Cây Đinh lăng: “Thuốc bổ” dành cho cho mọi nhà

TH&SP Không chỉ được sử dụng như một loại rau gia vị trong một số món ăn của người Việt Nam, cây đinh lăng còn biết đến như một vị thuốc để chữa trị một số bệnh lý theo phương pháp Đông Y.

Sơ lược về cây đinh lăng “loại sâm quý dành cho người nghèo”

Cây đinh lăng có tên khoa học là Tieghemopanax Fruticosus. Ngoài ra, nó còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây gỏi cá, nam dương sâm thuộc họ cuồng cuồng hay nhân sâm. Theo như danh y Hải Thượng Lãn Ông thì cây đinh lăng chính là “loại sâm quý dành cho người nghèo”.

Đặc điểm nhận dạng, phân bố

Cây đinh lăng rất dễ phân biệt với những loại thực vật khác nhờ những đặc điểm đặc trưng: là một loại cây bụi, thân nhỏ, có màu nâu xám. Vỏ đinh lăng nhẵn, không có gân, khi trưởng thành có thể cao đến tận 2m. Lá cây đinh lăng thuộc loại lá kép lông chim, có răng cưa, màu xanh lục, chiều dài từ 20 – 40 cm tùy loại. Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm ở đầu cành, kích thước nhỏ. Cuống hoa màu xanh, có hình trụ. Quả có hình bầu dục, màu xanh nhạt, vỏ quả có những nốt tròn.

Ngoài những đặc điểm ở trên đinh lăng còn là loại cây dễ sống có khả năng tái sinh cao bằng cách giâm cành xuống đất. Cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn nhưng không chịu được được trong điều kiện đất bị ngập úng.

Đinh lăng là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Thái Bình Dương. Tại Việt Nam loài cây này được trồng nhiều ở hầu khắp các tỉnh thành của cả nước. Trước đây khi còn chưa biết đến công dụng chữa bệnh của đinh lăng thì loài cây này được trồng để làm thực phẩm và làm cảnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây loài cây này được trồng nhiều để sử dụng như một loại dược liệu để điều trị một số bệnh lý thông thường.

Người ta có thể sử dụng tất cả bộ phận của bộ phận cây đinh lăng để làm gia vị cho món ăn cũng như làm dược liệu từ lá, thân, cành và rễ để phục vụ những mục đích khác nhau. Ví dụ như lá thường được thu hái trực tiếp trong một số món ăn. Còn rễ cây thường được phơi khô sau đó bảo quản ở nơi thoáng mát để ngâm rượu hay làm một số bài thuốc trong Đông Y.

Thành phần, tính vị

Cây đinh lăng là một loại cây có chứa nhiều thành phần hóa học và chất dinh dưỡng. Trong loài cây này có chứa tới 8 loại saponin (một vài loại tương tự như trong thành phần của cây nhân sâm). Ngoài ra còn có khoảng 13 loại axit amin (cysteine, methionine, lysine,…), các chất glycosid, tanin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6,…Trong đó rễ cây đinh lăng là bộ phận chứa nhiều các thành phần này nhất; lá, cành và thân chứa với nồng độ thấp hơn.

Theo Đông Y đinh lăng là một loại cây có tính mát, khi ăn vào có vị đắng, hơi ngọt. Vì chứa nhiều thành phần như sâm nhung mà đinh lăng có khả năng kích thích hoạt động của não bộ, cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và một số công dụng tuyệt vời khác.

Cây đinh lăng rất dễ phân biệt với loại cây khác

Đinh lăng rất dễ phân biệt với những loại cây khác

Một số công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng trong đời sống

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Thu Hương và các cộng sự Tại Trung tâm Sâm và dược liệu TP. Hồ Chí Minh thì cây đinh lăng có những tác dụng dược lý tương tự như nhân sâm.

Cụ thể:

Theo nghiên cứu của tác giả thì đinh lăng có tác dụng tăng cường thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, bảo vệ gan, thanh nhiệt cơ thể, kích thích hệ miễn dịch.

Lá cây đinh lăng có tác dụng chống viêm và sưng ở miệng vết thương

Nước rễ đinh lăng đun sôi có tác dụng lợi tiểu, làm dịu dây thần kinh, giảm đau khớp và kích thích việc đổ mồ hôi.

Tinh dầu chiết xuất từ cây đinh lăng có tác dụng chống hen, chống histamin, ức chế tế bào mast rất hữu ích trong việc điều trị hen suyễn.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng:

Dùng lá đinh lăng để thanh nhiệt cơ thể

Nguyên liệu: lá đinh lăng: 50g; cam thảo dây: 50g; cúc hoa: 1g

Thực hiện: Tráng qua các nguyên liệu một lần bằng nước sôi sau đó cho nước sôi lần hai vào hãm ấm liên tục trong khi dùng. Dùng loại nước uống này thay cho nước trà hàng ngày để giải nhiệt cơ thể.

Rễ đinh lăng ngâm rượu để trị ho

Nguyên liệu: rễ đinh lăng: 8g; bách hộ: 8g; nghệ vàng: 8g; đậu săn: 8g; củ xương bồ: 6g; gừng khô: 4g

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng với 600ml, sắc đến khi mực nước còn hơn 1/3 lương nước ban đầu thì ngừng. Lấy thuốc sắc được chia làm 2 lần uống trong ngày, nên uống khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chữa liệt dương với rễ đinh lăng

Nguyên liệu: rễ đinh lăng, kỷ tử, hoài sơn, ý dĩ, long nhãn, cám nếp, hoàng tinh (mỗi loại 12g); cao long ban, trâu cổ (mỗi loại 8g); sa nhân 6g

Thực hiện: sử dụng nguyên liệu này để sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một thang.

Rễ đinh lăng chữa viêm gan

Nguyên liệu: rễ đinh lăng, rễ cỏ tranh, hoài sơn, chi tử, biển đậu, ngũ gia bì, xa tiền tử (mỗi loại 12g); củ nghệ, ngưu tất, uất kim (mỗi loại 8g); ý dĩ: 16g; nhân trần 20g

Thực hiện: sắc tất cả các nguyên liệu của bài thuốc này để lấy nước uống, mỗi ngày uống một thang.

Chữa bệnh thiếu máu với rễ cây đinh lăng

Nguyên liệu: rễ đinh lăng: 100g; hà thủ ô: 100g; hoàng tinh: 100g; thục địa: 100g; tam thất: 10g

Thực hiện: đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn đi tán bột. Sau đó sắc lấy nước uống, mỗi lần sắc uống 100g.


Đinh lăng được biết đến như một thứ

Đinh lăng được biết đến như một thứ "thần dược" trong điều trị một số bệnh lý

Một số lưu ý cần thiết mọi người cần biết khi dùng cây đinh lăng


Mặc dù tốt cho sức khỏe tuy nhiên, không nên sử dụng cây đinh lăng quá nhiều nếu không sẽ có những tác dụng phụ đối với cơ thể.

Trong cây đinh lăng chứa nhiều Saponin, nếu như dùng quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, khó chịu, cơ thể suy nhược,…

Ngoài ra, nếu lạm dụng lá đinh lăng quá liều lượng cho phép sẽ gây ra các tác dụng phụ khác như buồn nôn, tiêu chảy, phá vỡ hồng cầu,…Do vậy, đối với những người có thể trạng bình thường không nên sử dụng nước đinh lăng thay cho nước uống hàng ngày.

Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi không nên sử dụng nước đinh lăng tùy tiện

Trẻ em tuyệt đối không sử dụng loại nước uống từ cây đinh lăng do cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nếu uống cây đinh lăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như gây nên một số bệnh về tim mạch.

Tóm lại, với những thông tin được phân tích ở bài viết trên không thể phủ nhận những công dụng thần kỳ của đinh lăng đối với cơ thể. Tuy nhiên, không nên sử dụng đinh lăng trong thời gian dài, để an toàn thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại cây này để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lê Thoa (Theo HHTH)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng là một loại cây được sử dụng tạo bóng mát. Ngoài ra, toàn bộ cây báng từ thân, quả, lá đến rễ đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Tết là dịp gia đình sum vầy, là thời điểm mà sức khỏe cần được quan tâm hơn cả, sử dụng cây thuốc quanh nhà là một giải pháp chữa bệnh tiết kiệm và hiệu quả.
Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Cây mò hoa trắng có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về phụ khoa cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm loét tử cung, điều trị mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp.
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bên cạnh vai trò làm "chiếc áo" cho bánh chưng, bánh tét ngày Tết, lá dong còn ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Gỗ tần bì được yêu thích và sử dụng rất phổ biến trong trang trí và thiết kế, ngoài ra loại cây này còn có thể dùng để chữa bệnh.
Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy, là món quà quý giá từ thiên nhiên cho nhiều tác dụng trong y học, dược liệu cho nhiều bài thuốc.
Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn là một loài cây cỏ mọc hoang, bạn có thể nhìn thấy loài cây này khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, điều trị vết thương và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Lức dây là cây thuốc Nam quý trong dân gian Việt Nam, cây này thường mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo.
Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc, có thể hái lá gần như quanh năm.
Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng được biết đến với dáng đẹp, sắc hoa lãng mạn, hầu như không phải chăm sóc, tán rộng, che nắng tốt nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng trong y học.
Cây thầu dầu - Tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Cây thầu dầu - Tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Thầu dầu là một vị thuốc tốt thường thấy trong dân gian với công dụng nhuận trường, chữa táo bón, thông tiện và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên hạt thầu dầu lại có chứa độc tính nguy hiểm cần phải được loại bỏ trước khi sử dụng.
Cây mận - Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây mận - Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh

Mận là loại cây ăn quả phổ biến, các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Cây đại kế - Vị thuốc nam trị nhiều bệnh

Cây đại kế - Vị thuốc nam trị nhiều bệnh

Cây đại kế có vị ngọt, đắng, tính mát, vào kinh tâm và can, có tác dụng làm mát máu (lương huyết), cảm máu, tán ứ, tiêu sưng tấy.
Cúc hoa vàng - Lợi ích và lưu ý khi sử dụng

Cúc hoa vàng - Lợi ích và lưu ý khi sử dụng

Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh, phế, can và thận, có tác dụng tán phong thấp, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt.
Cây đơn lá đỏ - Vị thuốc quý trong Đông y

Cây đơn lá đỏ - Vị thuốc quý trong Đông y

Cây đơn lá đỏ có tác dụng thanh nhiệt, chỉ thống, khu phong trừ thấp và lợi tiểu. Nhân dân thường dùng lá đơn đỏ để chữa đau nhức xương khớp, tiêu chảy lâu ngày
Cỏ seo gà - Vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả

Cỏ seo gà - Vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả

Không chỉ là một trong những loại rau và thảo mộc được sử dụng rộng rãi, cây cỏ seo gà còn là loại thảo dược dùng để chữa bệnh.
Bài thuốc Đông y từ cây bòng bong

Bài thuốc Đông y từ cây bòng bong

Cây bòng bong có đặc điểm, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh sỏi đường tiểu, sỏi mật, thủy thũng, viêm thận, mụn nhọt sang lở, bỏng da….
Tác dụng trị bệnh của hạ khô thảo

Tác dụng trị bệnh của hạ khô thảo

Hạ khô thảo có vị cay đắng, tính hàn, quy kinh can đởm. Tác dụng minh mục, tiêu ứ, tán uất kết, thanh can hỏa, giải trừ nhiệt độc ở âm hộ và tử cung, chữa loa lịch, tiêu sưng.
Ích mẫu - Vị thuốc quý cho phụ nữ

Ích mẫu - Vị thuốc quý cho phụ nữ

Theo y học cổ truyền , ích mẫu có tác dụng hành huyết thông kinh, lợi thủy tiêu thũng, thanh can nhiệt, ích tinh, giải độc.
Kim tiền thảo - Đặc điểm, công dụng và bài thuốc trị bệnh

Kim tiền thảo - Đặc điểm, công dụng và bài thuốc trị bệnh

Kim tiền thảo là vị thuốc quý giúp trị sỏi thận, sỏi mật, lợi tiểu, bào mòn sỏi, có ít tác dụng phụ nên an toàn khi sử dụng lâu dài.
Xích đồng nam - Vị thuốc quý cho sức khỏe

Xích đồng nam - Vị thuốc quý cho sức khỏe

Xích đồng nam là loài cây bụi mọc hoang ở nhiều nơi, có tác dụng chữa nhiều bệnh như bạch đới khí hư, vàng da, tê thấp, kinh nguyệt không đều…
Cây vọng cách - Rau gia vị, vị thuốc quý

Cây vọng cách - Rau gia vị, vị thuốc quý

Lá cây vọng cách được sử dụng làm rau gia vị trong ẩm thực và dùng để phòng ngừa chữa một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động