Tăng cường các gói hỗ trợ doanh nghiệp sau đại dịch

TH&SP Với tỷ lệ nợ công giảm tốt trong những năm qua, Chính phủ khẳng định dư địa chính sách tài khóa (CSTK) còn khá lớn cho thúc đẩy phục hồi tăng trưởng hậu Covid-19, nhất là trong bối cảnh các gói hỗ trợ đưa ra vừa qua chưa thực sự giúp cộng đồng Doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn và quy mô hỗ trợ cũng còn nhỏ so với nhiều nước khác.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm cần tăng các gói hỗ trợ. Tuy nhiên, cách thức hỗ trợ thế nào, có nên mở ra các gói mới hay mở rộng quy mô, đối tượng của những gói đã có thì còn nhiều ý kiến khác nhau.

Theo ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, xét cả về mặt thời điểm và quy mô, việc tăng liều lượng hỗ trợ là rất cần thiết. Bởi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đang kéo dài và phức tạp hơn dự báo trước đó nên dù Việt Nam đã khống chế và kiểm soát dịch tốt nhưng về mặt kinh tế, cần xác định rõ xem hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn khẩn cấp (Relief) hay đã ở giai đoạn phục hồi (Recover).

“Theo quan điểm của tôi, hiện nay chúng ta vẫn đang trong giai đoạn khẩn cấp chứ chưa phải giai đoạn phục hồi”, ông Cường nhận định và lý giải, một trong những cơ sở quan trọng để nhận định như vậy là tỷ lệ thất nghiệp và người lao động phải giảm giờ làm tăng mạnh, kéo theo thu nhập giảm.

Như theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tới cuối tháng 6, có 31 triệu lao động bị “ảnh hưởng tiêu cực” (như thất nghiệp, giảm thu nhập…) bởi Covid-19 và có thể còn tiếp tục gia tăng từ nay đến cuối năm. Chưa kể song hành với đó là số lượng các DN giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng, trong khi số DN thành lập mới giảm… cũng báo hiệu khó khăn không chỉ trong duy trì lực lượng lao động hiện tại mà còn ở khả năng tạo việc làm mới.



Cộng đồng DN cần gói hỗ trợ để giúp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau dịch


Theo vị chuyên gia của ADB, việc xác định đang ở giai đoạn nào rất quan trọng vì từ đó mới xác định được mức độ hỗ trợ, mục tiêu hỗ trợ sao cho phù hợp. Nếu xác định đang ở giai đoạn khẩn cấp thì việc hỗ trợ, quy mô hỗ trợ sẽ khác với giai đoạn phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, hỗ trợ của các chính sách cũng khác nhau tùy vào giai đoạn. Như ở giai đoạn khẩn cấp này, “gánh nặng” lớn hơn sẽ thuộc về nhóm CSTK trong khi ở giai đoạn phục hồi sẽ nghiêng hơn về chính sách tiền tệ, tín dụng. Việc xác định chúng ta đang ở giai đoạn nào cũng dẫn đến việc xác định mục tiêu cần đạt được và giải pháp đặt ra. Nếu ở giai đoạn phục hồi thì cần tập trung vào hỗ trợ tăng trưởng, trong khi giai đoạn cứu trợ lại cần tập trung nhiều hơn vào mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp.

“Mặc dù tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm luôn ảnh hưởng chặt với nhau song lại có độ trễ nhất định, đặc biệt trong bối cảnh bất thường mà Covid-19 tạo ra. Theo tôi, lúc này chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến việc giữ được việc làm và khả năng tạo thêm việc làm mới, làm tốt được vấn đề này thì tất yếu sau đó sẽ giúp tăng trưởng kinh tế tốt hơn”, ông Cường nhấn mạnh.

Từ góc nhìn này, ông Cường đồng tình với nhận định của Chính phủ khi cho rằng cần tăng quy mô hỗ trợ cho nền kinh tế, người dân và DN trong bối cảnh hiện nay. “Rõ ràng, chúng ta cần tăng về mặt quy mô, liều lượng, đối tượng của các gói hỗ trợ và cần giải ngân nhanh, linh hoạt, kéo dài thời gian hỗ trợ thì mới đạt mục tiêu đề ra”, ông Cường nói và khuyến nghị thêm: “Có thể cần thiết kế có một gói CSTK hỗ trợ toàn diện và mục đích đặt ra là phải hỗ trợ để giữ được việc làm, hỗ trợ được thu nhập, hỗ trợ được dòng tiền cho DN…”, gói này cần được thiết kế hết sức đồng bộ với các gói đã có vì thực tế mục đích và các yếu tố trong các gói đã gần giống nhau. Tuy nhiên, cần xem xét như bổ sung thêm về liều lượng hay những yếu tố mà các gói trước chưa có.

Đồng tình với quan điểm cần tăng quy mô các gói hỗ trợ, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, theo tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tổng quy mô các gói hỗ trợ hiện có chỉ vào khoảng 3% GDP, là mức rất thấp so với mức trung bình khoảng 9-10%/GDP của các nước trong khu ASEAN. Chuyên gia này gợi ý, tổng giá trị các gói hỗ trợ ở mức khoảng 4-5% GDP là phù hợp. Tuy nhiên, không nên đưa các gói hỗ trợ mới mà trên cơ sở “cơi nới” các gói đã có, theo hướng tăng thêm quy mô, tăng đối tượng hỗ trợ, và rà soát, tháo gỡ ngay những gì mà thực tế triển khai các gói đang vướng mắc để thúc đẩy triển khai nhanh và hiệu quả hơn.

Cụ thể, một mặt cần khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc (như trong gói 16.000 tỷ đồng cho vay 0% để DN có thể trả lương), xem xét sớm quyết định cho phép gia hạn thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất (trước mắt là hết năm 2020) để DN đỡ khó khăn về thanh toán chi phí; sửa đổi Thông tư 01 của NHNN theo hướng gia hạn thời gian giãn, hoãn nợ (đến hết năm 2020) và mở rộng đối tượng được hỗ trợ (hết ngày 10/6/2020 thay vì 23/1/2020 như hiện nay).

Mặt khác, cần mở rộng đối tượng hỗ trợ gồm cả một số DN lớn như trong lĩnh vực hàng không, du lịch… như nhiều nước đang làm, với tiêu chí và điều kiện hỗ trợ cụ thể. Đồng thời, cần có cơ chế, phân quyền đặc thù cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ có thể ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.

Thanh Huyền

Thanh Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
BAC A BANK mở rộng mạng lưới tại Đắk Lắk

BAC A BANK mở rộng mạng lưới tại Đắk Lắk

Vừa qua, ngân hàng TMCP Bắc Á đã long trọng tổ chức lễ khai trương Phòng giao dịch (PDG) Buôn Ma Thuột và đưa vào hoạt động trụ sở mới của chi nhánh Đắk Lắk. Sự ra đời phòng giao dịch Buôn Ma Thuột nâng số điểm giao dịch của BAC A BANK lên 175 điểm tại 42 tỉnh thành phố kinh tế trọng điểm trên cả nước.
Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động