tiếp cận, nhằm mang lại cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.
Sầu riêng Phong Ðiền đối mặt tình trạng mua bán non

Sầu riêng Phong Ðiền đối mặt tình trạng mua bán non

Gần 1 tháng trở lại đây tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ xuất hiện tình trạng thương lái thu mua sầu riêng non, kém chất lượng, xử lý hóa chất để chín trái, sau đó đem đi tiêu thụ làm ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng của địa phương.
Một cơ sở đào tạo làm đẹp uy tín cần đáp ứng tối thiểu 5 tiêu chí

Một cơ sở đào tạo làm đẹp uy tín cần đáp ứng tối thiểu 5 tiêu chí

Nhu cầu làm đẹp ở nước ta tăng 7% mỗi năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình đáp ứng xu hướng hội nhập mới, xây dựng thương hiệu, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng. Trong đó, nhân lực cho ngành làm đẹp đang có nhiều vấn đề, chưa được đào tạo bài bản chuyên nghiệp. Việc tập trung chuẩn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, làm sao phát triển bền vững cho ngành làm đẹp là một yêu cầu cấp thiết. Trước thực trạng đào tạo đó, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Hải Yến – Giám đốc Học viện Winnie Beauty, Phó Ban Phun thêu thẩm mỹ Việt Nam giúp độc giả có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành làm đẹp hiện nay.
Khi sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số

Khi sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số

Việc đưa sâm Ngọc Linh hội nhập vào môi trường số sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh, bảo vệ uy tín, thương hiệu sâm này. Đồng thời giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở rộng thị trường, là địa chỉ uy tín cho khách hàng có nhu cầu về sâm Ngọc Linh.
Làm chủ công nghệ IVF, TH giúp nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ chăn nuôi bò sữa thế giới

Làm chủ công nghệ IVF, TH giúp nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ chăn nuôi bò sữa thế giới

“Việc làm chủ được công nghệ phôi IVF (thụ tinh ống nghiệm) cho bò sữa sẽ giúp Tập đoàn TH và ngành chăn nuôi trong nước hiện thực hóa giấc mơ tự chủ hoàn toàn về giống bò sữa” – TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhấn mạnh.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương có công văn gửi Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho thấy, đã có 978 sản phẩm được công nhận 4 sao, trong đó có 607 (chiếm 62%) sản phẩm đã được bảo hộ quyền SHTT, các sản phẩm còn lại đều đã nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT.
Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Hiến kế để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam

Chiều 30/3, tại trung tâm thương mại Gigamall (số 240 – 242 Phạm Văn Đồng, TP.Thủ Đức, TP.HCM), Báo Người Lao Động đã tổ chức khai mạc lễ hội “Tôn vinh cà phê – trà Việt” lần 2 - năm 2024.
Hải Phòng đón nhận bằng Di tích quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận

Hải Phòng đón nhận bằng Di tích quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận

Với những giá trị, ý nghĩa lịch sử, văn hóa tiêu biểu, Đền thờ Phạm Thượng Quận, xã An Hưng, huyện An Dương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích Quốc gia theo Quyết định số 4244/QĐ-BVHTTDL ngày 29/12/2023.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động