LOÀI CÂY VỪA LÀ "ĐẶC SẢN” HẤP DẪN,VỪA LÀ DƯỢC LIỆU QUÝ |
Vốn là một cây mọc hoang ở đồng ruộng, nhưng với công dụng tuyệt vời tốt cho cho sức khỏe cây tầm bóp đang trở thành “rau đặc sản” hấp dẫn nhiều người. Rau tầm bóp không chỉ mang đến những giá trị dinh dưỡng cao mà còn có thể sử dụng làm thuốc. |
Cây tầm bóp là cây gì? |
Cây tầm bóp còn có tên gọi khác là thù lù cạnh, cây lồng đèn, cây bôm bốp, bùm bụp. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà. Có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới và mọc hoang ở nhiều nơi. Loại cây này có thân thảo, cao từ 30-50 cm và dễ dàng tìm thấy ở đồng lúa, ven đường… Cây có khả năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường đất màu mỡ, ẩm ướt và thoát nước tốt. Hoa cây tầm bóp có hình dáng như hoa cà, màu trắng ngà có nhụy vàng. Đài hoa hình chuông, màu xanh, bao xung quanh bởi lớp lông tơ mịn ở bên ngoài. Một số hoa còn có thể có những chấm tím ở gốc. Đặc biệt nhất của loại cây này là quả quanh năm. Khi còn non, quả thường có màu xanh nhưng sẽ chuyển dần sang màu cam. Bao bên ngoài quả là một lớp đài có hình dáng giống như lồng đèn do đó còn có tên gọi khác là cây lồng đèn. Khi bóp vỡ quả này sẽ có tiếng kêu lốp bốp và sẽ thấy nhiều hạt nhỏ li ti vàng nhạt bên trong. Quả cũng nhiều nước, có hương vị đặc biệt, thỉnh thoảng có vị đắng. Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp là rễ, thân, lá, quả đều có thể sử dụng được. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô dùng dần. Trong loại cây này có chứa nhiều các hoạt chất tốt như chất béo, alkaloid, protein, cacbohydrat, chất xơ, vitamin A, C… |
Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bóp |
Cây tầm bóp là dược liệu quý trong đông y |
Cây tầm bóp chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, trong 100gr quả cây tầm bóp có chứa hàm lượng các chất sau: 11gr alkaloid và carbohydrate 1.5gr protein, 0.5gr chất xơ, 0.5gr chất béo; 12mg canxi, 8mg magie, 39mg photpho, 1.3mg sắt, 0.1mg kẽm; Các loại vitamin như 1.6 mg vitamin A, 28mg vitamin C... |
Phân biệt cây tầm bóp và cây lulu |
Phân biệt cây tầm bóp và cây lu lu |
Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về cây tầm bóp. Cây tầm bóp chỉ có một loại duy nhất là cây thuộc họ Cà (Physalis Angulata L). Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn tầm bóp và 2 loại cây khác là cây tầm bóp leo và cây lu lu do có đặc điểm gần giống nhau. Do vậy, để phân biệt, bạn cần biết rõ và quan sát thật kỹ đặc điểm riêng của từng loại Cây lu lu (lu lu đực và lu lu cái) thì lu lu cái thường bị nhầm với tầm bóp. Một số đặc điểm khác nhau giúp bạn phân biệt như là thân và cành cao hơn, có phủ lông, lá mọc riêng lẻ, to hơn lu lu cái, hoa màu trắng, nở vào tháng 6 đến tháng 10 mọc thành chùm, khi quả chín có màu tím hay đen. Cây tầm bóp leo: thân thảo, dây leo, lá tầm bóp leo nhọn hơn, có tua cuốn, có lông hoặc không, quả nang phồng lên chia thành 3 ô, gân lồi lên. |
Cây tầm bóp có tác dụng gì? |
Trong loại cây này chứa một lượng lớn vitamin C, giúp loại bỏ các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu, từ đó ngăn ngừa được các vấn đề về tim. Bên cạnh đó, thành phần này cũng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp phòng tránh được các bệnh lý liên quan tới hàm lượng độ cholesterol cao như bệnh đột quỵ. |
Giúp cơ thể thanh mát, giải nhiệt |
Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị mới lạ, thanh và mát. Ăn các món ăn chế biến từ rau tầm bóp giúp cơ thể thanh mát, giải nhiệt rất tốt. |
Phòng chống bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu |
Vitamin A và vitamin C có trong tầm bóp giúp giảm lượng cholesterol có trong máu, hạn chế là loại bỏ các gốc tự do giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim hay bệnh đột quỵ. |
Phòng tránh tổn thương mô cơ |
Vitamin C có trong cây tầm bóp giúp cơ thể phòng tránh đau nhức và tổn thương ở các mô cơ sau khi vận động. |
Cây tầm bóp có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư |
Theo Đông y, rau tầm bóp ngăn có tác dụng ngừa ung thư cao |
Nếu nạp một lượng thực phẩm giàu vitamin C trong cây tầm bóp thì có thể điều trị được các căn bệnh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư miệng. Ngoài ra, một số hợp chất có trong cây tầm bóp có thể phòng chống và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí giúp thu nhỏ khối ung thư. |
Cây tầm bóp có tác dụng giúp sáng mắt |
Bên cạnh vitamin C, lượng vitamin A trong cây tầm bóp sẽ giúp phòng tránh khô mắt, giúp mắt bạn sáng, thích nghi tốt hơn. Không chỉ thế, nó còn giúp giữ cho võng mạc khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể. |
Điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt |
Cảm lạnh và ho là triệu chứng đầu tiên cho thấy hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị cảm lạnh, hãy nạp vào cơ thể một lượng cây tầm bóp để bổ sung đủ lượng vitamin C mỗi ngày. Bên cạnh đó, cây còn giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và tăng khả năng chống nhiễm trùng cơ thể. |
Điều trị tiểu đường, sỏi tiết niệu |
Cây tầm bóp chữa bệnh tiểu đường |
Cây tầm bóp cũng đã được chứng minh là có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường vì nó giúp tăng insulin trong máu. Vitamin A có trong cây cũng giúp sản sinh lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu. |
Cải thiện hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương |
Tầm bóp được dùng làm bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh |
Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất nâng cao miễn dịch. Hai chất này đều có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời nâng cao các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể. |
Bài thuốc từ cây tầm bóp |
Tầm bóp có thể kết hợp với các nguyên liệu đông y làm thuốc chữa bệnh |
Chữa bệnh da liễu |
Với tính mát giúp giải độc, thanh nhiệt, sát khuẩn mạnh nên loại cây này được áp dụng trong việc chữa bệnh da liễu. Người có các triệu chứng như nổi ban đỏ, viêm da dị ứng, thủy đậu... có thể áp dụng bài thuốc: Thuốc uống: Dùng khoảng 50g cây tầm bóp tươi hay 15g đã sấy khô, sắc cùng 500ml trong 20 phút. Thành phẩm được khoảng 200ml nước và sử dụng trong ngày, uống liên tục cho tới khi khỏi bệnh. Thuốc đắp ngoài da: Hái một nắm lá cây tầm bóp, rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng, để ráo nước rồi nghiền nát, đắp trực tiếp vào vết thương ở da. |
Chữa bệnh tiểu đường |
Bài thuốc 1: Nguyên liệu: Cây tầm bóp: 40g; Nước sạch: 1,5 lít. Thực hiện: Rửa sạch với nước muối, để ráo rồi cắt thành từng khúc. Cho dược liệu vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước rồi đun sôi khoảng 20 phút. Chia nước sắc làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn khoảng 30 phút. Kiên trì sử dụng đều đặn trong khoảng 1 tháng. Bài thuốc 2: Nguyên liệu: Tầm bóp tươi: 20g – 30g; Tim lợn; Chu sa. Thực hiện: Nấu tầm bóp với tim lợn và chu sa. Sử dụng cách ngày, uống từ 5 – 7 ngày. |
Bài thuốc trị ung thư (vòm họng, phổi, gan, đại tràng, tử cung) |
Bài thuốc 1: Lấy 30g cây thù lù canh khô và 40g cây bách giải. Cho vào sắc cùng 1,5 lít nước, để lửa nhỏ, đến khi cạn còn 700ml thì ngưng, chia uống 2-3 lần trong ngày. Bài thuốc 2: Chuẩn bị cây thù lù canh có cành đang mang hoa, quả, lá khô 30g (nếu dùng tươi lấy 100g), bạch truật 20g; mạch môn, cát cánh, huyền sâm, hoàng cầm mỗi thứ 10g, cam thảo 4g. Toàn bộ dược liệu rửa sạch rồi chặt nhỏ, cho vào nồi, đổ vào bát nước, sắc còn 2 bát, chia uống 2 lần/ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục 15-20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày trước khi dùng tiếp đợt thứ 2, 3. |
Trị nhọt vú, đinh độc |
Nguyên liệu: Tầm bóp tươi: 40g – 80g; Nước sạch. Thực hiện: Giã cây tươi rồi vắt lấy nước uống; Dùng bã đắp trực tiếp hoặc nấu nước để rửa vết thương hàng ngày. |
Những lưu ý khi sử dụngcây tầm bóp để điều trị bệnh |
Là loại cây lành tính, có khả năng điều trị nhiều loại bệnh nên cây tầm bóp phù hợp với nhiều đối tượng, từ già đến trẻ, từ người khỏe mạnh dùng tầm bóp để phòng bệnh tật, nâng cao sức khỏe đến những người bị ho khan, ho có đờm, cảm mạo, bị mụn nhọt, bệnh lý ngoài da, tiểu ít, đái tháo đường, rối loạn dạ dày, ung thư… Tuy nhiên, bạn cùng không nên lam dụng, tùy ý sử dụng tầm bóp mà không quan tâm liều lượng. Nếu trong quá trình dùng, bạn thấy những biểu hiện như nổi mẩn, ngứa, khó thở, tức ngực, buồn nôn… hãy ngừng ngay. Trẻ nhỏ, phụ mang thai, người đang chữa bệnh bằng thuốc tây hoặc thảo dược khác cần cẩn trọng, nên có sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng Cây tầm bóp dễ bị nhầm với cây lu lu. Nhiều người không phân biệt được rõ hai loại cây này. Nếu ăn nhầm phải lá cây lu lu tươi hoặc quả thì chỉ sau 6 – 12h sẽ gặp các hiện tượng như nôn mửa, sốt vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy, buồn ngủ, rối loạn hô hấp bởi trong cây lu lu có chứa chất độc Solanin. Chính vì vậy người dân nên hết sức cẩn trọng và thật chú ý khi sử dụng. Nếu không phân biệt được hai loại cây này hoặc có nghi ngờ cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng. |
Thanh An |